Một số vấn đề cần nắm vững và vận dụng khi chuẩn bị bài giảng lý luận chính trị

- Hiện nay, trong giáo dục học người ta đề cập đến nhiều vấn đề về đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học. Nhiều phương pháp dạy học mới đã đưa ra và đang thực hiện tại các cơ sở giáo dục và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện (quận). Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào người dạy cũng phải chuẩn bị bài giảng. Chuẩn bị tốt bài giảng sẽ quyết định sự thành công của công tác dạy học.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận dạy học, từ thực tiễn công tác và kinh nghiệm rút ra qua các cuộc thảo luận, chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến để các giảng viên tham khảo vận dụng, nhằm xây dựng một bài giảng tốt, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị ở cơ sở. Việc chuẩn bị bài giảng cần thực hiện nghiêm túc qua các bước sau: khi nhận nhiệm vụ, người dạy (giáo viên, giảng viên) cần tìm hiểu, nắm vững các thông tin sau: Dạy bài gì? Trong chương trình nào? Đối tượng học là ai? Trình độ nhận thức của học viên như thế nào? Thời gian thực hiện là bao lâu? (buổi sáng hay buổi chiều)... Đây là những thông tin rất quan trọng mà người dạy cần nắm vững để xử lý bài giảng. Bởi vì, mỗi bài giảng, trong các chương trình có mục đích, yêu cầu khác nhau; nhu cầu học tập (đối tượng học viên) thu nhận kiến thức của các chương trình khác nhau. Vì vậy không thể đem cách dạy của chương trình bồi dưỡng kết nạp Đảng áp dụng vào giảng dạy trong chương trình lý luận chính trị sơ cấp hay chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở. Điều này mỗi giảng viên cần hết sức chú ý, ngay trong một chương trình mỗi bài giảng cũng có những yêu cầu và cách giảng khác nhau, như bài "Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam" với bài "Phấn đấu trở thành đảng viên" trong chương trình bồi dưỡng kết nạp Đảng, khi chuẩn bị và giảng dạy cũng khác nhau. Những thông tin ban đầu giúp giảng viên hiểu biết ban đầu về đối tượng của bài giảng là ai? Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, giảng viên có thể hình dung được một phần những đặc điểm trên tìm ra nhu cầu của người học. Từ đó, sẽ giúp giảng viên xác định mục tiêu, đưa ra phương pháp giảng dạy đáp ứng nhu cầu mong đợi của học viên. - Tùy theo chủ đề của bài giảng, đối tượng học viên để xác định những mục tiêu giảng dạy cần đạt tới. Điều này rất quan trọng giúp giảng viên xác định phương hướng chuẩn bị bài giảng và cũng giúp cho học viên xác định phương hướng học tập, những vấn đề cần tập trung của bài giảng, thúc đẩy sự quan tâm của họ tới việc học tập. chuẩn bị tài liệu, tư liệu. Việc chuẩn bị tài liệu, tư liệu rất quan trọng để xây dựng đề cương bài giảng. Hiện nay, tất cả các chương trình đều có sách giáo khoa, có tài liệu giảng dạy, học tập... Đây là một thuận lợi, nhưng như thế chưa đủ. Vì những tư liệu đó mới chỉ nêu những nét cơ bản (bộ khung của bài học) giảng viên cần tìm kiến thức (tư liệu để minh họa và ví dụ thực tế để chứng minh...). Vì vậy, giảng viên cần chú ý những vấn đề sau: Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước luôn được bổ sung và phát triển phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, người giảng cần trình bày những kiến thức mới, cần phải có tài liệu mới nhất, đây là điều kiện tối thiểu để chuẩn bị bài giảng. Kinh nghiệm trong các Hội thi giảng viên, theo dõi các giờ giảng của một số giảng viên cho thấy, một số giảng viên khi chuẩn bị đề cương bài giảng và trình bày bằng những tài liệu cũ, tư liệu cũ nên bài giảng ít có sức thuyết phục, thậm chí có những sự kiện, vấn đề không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến kết quả giảng dạy của giảng viên và kết quả học tập, nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị của học viên. Cùng với tài liệu (giáo khoa), giảng viên cần phải chuẩn bị những tài liệu tham khảo khác để chuẩn bị bài giảng như: những Nghị quyết mới của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; những bài nói và viết của các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước có liên quan đến nội dung bài