Mỹ chuẩn bị bom tấn công Iran?

VIT -Tờ The Herald Scotland khẳng định hàng trăm quả bom có sức công phá lớn với tên gọi không chính thức là “kẻ hủy diệt boong ke” sẽ được chuyển lên tàu từ Califonia đến hòn đảo Diego Garcia của Anh ở Ấn Độ Dương. Từ đó, nguồn tin này rút ra kết luận, Mỹ có thể đang chuẩn bị một cuộc tấn công Iran.

Theo các chuyên gia nước ngoài, việc vận chuyển bom có sức công phá mạnh dùng để tiêu diệt các cơ sở dưới lòng đất đến đảo Diego Garcia khẳng định rằng, trong thời gian tới, Mỹ có thể tấn công Iran. Hòn đảo này được Mỹ sử dụng để tấn công Iraq trong những năm 1991 và 2003. Kho vũ khí quân sự tích lũy trên đảo đủ để hủy diệt một nghìn mục tiêu tại Iran. Các chuyên gia Nga tin rằng, nỗ lực này buộc Iran phải đàm phán với phương Tây về việc từ bỏ công nghệ hạt nhân. “Tiêu diệt hoàn toàn Iran” Vào tháng 1, chính phủ Mỹ đã kí hợp đồng vận chuyển 10 container vũ khí tới đảo này. Theo bảng kê khai hàng hóa của Lực lượng Hải quân Mỹ, container có chứa 287 quả bom được dùng để hủy diệt các công trình dưới lòng đất. Những chi tiết cụ thể của bản hợp đồng được quân đội Mỹ công bố qua website về đấu thầu quốc tế. Công ty đối tác trong hợp đồng là Superior Maritime Services, có trụ sở tại bang Floria và thực hiện hợp đồng với khoản chi phí 699.000 USD. Ngoài bom, trong container còn có hàng nghìn thiết bị quân sự mà được vận chuyển từ thành phố Concord bang Califonia. Trong số các quả bom, có 195 quả thuộc bom mang đầu đạn thông minh Blu-110, 192 quả còn lại là bom hạng nặng 2000lb Blu-117. Các chuyên gia cho rằng, các thiết bị này dùng để tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran, nhiều cơ sở trong số đó nằm dưới lòng đất. Sự thực là, những lập luận về khả năng tấn công Iran của Mỹ được đưa ra từ vài năm trước, nhưng trong thời gian gần đây, nguồn tin này cho rằng, hy vọng giải quyết sự bất đồng của phương Tây và Iran bằng con đường ngoại giao đang tan biến. Tehran khẳng định, Iran đang phát triển công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình và không nhằm mục đích sản xuất plutonium để chế tạo vũ khí. Nhưng cộng đồng quốc tế không hài lòng với việc Iran che giấu chương trình hạt nhân của mình, cũng như kế hoạch xây dựng 10 nhà máy làm giàu uranium đầy tham vọng của chính quyền Tehran. Mỹ được phép sử dụng hòn đảo Diego Garsia theo hiệp ước từ năm 1971. 2.000 cư dân địa phương bị ép chuyển khỏi vùng này đến Mauritius và Seychelles. Hiện nay, ngoài lính Mỹ, căn cứ này còn có 3.200 người, cũng như máy bay, trong đó có máy bay ném bom B-52. Còn vào năm 2007, giới truyền thông đưa tin, các máy bom ném bom được chế tạo theo công nghệ “tàng hình” cũng được trang bị cho hòn đảo với các quả bom có sức công phá mạnh nhằm tiêu diệt boongke. Theo nhà một nghiên cứu chính trị người Anh, Mỹ “đang chuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn Iran. Các máy bay ném bom của Mỹ hiện nay sẵn sàng phá hủy 10 nghìn mục tiêu tại Iran chỉ sau vài giờ đồng hồ”. Mặc dù sẵn sàng tấn công quân sự, nhưng