Long An: Quyết tâm xây dựng nông thôn mới từ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội

Chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong bốn chương trình đột phá của tỉnh được thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần IX nhằm phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình hiện đại hóa nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và đô thị.

Tích cực hoàn chỉnh Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới Nhìn chung, chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Long An được triển khai đồng bộ giữa các ngành với địa phương. Ủy ban nhân dân Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo chương trình và Văn phòng điều phối chương trình do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phân công làm Phó ban thường trực và các ngành liên quan tham gia thành viên Ban chỉ đạo. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân Tỉnh cũng ban hành Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh Long An và triển khai phân công thực hiện 19 tiêu chí cho các ngành chức năng và các huyện, Thành phố. Tỉnh Long An đang hoàn chỉnh dự thảo Đề cương Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 định hướng đến năm 2020, chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ lần thứ IX đề ra đến năm 2015 phấn đấu có 20% xã (33 xã) đạt nông thôn mới, đến năm 2020 là 50% số xã (83 xã) đạt xã nông thôn mới. Với tổng nhu cầu kinh phí của Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Long An đến năm 2020 là 49.800 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách 19.920 tỷ đồng, vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu là 11.454 tỷ đồng, vốn trực tiếp của chương trình là 9.466 tỷ đồng. Vốn tín dụng là 14.944 tỷ đồng. Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác là 9.960 tỷ đồng và vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư là 4.980 tỷ đổng. Hiện đã có 117/166 xã của tỉnh Long An hoàn thành công tác điều tra và đang tiến hành lập đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã. Trong công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tỉnh Long An có 166 xã đang triển khai lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 gồm 90 xã, giai đoạn 2 gồm 76 xã, dự kiến đến quý IV năm nay sẽ hoàn thành công tác phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Sở Xây dựng cũng đã tổ chức ba lớp tập huấn về lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho cấp huyện, xã với 555 lượt học viên tham dự. Tuy nhiên, có thể nói, tiến độ triển khai lập quy hoạch nông thôn mới ở Long An còn chậm so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do việc triển khai đồng loạt trong thời gian gấp, nên các địa phương gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các xã triển khai chương trình này đều đang ở trong tình trạng thiếu cán bộ quản lý xây dựng, chỉ có một cán bộ vừa phụ trách công tác địa chính và xây dựng. Mặt khác, sau bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, do có sự điều chỉnh thay đổi một số vị trí nhân sự nên việc tiếp cận và triển khai chương trình cũng gặp một số khó khăn. Những mục tiêu cụ thể trong xây dựng nông thôn mới Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 ở Long An đã được triển khai sâu rộng đến tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh, và đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng Chương trình nông thôn mới, một số địa phương đã thành lập ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã. Qua đây, Chương trình Đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới tỉnh Long An đã được xây dựng mục tiêu của tiêu chí mà từng sở, ngành phụ trách, được xác định theo từng giai đoạn cụ thể, trước hết là đến năm 2015 và tiếp đến giai đoạn 2015- 2020. Theo đó 19 tiêu chí của tỉnh Long An