Múa

Con công đẹp nhất khi múa, phụ nữ hấp dẫn nhất khi chuyển động, đàn ông mạnh mẽ nhất khi tướng đi trầm ổn mà lại đĩnh đạc. Nghĩa là trong mơ hồ tư duy, sự biến chuyển hình thể luôn mang lại những gợi cảm đặc biệt. Múa, tương tự vậy.

(Ảnh minh họa)

1. Bách khoa Toàn thư Mở Wikipedi định nghĩa, “Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể để phản ánh tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Nguồn gốc của nghệ thuật múa chính là những hành động của con người trong đời sống, trong quá trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên. Từ đó, các động tác múa có những thay đổi, cải tiến, đi đến khái quát nghệ thuật. Trong tiếng Việt, tùy tính chất của múa mà mỗi loại hình được gọi bằng các tên khác nhau như: nhảy, múa, khiêu vũ..., trong đó khiêu vũ thường hướng đến dùng hoạt động cơ thể để diễn đạt theo âm nhạc nhằm chuyển tải những nội dung, tình cảm, suy nghĩ và ý tưởng. Đặc trưng của múa là động tác, đội hình đều cách điệu. Múa cũng thường đi đôi với âm nhạc”.

Ôn Thụy An, ngũ đại danh gia võ hiệp Trung Quốc, từng được xem là tri kỷ của Kim Dung tiên sinh, tri âm của Cổ Long tiên sinh, từng vì ám ảnh một pha múa may mà viết lên như gấm như hoa trên nền trời thanh ưu cao nhã.

Cảnh múa của Ôn Thụy An trong Ôn Nhu Nhất Đao đầy cảm hứng và diễm lệ, “Bạch Sầu Phi cũng cảm thấy có chút ngượng ngập, vì vậy nói, “Điền cô nương, đứng trước cảnh đẹp ngày lành như vậy, cô có thể đàn một bản không?”. Điền Thuần nghiêng đầu, cười hỏi, “Làm sao công tử biết tôi biết đánh đàn?”. Bạch Sầu Phi nói, “Ngón tay xinh đẹp như vậy, không biết đánh đàn mới là chuyện lạ”. Điền Thuần nói, “Ai nói vậy, mười ngón tay này của tôi còn có thể giết người đó”. Dứt lời nàng nhẹ nhàng đứng dậy. Bạch Sầu Phi vẫn cười trêu chọc, “Ta tin, ta tin”.

Điền Thuần lấy ra một chiếc đàn cổ như bị cháy sém, búng lên dây đàn vài cái. Vương Tiểu Thạch bật thốt lên, “Đàn tốt”. Điền Thuần khẽ cười. Tiếng đàn như nước chảy phát ra từ mười ngón tay lả lướt, như giang sơn tuế nguyệt, nhân sinh đằng đẵng, đường dài xa xăm, bờ cõi mênh mông. Bạch Sầu Phi nhịn không được khẽ khen một tiếng, “Đàn thật hay”.

Vương Tiểu Thạch nhất thời hứng thú, liền móc ra một ống tiêu làm bằng trúc tương phi, hòa tấu cùng với tiếng đàn. Bạch Sầu Phi cũng nhịn không được bắt đầu nhảy múa. Dưới ánh trăng, tay áo của y tung bay như muốn theo gió trở về, hát một ca khúc quen thuộc dễ dàng nhận ra khi vừa nghe tiếng đàn tiếng tiêu.

Trên sông, dưới trăng, trong gió, tại thuyền, một tiêu một đàn, say sưa ca múa, hứng hết ý vẫn còn. Ca khúc đã dừng, ba người đều nhìn nhau cười”.

Hiệp khách giang hồ thống khoái nhất là gì, là tiêu dao tự tại. Bất chấp mấy kẻ cuồng ngôn thường hay quy kết, “Thân tại giang hồ thân bất do kỷ”.

