Mực viết, bí mật phơi bày

Liệu rằng có đúng hay không khi mực, như một vật thiêng được sùng bái, nó kén bút, chuộng cái này coi rẻ cái kia?

Liệu rằng có đúng hay không khi mực, như một vật thiêng được sùng bái, nó kén bút, chuộng cái này coi rẻ cái kia? Không đến nỗi thế. Mực nước, mực rắn, mực hóa học… Mực nước được dùng cùng với bút sậy (Ai Cập) và bút lông (Trung Hoa) cách đậy đến 50 thế kỷ. Loại mực đó có thành phần chủ yếu là than dưới dạng bồ hóng hay muội đèn, hoặc dạng keo động vật, giúp mực không bay hơi khi đã khô. Cách đây 1700 năm, phương pháp chế tạo mực rắn dưới dạng thỏi, bánh của người Trung Hoa đã là một bước nhảy đáng kể. Khi cần mực để viết, chỉ việc cạo lấy một ít mực từ thỏi rồi hòa tan với nước. Đến tận bây giờ, loại mực này, cùng với cọ và bút tre, vẫn còn được sử dụng trong nghệ thuật thư pháp cổ truyền ở Đông Á, có trong những finely-made writing sets (hộp bọc gấm thêu đựng “văn phòng tứ bảo”). Sau đó, vào thế kỷ 11, người Trung Quốc phát triển phương pháp in bản kẽm với thứ mực đậm đặc hơn, và có lẽ có trước phương pháp in trượt của Johannes Gutenberg đến bốn thế kỷ. Các thợ sao chép ở Âu châu thời Trung cổ rất chuộng giấy da cừu để lưu trữ văn bản, thế nhưng mực than lại không “ăn” vào da do nhờn. Vì thế, vào khoảng thế kỷ 19, mực iron gall đã được đưa vào sử dụng. Loại mực này được chế tạo từ hỗn hợp tannic acid và muối sắt (Fe II Sulfat). Khi mực tiếp xúc với giấy da, một phản ứng hóa học chậm giữa acid và muối diễn ra, tạo thành một hợp chất màu sậm thấm vào da, nên chữ viết bám vào đó vĩnh viễn. Ở Âu châu, bút lông và mực iron gall là tiêu chuẩn cho việc viết tay trong suốt phần lớn thế kỷ 19, được sử dụng trong nhiều tác phẩm văn học và lịch sử quan trọng. Giữa thế kỷ 19, vừa đúng lúc nền công nghiệp bút máy đang phất lên, thì loại mực chế tạo từ ammoniac trên cơ sở công nghệ nhuộm aniline bắt đầu xuất hiện; đây cũng là tổ tiên của hầu hết các loại mực hiện nay. Người ta có thể làm ra một dãy màu sắc chưa từng có từ loại mực này, và nó cũng ít ăn mòn giấy bút. Thế nhưng, thiếu sót của nó là dễ phai màu dưới ánh sáng mạnh và cũng dễ lem mực bởi hơi nước; cả màu sắc cũng không được đậm như mực in và mực vẽ. Trong suốt thế kỷ 20, các nhà làm mực đã học cách tạo ra thêm các màu mới, như là thêm vào mực những chất mới như chất kháng nấm mốc, chất tẩy và nhiều chất làm đặc hiện đại để cải thiện phẩm chất và tuổi thọ sản phẩm. Những bình mực “cỡ cá nhân” tiêu biểu chứa 60ml. Cỡ bình lớn lỗi thời khi bút bi ra đời, nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy loại thật to vintage bằng nhựa, thủy tinh, và thậm chí bằng gốm; và một số nhà sản xuất như Pelikan vẫn bền bỉ bán cỡ mực này. Cây bút đầu tiên dùng mực ống được JiF Waterman (nhánh độc lập của hãng Waterman ở Pháp) đưa ra thị trường cuối thập niên 30 thế kỉ 20; từ đó mực ống trở nên phổ biến và được sử dụng trong phần lớn những loại bút hiện nay. Dùng mực cùng hiệu với bút là bắt buộc? Có những nhà sản xuất tuyên bố sẽ hủy bỏ giá trị bảo hành bút nếu người mua sử dụng một loại mực khác hiệu. Điều đó hoàn toàn không là vấn đề. Bút sẽ không có bất cứ hư hỏng nào miễn là bạn sử dụng sản phẩm của các nhà chế tạo mực chuyên nghiệp như Private Reserve hay J. Herbin. Phải chắc chắn rằng cái bạn mua có dán nhãn “fountain pen ink”. Mực Vintage - có