là: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, đến năm 2011 có 166 xã hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Về giao thông, đến năm 2015 có 58 xã (tương ứng 35% số xã) đạt tiêu chí nông thôn mới. Đến năm 2020 có 166 xã (tương ứng 100% số xã) đạt tiêu chí nông thôn mới. Thủy lợi: Đến năm 2015 có 75 xã (tương ứng 45% số xã) đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hóa). Đến năm 2020 có 128 xã (tương ứng 77% số xã) đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch). Điện: Đến năm 2015 có trên 141 xã (tương ứng 85% số xã) đạt tiêu chí nông thôn mới. Đến năm 2020 có 158 xã (tương ứng 95% số xã) đạt tiêu chí nông thôn mới. Trường học: Đến năm 2015 có 70 xã (tương ứng khoảng 45% số xã) đạt tiêu chí nông thôn mới. Đến năm 2020 có 120 xã (tương ứng 72% số xã) đạt tiêu chí nông thôn mới. Cơ sở vật chất văn hóa: Đến năm 2015 có 50 xã (tương ứng 30% số xã) có Nhà văn hóa đạt chuẩn. Đến năm 2020 có 125 xã (tương ứng 75% số xã) có Nhà văn hóa đạt chuẩn. Chợ nông thôn: Đến năm 2015 có 83 xã (tương ứng 50% số xã) có chợ nông thôn đạt chuẩn. Đến năm 2020 có 124 xã (tương ứng khoảng 75% số xã) có chợ nông thôn đạt chuẩn.Thông tin và Truyền thông: Đến năm 2015 có 70 xã (tương ứng khoảng 45% số xã) có bưu điện và điểm internet đạt chuẩn. Đến năm 2020 có 120 xã (tương ứng khoảng 75% số xã) có bưu điện và điểm internet đạt chuẩn. Nhà ở dân cư: Đến năm 2015 có trên 33 xã (tương ứng 20% số xã) đạt tiêu chí nông thôn mới. Đến năm 2020 có trên 83 xã (tương ứng 50% số xã) đạt tiêu chí nông thôn mới. Thu nhập: Đến năm 2015 có trên 33 xã (tương ứng 20% số xã) đạt chuẩn. Đến năm 2020 có trên 83 xã (tương ứng 50% số xã) đạt chuẩn. Hộ nghèo: Đến năm 2015 có trên 33 xã (tương ứng 20% số xã) đạt chuẩn. Đến năm 2020 có trên 83 xã (tương ứng 50% số xã) đạt chuẩn. Cơ cấu lao động: Đến năm 2015 có trên 33 xã (tương ứng 20% số xã) đạt chuẩn. Đến năm 2020 có trên 83 xã (tương ứng 50% số xã) đạt chuẩn. Hình thức tổ chức sản xuất: Đến năm 2015 có 108 xã (tương ứng 65% số xã) đạt chuẩn. Đến năm 2020 có 125 xã (tương ứng 75% số xã) đạt chuẩn. Giáo dục: Đến năm 2015 có 75 xã (tương ứng 45% số xã) đạt chuẩn. Đến năm 2020 có 133 xã (tương ứng 80% số xã) đạt chuẩn. Y tế: Đến năm 2015 có 83 xã (tương ứng 50% số xã) đạt chuẩn. Đến năm 2020 có 125 xã (tương ứng 75% số xã) đạt chuẩn. Văn hóa: Đến năm 2015 có 100 xã (tương ứng 60% số xã) đạt chuẩn. Đến năm 2020 có 116 xã (tương ứng 70% số xã) đạt chuẩn. Môi trường: Đến năm 2015 có 58 xã (tương ứng 35% số xã) đạt chuẩn. Đến năm 2020 có 133 xã (tương ứng 80% số xã) đạt chuẩn. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh: Đến năm 2015 có 141 xã (tương ứng 85% số xã) đạt chuẩn. Đến năm 2020 có 160 xã (tương ứng 95% số xã) đạt chuẩn. An ninh, trật tự xã hội: Đến năm 2015 có 141 xã (tương ứng 85% số xã) đạt chuẩn. Đến năm 2020 có 160 xã (tương ứng 95% số xã) đạt chuẩn. Qua việc tuyên truyền cho người dân biết về mục đích, nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới, chủ động chọn xã để chỉ đạo lập quy hoạch, đề án xây dựng, cùng với điều tra đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn theo 19 tiêu chí nêu trên, để đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ IX đề ra đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chí về NTM, các huyện, thành phố trong tỉnh đã chọn 48 xã đăng ký xây dựng nông thôn mới. