Năm 2030, thế giới sẽ ra sao?

QĐND - Chưa đầy hai thập kỷ nữa, theo dự báo của các nhà khoa học, ở tất cả mọi lĩnh vực, thế giới sẽ thay đổi khủng khiếp…

QĐND - Chưa đầy hai thập kỷ nữa, theo dự báo của các nhà khoa học, ở tất cả mọi lĩnh vực, thế giới sẽ thay đổi khủng khiếp…

Về tốc độ đô thị hóa, theo kết quả cuộc nghiên cứu về thực trạng của các thành phố lớn trên thế giới do Liên hợp quốc thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Định cư của nhân loại, đến năm 2030, 60% dân số toàn cầu sẽ sinh sống tại các thành phố lớn. Đó là viễn cảnh dễ thấy khi mỗi tuần thế giới lại có thêm một thành phố với dân số 1 triệu người. Trong những năm gần đây, người ta chứng kiến châu Á-Thái Bình Dương trải qua cuộc đô thị hóa với tốc độ chóng mặt: Để dân số tăng thêm 8 triệu người thì Luân Đôn phải mất ít nhất là 130 năm nữa trong khi Băng Cốc cần 45 năm, Xê-un chỉ cần 25 năm.

Đến năm 2030, sẽ có 60% dân số thế giới sống ở thành thị. Ảnh: anhso

Năm 2030, thế giới sẽ thiếu nguồn năng lượng, nguồn nước và lương thực. Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay, trên Trái Đất có gần 1,8 tỷ người đại diện cho tầng lớp trung lưu có khả năng mỗi ngày chi 10 đến 100USD. Đến năm 2030, tầng lớp xã hội này sẽ có gần 5 tỷ người. Những người thuộc tầng lớp trung lưu muốn có ngày càng nhiều tiền và ngày càng nhiều hàng hóa. Để sản xuất các mặt hàng đó phải có đủ nguồn năng lượng. Tuy nhiên, dự trữ khí đốt và dầu mỏ không phải là vô hạn. Thủy điện cũng không thể giải quyết vấn đề này do hiện tượng khí hậu ấm lên phải có nhiều nước để uống và tưới ruộng. Tỵ nạn khí hậu ở Nam Cực, đại dịch cướp đi hàng triệu sinh mạng, mỗi quốc gia chỉ còn cố đấu tranh để sinh tồn, thế giới năm 2030 có thể sẽ như thế theo cảnh báo của nhiều chuyên gia. Nhưng chúng ta cũng có thể chứng kiến những viễn cảnh đẹp, như sa mạc Xa-ha-ra trở thành ốc đảo màu mỡ. Báo cáo tại “Diễn đàn vì tương lai” ở Anh đã đưa ra một số kịch a nhiều tiền để được thải khí CO2. Điều này sẽ thúc đẩy tính sáng tạo. Một dự ábản có thể xảy ra vào năm 2030. Thứ nhất, con người có thể được cứu thoát nhờ công nghệ. Nhiều cải tiến, phát minh ra đời, giúp con người sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và giảm lượng khí nhà kính thải ra đến mức chúng ta hầu như không phải thay đổi lối sống. Kinh tế phát triển không bị kìm hãm. Nhu cầu ngày càng tăng của tròn 8 tỷ con người sinh sống trên Trái Đất vào năm 2030 có thể sẽ được thỏa mãn qua những mô hình kinh doanh và công nghệ mới. Thịt nhân tạo có thể nuôi sống hàng trăm triệu con người. Thứ hai, nền kinh tế của năm 2030 sẽ dựa vào dịch vụ nhiều hơn là công nghiệp. Các công ty sẽ phải bỏ rn không phụ thuộc năng lượng của châu Âu thành công và được áp dụng ở mọi nơi trên thế giới. Con người đi bằng xe đạp thay vì lái ô tô. Các cuộc thương lượng nhằm cho ra đời một thỏa thuận thay thế Hiệp ước Kyoto thất bại. Mỗi vùng trên thế giới đều theo đuổi quyền lợi riêng. Thương mại quốc tế gần như không còn. Giá dầu tăng lên đến 400 USD/thùng. Các hộ gia đình sẽ bị cắt điện nếu sử dụng quá nhiều. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ giảm dần, nhưng con người phải trả giá bằng cách từ bỏ nhiều lợi ích cá nhân. Các hậu quả thảm khốc của tình trạng hủy hoại môi trường dẫn đến nhiều cuộc di dân quy mô lớn. Ngay cả Nam Cực cũng trở thành đích đến của những dòng người lánh nạn. Khoảng 3,5 triệu người sẽ sống ở Nam Cực trong năm 2040…

Trong bản báo cáo đặc biệt do Ngân hàng Standard Chartered công bố, châu Á sẽ dẫn đầu sự phát triển của kinh tế toàn cầu trong 20 năm tới. Theo đánh giá từ ngân hàng này, thời kỳ siêu tăng trưởng bắt đầu từ năm 2000 và sẽ kéo dài ít nhất trong một vài thập kỷ nữa. Đến năm 2030, nền kinh tế thế giới có thể đạt tới mức hơn 300.000 tỷ USD so với mức 62.000 tỷ USD hiện tại. Trên thực tế, kinh tế thế giới đã tăng trưởng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010. Châu Á sẽ dẫn đầu trong sự phát triển của kinh tế toàn cầu trong 20 năm tới.

Ngọc Mỹ (Tổng hợp từ AP, Roi-tơ và ABC)

Nguồn QĐND: http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/91/68/77/77/77/168478/Default.aspx