giảng; những kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố trên các tạp chí lý luận và tạp chí chuyên ngành những công bố tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, hàng năm, hoặc 6 tháng... để có thêm tư liệu minh họa... Đây là những nguồn tài liệu, tư liệu phong phú, nếu giảng viên biết kết hợp, khai thác để đưa vào bài giảng thì sức thuyết phục, tính hấp dẫn và nội dung bài giảng sẽ rất phong phú sinh động. Để thực hiện vấn đề này, đòi hỏi người giảng viên lý luận chính trị phải thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình phát triển của công tác nghiên cứu lý luận, sự phát triển của các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; những kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội... Phải có sự ghi chép tỉ mỉ hoặc ít ra cũng phải biết vấn đề đó trong cuốn sách nào để khi chuẩn bị bài giảng có thể tra cứu, lấy tư liệu sử dụng. Thí dụ: khi giảng bài “Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong chương trình đảng viên mới” giảng viên cần thu thập tài liệu: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như thế nào, kết quả xóa đói giảm nghèo ra sao? Kết quả phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ hiện nay đạt kết quả như thế nào?, để chứng minh... Như vậy có thể thấy, để chuẩn bị bài giảng những thao tác có tính nghiệp vụ nêu trên, đòi hỏi có tính bắt buộc mà giảng viên phải thực hiện, nếu muốn có bài giảng tốt. Thực tiễn cho thấy: mức độ nông sâu của bài giảng, sự thành công nhiều hay ít của giảng viên phụ thuộc rất lớn vào bước chuẩn bị đầu tiên này. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng: về lý thuyết phải có sự chuẩn bị và tiến hành các bước trên, nhưng có ý kiến cho rằng: trên thực tế có những giảng viên không phải mất nhiều thời gian tiến hành các công đoạn trên mà vẫn có bài giảng tốt. Điều đó được lý giải như thế nào? Thực tế có điều đó, vì lý do sau: do kinh nghiệm làm việc nhiều năm, nên giảng viên đó đã có nhiều kinh nghiệm khi chuẩn bị bài giảng, mặt khác họ thường xuyên tích lũy kiến thức cho bài giảng nên các khâu chuẩn bị được tiến hành nhanh, không mất nhiều thời gian mà vẫn đạt yêu cầu của bài giảng. Tức là những giảng viên đó thường xuyên cập nhật kiến thức và tình hình thực tế có liên quan đến bài giảng. Vì vậy, đòi hỏi giảng viên luôn luôn quan tâm tìm kiếm, tích lũy kiến thức. Như vậy, về nguyên tắc, không giảng viên nào bỏ qua các khâu chuẩn bị bài giảng, còn chuẩn bị như thế nào phụ thuộc vào trình độ kiến thức, năng lực thực tế và kinh nghiệm công tác của từng giảng viên. sau khi đã có những vật liệu được chuẩn bị ở bước thứ nhất, giảng viên phải tiến hành xây dựng cấu trúc bài giảng. Cấu trúc bài giảng hiện nay thường được hiểu là “giáo án” hoặc “đề cương bài giảng”... Đây là một đòi hỏi bắt buộc với tất cả giảng viên, một yêu cầu của lý luận dạy học mà người giảng phải thực hiện. Trong lý luận dạy học, người ta đã nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp dạy học, việc áp dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào trình độ người dạy, đặc điểm đối tượng người học và những điều kiện vật chất khác... Nhưng dù áp dụng phương pháp nào thì người dạy cũng phải chuẩn bị giáo án để trình bày bài giảng. Hiện nay, ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đang sử dụng phương pháp thuyết trình (hay còn gọi là diễn giảng) nên giảng viên cần chuẩn bị tốt giáo án theo phương pháp giảng dạy này. Ở đây chúng tôi xin gợi ý một số vấn đề khi chuẩn bị giáo án, bài giảng theo phương pháp thuyết trình. Cần có quan niệm đúng đắn về giáo án (đề cương bài giảng). Giáo án là một kịch bản, một công cụ không thể thiếu khi lên lớp của người giảng viên. Thực tiễn cho thấy: nếu có một giáo án được chuẩn bị tốt, đầy đủ sẽ đảm bảo thành công của bài giảng. Ngược lại, nếu giáo án (đề cương bài giảng) chuẩn bị chưa đầy đủ, qua loa, đại khái thì việc giảng dạy chắc chắn sẽ không tốt, không đảm bảo đúng yêu cầu, dẫn đến tình trạng “đầu voi đuôi chuột”. Người giảng dễ lúng túng, bị động, gây sự nhàm chán đối với người học, kết quả giảng dạy sẽ không cao, chất lượng, hiệu quả của bài giảng không đạt