Kiếm dùng để giết người, kiếm cũng dùng để múa. Đao dùng để giết người, đao cũng dùng để múa. Liên miên kỳ tuyệt, thập phần kiêu hãnh.
Tiếu ngạo Giang hồ của Kim Dung tiên sinh cũng có đoạn kiếm ý đầy bẽ bàng nhưng lại vô cùng mỹ ý, “Đông Phương Bất Bại, hôm nay, ta múa kiếm cho người xem được không?” Nói xong, Lệnh Hồ Xung đem dây cột tóc màu tím kia quấn quanh cổ tay, sau đó rút ra trường kiếm liền múa. Đông Phương Bất Bại nhìn trong chốc lát, cúi đầu cười, thân hình chớp động đồng thời vung dây cột tóc màu lam trong tay, cùng Lệnh Hồ Xung múa kiếm.

Tay chơi Lưu Ngao, vốn được gọi là Hán Thành Đế, khét tiếng dâm ô trụy lạc. Hán Thành Đế là thái tử của Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế thích nhất là âm nhạc, thích nhì là ca múa. Đặc biệt, nghiện tiếng tiêu ngang nghiện phù dung.

Vậy mà, giống rồng lại sinh ra tạp chủng...

“Phù sinh lãng tích tiếu minh nguyệt!” Lệnh Hồ Xung vừa nói vừa đâm một kiếm tới, chỉ thấy Đông Phương Bất Bại hơi nghiêng người tránh thoát, dây cột tóc vung lên liền cuốn lấy trường kiếm “Thiên sầu tán tận nhất kiếm khinh!”. Hai người nhìn nhau cười, trong tay đồng thời vận lực, trường kiếm cùng dây cột tóc tách ra, Lệnh Hồ Xung lại sử xuất một chiêu, đồng thời dưới chân khẽ động, đem bầu rượu đá lên giữa hai người”Thanh phong nguyệt gian nhất hồ tửu!”. Đông Phương Bất Bại dùng hai ngón tay kẹp lấy thân kiếm, dây cột tóc tung lên, liền đem bầu rượu cuốn lấy kéo về trên tay mình “Bồi quân tiếu túy tam thiên tràng!” Nói xong ngửa đầu uống một ngụm rượu rồi sau đó lại ném cho Lệnh Hồ Xung.

Liền cứ như vậy múa kiếm uống rượu, cho đến khi bầu rượu cạn đáy, hai người đồng thời thu tay sau đó dưới chân dịch chuyển, liền nhất tề nằm ngửa trên ruộng lúa mạch. “Ha ha, thật sự là thích a, đã lâu không được vui vẻ như vậy!” Lệnh Hồ Xung mỉm cười nhìn Đông Phương Bất Bại”.

Tất nhiên, đã múa thì không nên múa kiếm, lại càng không nên múa đao. Năm xưa, điển tích Yến Hồng Môn kiếm vũ đao vũ khiến Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ một đời anh hùng vùi thây đồng vắng. Chỉ có tiếng hát của người múa gươm là Hạng Trang còn mãi, “Tráng sĩ thanh gươm ấp mộng đời / Công hầu khanh tướng chỉ trò chơi / Gươm thiêng nhuộm máu say men rượu / Hồ hải tung hoành tít dặm khơi / Ai người tri kỷ / Nâng chén đầy vơi / Cuộc cờ sẩy mấy buông lơi / Ăn năn thì đã muộn rồi còn chi”.

Kẻ trót làm quan trong kinh thành, thường làm vẩn đục ý múa bằng những điển tích Huyết yến như vậy. Tự xưa đã thế, ngày nay cũng thế.
Thật đáng buồn.

2. Ngày ấy, tao nhân mặc khách, hồng phấn giai nhân đều phải biết múa. Ấy là chuyện bên Tàu, còn bên xứ mình đọc sách thấy tao nhân mặc khách toàn hút thuốc phiện, ăn thịt chó với đánh tổ tôm.

Vào thuở 2006, đạo diễn Phùng Tiểu Cương quy tập một lúc đến mấy đại danh của Trung Hoa cho bộ phim Dạ Yến. Phim này, coi bao hay. Cảnh hay nhất không phải là máu đổ đầu rơi, cảnh hay nhất không phải là âm mưu hoàng tộc, mà cảnh hay nhất chính là những kẻ bỏ chốn triều ca ẩn cư hát múa. Ngay khi chết tay vẵn thoăn thoắt một điệu cầu hoàng. Ai còn nghi ngờ sức quyến rũ của múa thì cứ tìm phim này xem để dễ mường tượng.

