Mỗi năm nên ăn Tết ở một nhà

Mỗi năm, dịp lễ Tết gần kề, con cái trong nhà lại phân vân chuyện năm nay sẽ ăn Tết thế nào, ăn Tết ra sao.

Nếu như ngày xưa, tư tưởng ăn Tết ở nhà nội là hợp với đạo lý truyền thống thì bây giờ đã khác. Khác vì ở chỗ, suy nghĩ của mỗi người cũng thoáng hơn, hiện đại hơn. Và những cô gái làm dâu cũng không còn chịu sức ép gia đình chồng, gò bó trong khuôn phép nhà chồng nhiều như trước nữa. Họ chủ động được về kinh tế, họ có thể quyết định cuộc sống của riêng mình mà không muốn phụ thuộc quá nhiều vào người khác, nhất là những lễ giáo được coi là truyền thống.

Mỗi năm, dịp lễ Tết gần kề, con cái trong nhà lại phân vân chuyện năm nay sẽ ăn Tết thế nào, ăn Tết ra sao. Vợ chồng mệt mỏi vì trạnh luận chuyện ăn Tết ở nhà nội hay nhà ngoại. Cũng có nhiều người cảm thấy bức xúc thay vì mấy năm qua, chưa năm nào được về đón giao thừa cùng bố mẹ. Chuyện ăn Tết ở nhà nội, nhà ngoại vốn đã là đề tài tranh cãi của rất nhiều người.

Các ông chồng và gia đình chồng cùng quan điểm, tất nhiên, họ luôn muốn con cái ăn Tết ở nhà mình. Chồng cũng vậy, chỉ thích vợ về nhà mình vì với gia đình vợ, họ coi như khác. Còn bố mẹ chồng lại mặc nhiên chuyện làm dâu phải ăn Tết ở nhà mình là chuyện đương nhiên, không có gì phải bàn cãi.

Tư tưởng ấy hoàn toàn hợp lý và hợp với đạo lý, không đi lệch truyền thống. Bởi đơn giản, việc về nhà ngoại ăn Tết cũng không phải là về cả cái Tết. (ảnh minh họa)

Nhưng bây giờ, các cô con dâu đã thay đổi tư tưởng ở nhà nội bằng cách quy đinh rõ, 1 năm ăn Tết ở nhà nội thì 1 năm sau phải ăn Tết ở nhà ngoại. Vì bố mẹ nào cũng là bố mẹ. Anh có bố mẹ của anh, tôi cũng có bố mẹ của tôi. Nội ngoại đôi bên công bằng với là hợp tình hợp lý. Gia đình chồng muốn con trai họ ở nhà ăn Tết nhưng nhà ngoại cũng muốn con gái về quê ăn Tết cùng với ông bà. Nhất là khi con gái đi lấy chồng xa, đã lâu không được về cùng với bố mẹ. Toàn ở nhà chồng, nhà ngoại được bao nhiêu. Nên Tết là dịp tốt nhất, được nghỉ dài nhất để ông bà, con cháu quây quần. Và giao thừa là giây phút sum vầy hạnh phúc. Và tất nhiên, hạnh phúc phải san sẻ, không thể một người hưởng hết còn người kia không có gì.

Ngày trước, con dâu mà đòi về nhà ngoại ăn Tết, bố mẹ chồng sẽ lập tức bác bỏ, không đồng ý. Nhưng bây giờ, các cô con dâu kiên quyết. “Bố mẹ con cũng mong các cháu về ăn Tết với ông bà, thế nên, từ bây giờ con xin phép bố mẹ, cho chúng con được ăn Tết so le. Một năm ở nhà ngoại, 1 năm ở nhà nội để tình cảm mến thân giữa đôi bên, con cháu cũng được gần gũi bố mẹ”.

Tư tưởng ấy hoàn toàn hợp lý và hợp với đạo lý, không đi lệch truyền thống. Bởi đơn giản, việc về nhà ngoại ăn Tết cũng không phải là về cả cái Tết. Chỉ là đón giao thừa cùng với nhà ngoại. Còn sau vài ngày vẫn về nhà nội, vẫn sum vầy với ông bà nội.

Con dâu bây giờ đã không như trước. Họ sống thoáng hơn, cũng biết cách nói chuyện để chồng, và bố mẹ chồng hiểu hơn việc này. Vả lại, tư tưởng ấy phải có người bắt đầu thì những người sau mới làm theo và những người khác mới dễ dàng chấp nhận. Cứ bắt con dâu ăn Tết ở nhà mình mà không năm nào được về nhà ngoại, quả là điều không công bằng. Ai cũng có bố có mẹ, ai cũng muốn được về quê ăn Tết, vậy tại sao không cho con gái về ăn Tết với bố mẹ đẻ của mình mà lại cứ mãi tuân thủ theo quy định của cuộc sống vốn đã cổ hủ.

Cuộc sống cần có sự công bằng nên chuyện về quê ăn Tết nhà nội, nhà ngoại cũng nên công bằng ngay từ bây giờ để con cháu được san sẻ tình yêu thương với cả đôi bên gia đình. (ảnh minh họa)

Nghĩ cảnh bố mẹ năm nào cũng trông mong con gái phút giao thừa rồi lại nghĩ, không biết bây giờ con đang làm gì, cháu có khỏe không mà xót xa trong lòng. Giây phút ấy, ai cũng muốn được sum họp, bố mẹ mong được gặp mặt con, đặc biệt là con gái đi lấy chồng xa. Vậy nên, thân làm chồng cũng nên tâm lý, tạo điều kiện cho vợ, để vợ không phải chịu thiêt thòi. Để vợ có được cơ hội được gần bố, gần mẹ.

Cuộc sống cần có sự công bằng nên chuyện về quê ăn Tết nhà nội, nhà ngoại cũng nên công bằng ngay từ bây giờ để con cháu được san sẻ tình yêu thương với cả đôi bên gia đình.

Theo Thảo Trang (Khám phá)

Nguồn Eva: http://eva.vn/eva-tam/moi-nam-nen-an-tet-o-mot-nha-c66a252522.html