nên sử dụng? Câu trả lời là có thể. Tuy những nhà sản xuất mực hay tuyên bố rằng nên vứt đi những bình mực đã hơn 2 năm khôg sử dụng, thì nhiều người vẫn sử dụng những loại mực vintage có từ thập niên 30 thế kỷ 20 (thậm chí còn có sớm hơn nữa). Có rất nhiều người sau khi dùng hết mực vintage, họ vẫn giữu lại bình như để tạo thành bộ sưu tập của mình. Màu mực lý tưởng cho bút máy Các màu mực bút máy thông thường như đen, xanh đen, đen “thuần”, đỏ, turquoise, xanh lá, và nâu. Ngoài ra, còn có thêm màu xám, tím, cam và những màu phong phú khác nữa. Màu Bleu Azur lạ lùng hiệu J.Herbin, nhạt đến nỗi khó thấy trên nhiều loại giấy. J.Herbin đã có một dải màu đa dạng nhất, và gần như tất cả đều phản ứng tốt với hầu hết bút (nên thận trọng không dùng loại mực chế tạo từ kim loại của J.Herbin, loại này chỉ dùng cho bút chấm mực - dip pen). Có những loại mực sẽ làm đổi màu plastic vĩnh viễn. Nếu sở hữu một cây bút quý với thân bút trong suốt hay trong mờ (như Parker Vacumatic, Pelikan kiểu cũ hay một cây “demonstrator”) người dùng nên cẩn thận. Nói chung, mực màu xanh và đen vẫn là chuẩn nhất; những màu như tím, đỏ, cam… có thể đổi màu rất nhiều ngay cả khi bị phơi sáng trong thời gian rất ngắn. Có một quy luật chung, là mực càng bão hòa màu cao thì dường như khả năng đổi màu càng cao. Những người “thèm” mực có màu đen đậm hơn có thể dùng loại mực phân phối không thường xuyên như Platinum Carbon Black hay Pelikan Fount India; loại mực này sẽ không làm hỏng bút (dù có đôi khi mực chảy xuống rất nhanh, buộc phải lau chùi bút kỹ lưỡng sau mỗi lần sử dụng), và lúc khô thường có nét óng ánh như mực Nho. Xem màu mực Hầu hết các loại mực đều có dán ngoài cho biết màu mực bên trong. Tuy nhiên, người sử dụng cũng nên biết rằng những nhãn màu đó không đáng tin cậy lắm. Cả J. Herbin lẫn Private Reserve, Noodler’s hay đưa ra những bảng màu mực trên trang web của họ, bạn có thể tham khảo và đối chiếu các màu của các hiệu khác nhau. Có lẽ, cách duy nhất để biết được một màu mực sẽ trông như thế nào khi viết ra, mà chưa từng thử qua hay mua, là xem các mẫu chữ viết thực sự. Grag Clark, cũng một người mê bút máy, đã bán một quyển sách độc đáo, có chứa những mẫu mực thực tế của hơn 300 loại mực có trên thị trường, được viết lên loại giấy cao cấp. Cuốn sách này cũng có chưa thông tin về độ pH, độ kháng nước (water resistance), tính chất phai màu dưới ánh sáng của mực. Cuốn sách trình bày khá công phu này (gần 40 đô la) rất đáng mua, và cần phải có đối với những người yêu bút mực. Pha trộn mực - ý tưởng không tồi? Hai công ty có số lượng mực cung cấp phong phú nhất có ý kiến trái chiều nhau. J. Herbin có in lời khuyên trên mỗi vỏ hộp, rằng bạn đừng bao giờ thử pha trộn mực. Mực J. Herbin có thành phần cấu tạo đặc biệt hơn các hiệu mực khác, nên lời khuyên này là hợp lý. Trái lại, Private Reserve thực lòng khuyến khích bạn nên thử nghiệm việc pha trộn mực, để tạo ra những màu mới (như chính họ cũng đã làm), thậm chí còn bán cả những ống tiêm, cốc, bình, v.v… hữu ích cho bạn khi pha trộn mực. Tuy nhiên, nên chú ý để không xảy ra những phản ứng hóa học làm thay đổi trạng thái ban đầu của mực. Tìm mua mực tại đây: http://www.pendemonium.com/ và http://www.swisherpens.com/ Nguồn Vietpens

Nguồn DVT.vn: http://dvt.vn/20101113090047294p0c42/muc-viet-bi-mat-phoi-bay.htm