Tay chơi Lưu Ngao, vốn được gọi là Hán Thành Đế, khét tiếng dâm ô trụy lạc. Hán Thành Đế là thái tử của Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế thích nhất là âm nhạc, thích nhì là ca múa. Đặc biệt, nghiện tiếng tiêu ngang nghiện phù dung.

Vậy mà, giống rồng lại sinh ra tạp chủng. Hán Thành Đế lên ngôi chỉ khoái mỗi một món là gái đẹp. Trong tay Hán Thành Đế vài nghìn phi tần không tính, chung quy chỉ có hai người ngọc là Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức. Hán Thành Đế tấn phong Triệu Phi Yến là Hoàng hậu còn Triệu Hợp Đức là Chiêu nghi.

Tương truyền, cả Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức đều có mùi hương lạ, mà ngay cả bây giờ có bỏ hàng đống tiền mua nước hoa thì từ hot girl cho đến hoa hậu cũng đừng mong sở hữu loại hương thơm này. Tôi đọc thấy có chép, người Trung Quốc thời vua chúa có phương thuốc bí truyền, trinh nữ uống vào cơ thể sẽ tiết ra mùi thơm, có điều đã uống thì vĩnh viễn không thể có con được nữa. Lại có sách khác chép, bé gái mới sinh có lớp lông mịn nhỏ sát da, càng lớn người càng thơm, mùi thơm không gì có thể so sánh được.

Chắc là Triệu Phi Yến lẫn Triệu Hợp Đức uống thuốc hương liệu rồi, người đã thơm phưng phức lại còn rành các thủ thuật phòng the bí truyền của mấy cô nàng lầu xanh, hôm nay tôi vui vui, thôi thì chép lại hầu bạn đọc.

Những thủ thuật này, được tài tử Nguyễn Du mượn lời Tú Bà nói với Thúy Kiều mà tóm gọn thành, “Này con thuộc lấy nằm lòng / Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”.

Vành ngoài 7 chữ gồm, “ Khấp, là khóc lóc để làm cho khách thương. Tiễn, là cắt tóc, thề nguyền để làm cho khách tin. Thích, là thích tên khách vào cánh tay mình để khách yêu thương. Thiêu, là đốt hương thề nguyền với khách. Giá, là hẹn hò với khách. Tẩu, là giả rủ khách đi trốn. Tử, làm ra bộ liều chết để khách thương yêu, tin cẩn.

Tám nghề, gồm “ Tiếp người bé nhỏ thì dùng cách kích cô thôi hoa. Tiếp người to mập thì dùng cách kim liên song tỏa. Tiếp người nóng tính thì dùng cách đại xiển kỳ cổ. Tiếp người chậm chạp thì dùng cách mạn đả khinh khao. Tiếp người mới vỡ lòng thì dùng cách khẩn thuyên tam trật. Tiếp người thạo đời thì dùng cách tả trì hữu trì. Tiếp người si tình thì dùng cách tỏa tâm truy hồn. Tiếp người lạnh lùng thì dùng cách nhiếp thần nhiệm tỏa”.

Cầm bằng vào mấy ngón nghề này, Triệu Phi Yến lẫn Triệu Hợp Đức khiến Hán Thành Đế chết đắm trong hoan lạc.

Tuy nhiên, điểm độc đáo nhất là giai thoại Triệu Phi Yến có thể múa trong lòng bàn tay tráng sĩ. Nghĩa là, gót chân nhỏ đến vậy, vòng eo thon đến vậy, dáng người lơi lả đến vậy. Bây giờ mà có người múa được trong lòng bàn tay, chắc nổi tiếng nhất thế giới luôn.

Mỗi lần Hán Thành Đế buồn bực, thường sai Triệu Phi Yến đứng trên bàn tay của tráng sĩ múa để khuây khỏa ưu phiền. Lần nào, cũng đều hiệu nghiệm.

3. Múa cầu vui, múa cầu hào hoa cũng có. Múa cầu tình, múa cầu danh lợi cũng có. Có điệu múa thoát tục, cũng có điệu múa mất nước.

Tôi nhìn quanh thấy hiện tại người ta cũng thích múa, múa khắp nơi, múa mọi chốn. Có điều, diễn viên chính họ quen miệng gọi là Tiền.

Ấy như câu, “Tiền múa, Chúa cười” vậy!

Lê Tây Côn

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/van-hoa-the-thao/mua/85100