yêu cầu. Vậy, nên soạn giáo án như thế nào? Qua thực tiễn cho thấy, trong giáo án phải thể hiện được ba phần: Phần mở đầu (mở bài); Phần thân bài (nội dung bài giảng) và phần kết luận. 1. Phần mở đầu gồm những vấn đề sau Tùy theo tính chất, đặc điểm nội dung của bài mà người giảng viên cần đặt ra mục đích, yêu cầu cho sát hợp. Mỗi bài, cũng như mỗi chương trình đều có những yêu cầu riêng, đòi hỏi người giảng phải hết sức chú ý khai thác kỹ đặc điểm này. Đưa ra mục đích yêu cầu quá cao, hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy và học tập của học viên. bài gồm mấy phần, nêu ra từng phần, phần nào cần nhấn mạnh (trọng tâm) để người học chú ý. Người giảng cần trình bày gọn phương pháp thực hiện bài giảng của mình, lưu ý với học viên về phương pháp đó để tạo sự đồng thuận trong quá trình dạy và học, nói cách khác là tạo ra tình huống có vấn đề để lôi cuốn học viên, buộc họ phải tập trung theo dõi. : giảng viên phải nêu lên tài liệu bắt buộc phải có như giáo trình, giáo khoa, tài liệu học tập và.tài liệu tham khảo cần đọc gồm những tài liệu nào? ở đâu? để học viên có điều kiện tìm đọc. 2. Về phần nội dung (thân bài) cần trình bày. Căn cứ vào tài liệu học tập, giáo trình để nêu rõ nội dung gồm mấy phần lớn, trong phần lớn có bao nhiêu phần nhỏ, phần nhỏ gồm những chi tiết nào? Ví dụ, có thể kết cấu như sau: Phần I: gồm có mấy mục (1, 2...),trong các mục có mấy điểm (a, b, c..)... Các phần (I, II, III) cũng như các mục 1; 2; 3 do tài liệu học tập quy định, mỗi giảng viên cần khai thác triệt để và cũng có thể sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu thực tế… Trong các mục (1, 2, 3...) để nhấn mạnh các ý quan trọng cần trình bày, mỗi giảng viên có thể quy định bằng các ký hiệu riêng: (dấu +), hoặc ( dấu *)..., dùng bút nhớ để lưu ý khi giảng… 3. Phần kết luận. Giảng viên cần nêu kết luận ngắn gọn tóm tắt nội dung bài giảng, nhắc nhở điểm cần lưu ý. Đây là công đoạn đòi hỏi giảng viên phải thực hiện nhằm tạo dấu ấn ghi nhớ sâu của người học. Cuối cùng giảng viên phải nêu câu hỏi, hoặc vấn đề chuẩn bị thảo luận, thời gian không nên dài ( tối đa 10 phút), nên kết thúc bài giảng trước giờ quy định khoảng 5-7 phút, không nên giảng quá giờ ... Khi chuẩn bị đề cương bài giảng, nhất là giảng viên mới (chưa có nhiều kinh nghiệm) người giảng cần phân bố thời gian cho từng vấn đề, phân bố càng chi tiết về thời gian và thực hiện nghiêm túc quỹ thời gian đã phân bổ sẽ khắc phục được tình trạng “cháy giáo án”, hoặc tránh được tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, mất cân đối trong việc thực hiện bài giảng... - Giảng viên không nên quan niệm chỉ soạn giáo án một lần là xong, cứ thế đi giảng ở mọi nơi trong dạy học, người ta gọi hiện tượng này là “giáo án chết”. Bởi vì, thực tiễn luôn vận động, phát triển, mỗi lớp học, người học có yêu cầu khác nhau, nên không thể coi chỉ soạn giáo án một lần. Muốn khắc phục tình trạng đó thì người giảng phải điều chỉnh giáo án, luôn bổ sung những tư liệu mới, những sự kiện mới trong giáo án để bài giảng sinh động và gắn với hơi thở của cuộc sống. Đặc điểm của công tác giáo dục lý luận chính trị, lại càng không cho phép chỉ soạn giáo án một lần là xong. Đó là vấn đề người giảng viên cần hết sức lưu ý. Kinh nghiệm cho thấy rằng: khi giảng lần đầu (bài mới cũng vậy), giảng viên càng chuẩn bị kỹ tốt bao nhiêu, thì sẽ thuận lợi khi giảng, lần sau sẽ chuẩn bị sẽ nhanh hơn. Một bài giảng xong mỗi giảng viên cần tự mình rút kinh nghiệm (hoặc nhờ bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ góp ý và tự mình điều chỉnh kịp thời). Trên đây là những gợi ý có tính chất trao đổi một số vấn đề cơ bản để giúp giảng viên nhận thức và chuẩn bị bài giảng. Trên những nét cơ bản đó, từng giảng viên có thể vận dụng và sáng tạo trong phần chuẩn bị của mình. Với những tri thức, kinh nghiệm của mỗi người, với lòng yêu nghề, với tinh thần trách nhiệm cao trước công việc, chắc chắn mỗi người sẽ chuẩn bị tốt đề cương bài giảng, sẽ có bài giảng hay, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục lý luận chính trị trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=461270&co_id=30296