quyết định cuối cùng vẫn là của Tổng thống Barack Obama. Chuyên gia người Anh tin rằng, ông Obama sẽ có lợi hơn khi ra lệnh tấn công quân sự Iran trước khi nước này “động” đến Israel - mục tiêu chính của Iran trong trường hợp nảy sinh căng thẳng ở Trung Đông”. Chuyên gia quân sự Ian Davis thuộc Trung tâm nghiên cứu độc lập Nato Wach cũng cho rằng, việc vận chuyển bom đến đảo Diego Garsia quả thực chứng tỏ rằng Mỹ đang chuẩn bị cuộc tấn công bất ngờ vào Iran. Theo ông, chính quyền Mỹ cần "giải thích rõ kế hoạch sử dụng những vũ khí này”. Ông còn cho rằng, Bộ Ngoại giao Anh cần đưa ra lời giải thích về việc sử dụng đảo Diego Garsia để tấn công Iran. London từng tuyên bố nếu chính quyền Mỹ muốn sử dụng căn cứ Diego Garcia để thực hiện các cuộc tấn công phòng vệ hay nhằm vào một nước thứ 3 thì Washington phải có được sự chấp thuận của chính quyền Anh trước khi hành động. Tuy nhiên, trong cuộc chiến Iraq, chính quyền Bush đã sử dụng căn cứ này làm một trong những bàn đạp tấn công Iraq, còn việc có được London chấp thuận hay không vẫn là một bí ẩn. Về phần mình, chuyên gia Scotland Alan McKinnon nói thêm, lời nói văn hoa mới đây của Washington về Iran nhắc chúng ta nhớ lại rằng, những lời nói như vậy cũng đã vang lên trước khi Mỹ đưa quân sang Iraq vào năm 2003. Mỹ đã sử dụng đảo Diego Garsia trong cuộc chiến đó, cũng như trong cuộc chiến tại vùng Vịnh vào năm 1991. “Làm Tổng thống Iran hoảng sợ” Về quan điểm của Iran, chính quyền nước này nhiều lần hứa sẽ đáp trả bất kì cuộc xâm lược nào. Chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Các vấn đề chính trị Nga Maxim Minaev tin rằng, các vấn đề của Iran có thể giải quyết bằng con đường đàm phán. “Khi Mỹ chưa kết thúc chiến dịch tại Iraq, thì họ sẽ không thực hiện chiến dịch quân sự tại Iran”, ông Minaev nói. Ông nhắc lại, theo chiến lược quân sự của Mỹ, nước này không thể tiến hành quá 2 cuộc chiến cùng một lúc. Và quan điểm này chấm dứt bất cứ cuộc thảo luận nào về khả năng tấn công Iran. Trong trường hợp tấn công từ đảo Diego Garsia thì Mỹ sẽ phải nhằm vào mục tiêu khác để xâm lược quân sự: Iraq hay Ả Rập Xê-út. Lãnh đạo của các nước này phản đối việc Mỹ xâm lược Iran, còn Ả Rập Xê-út chính thức không cho phép sử dụng không phận của họ cho chiến dịch trên. “Tất cả điều này cho thấy Mỹ đang có âm mưu tạo áp lực cho Iran thông qua sự rò rỉ thông tin. Tất cả điều này được xem là công cụ của chiến dịch thông tin nhằm đe dọa Tổng thống Iran để lãnh đạo nước này phải đàm phán trực tiếp với Washington”, Maxin Minaev cho biết. Ông cũng nghi ngờ rằng, việc vận chuyển vũ khí mới đến đảo có thể dùng để tấn công Iran. Ông Minaev không loại trừ khả năng bước tiến này của người Mỹ chỉ nhằm khôi phục tiềm năng chiến đấu của căn cứ trên đảo Diego Garsia. “Đây là âm mưu giàng buộc vấn đề kỹ thuật liên quan đến các trang thiết bị của Lực lượng Không quân Mỹ, với tình hình chiến lược xung quanh vấn đề Iran”, ông Minaev tổng kết.

Nguồn VITINFO: http://vitinfo.com.vn/muctin/quocte/la74284/default.htm