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt 36 xã đạt tiêu chí giai đoạn 2010-2015, gồm: Bình Tâm, An Vĩnh Ngãi, Lợi Bình Nhơn, thuộc thành phố Tân An. Tân Chánh, Mỹ Lệ, Long Trạch, huyện Cần Đước. Dương Xuân Hội, Bình Quới, Thuận Mỹ, huyện Châu Thành. Tân Ninh, Nhơn Ninh, Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh. Đức Lập Hạ, Mỹ Hạnh Nam, Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa. Mỹ Yên, Phước Lợi, Thanh Phú, huyện Bến Lức. Phước Lý, Mỹ Lộc, Phước Hậu, huyện Cần Giuộc. Quê Mỹ Thạnh, An Nhựt Tân, Bình Lãng, huyện Tân Trụ. Mỹ Lạc, Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa. Bình Hiệp, Thạnh Hưng, huyện Mộc Hóa. Hưng Thạnh, Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng. Khánh Hưng, Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng. Tân Tây, Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa và Mỹ Thạnh Đông, Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ. Trong đó 6 xã điểm là Mỹ Lệ, Dương Xuân Hội, Hậu Thạnh Đông, Mỹ Hạnh Nam, Khánh Hưng, Mỹ Yên phấn đấu đạt tiêu chí xã nông thôn mới vào năm 2012-2013. 12 xã còn lại trong số 48 xã đăng ký, các huyện, thành phố đưa vào xã điểm phấn đấu đạt tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2010-2015. Ngoài 36 xã đưa vào kế hoạch xây dựng nông thôn mới hoàn thành trong giai đoạn 2010-2015, các xã còn lại vẫn phải đồng loạt triển khai xây dựng chương trình xây dựng nông thôn mới. Tân Trụ, điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong những năm qua, huyện Tân Trụ đã đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nên kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội có những chuyển biến theo hướng tích cực, bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi.Hiện nay có 76,7% tuyến đường huyện quản lý được nhựa hóa, 74% đường liên ấp, liên xóm được bêtông hóa, 99% hộ có điện, 92% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, 67,74% trường học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I và 100% trạm y tế xã đạt chuẩn. Phát huy những kết quả đạt được, Tân Trụ tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm xây dựng thành công mô hình nông thôn mới. Đó là, huyện phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 100% đường đến trung tâm xã được bêtông hóa, nhựa hóa, thủy lợi phục vụ tưới tiêu chủ động cho 80% diện tích sản xuất nông nghiệp; hệ thống lưới điện phải bảo đảm phục vụ tốt cho sản xuất, nhất là trên lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và trên 99% số hộ sử dụng điện an toàn, Huyện ủy Tân Trụ đã đề ra chương trình hành động tập trung mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nhằm phát triển nông thôn mới. Trong giai đoạn 2011-2015, huyện phấn đấu đạt các tiêu chí về hạ tầng kinh tế- xã hội, thủy lợi, điện và chợ nông thôn với tổng nguồn vốn huy động 374 tỉ đồng. Theo đó, Tân Trụ sẽ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các sở, ngành nâng cấp các tuyến đường theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải mở mới 2 lộ vành đai thị trấn Tân Trụ giai đoạn 1: Lộ Nguyễn Hoàng Anh từ đường tỉnh 833 đến giao lộ Huỳnh Văn Đảnh-Nguyễn Văn Tiến và lộ Cao Thị Mai từ đường tỉnh 833 đến cầu Trắng với tổng chiều dài 4.200m. Đồng thời huy động mọi nguồn lực xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn nhằm đạt 60% đường xóm, 40% ngõ được cứng hóa. Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà Tân Trụ đang hướng tới. Trong giai đoạn 2011-2015, huyện tiếp tục kiên cố hóa kênh nội đồng từ nguồn vốn Chương trình Quốc gia kiên cố hóa kênh mương. Trong đó, phấn đấu các xã điểm xây dựng nông thôn mới phải đạt tối thiểu 50%, các xã còn lại và thị trấn đạt 30%. Trên cơ sở quy hoạch, huyện đã chủ động mời gọi, khuyến khích đầu tư nâng cấp, chỉnh trang, xây dựng mới chợ xã theo quy chuẩn chợ nông thôn mới, sớm triển khai khu dân cư thương mại Lạc Tấn, chợ Bình Lãng, chợ Tân Phước Tây, chợ An Lái, chợ Nhựt Tảo. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ tốt cho sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. Cùng với phát triển kinh tế, huyện Tân Trụ cũng chú trọng phát triển hạ tầng xã hội, theo đó, huyện phấn đấu đạt các tiêu chí về trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, y tế và môi trường với tổng vốn dự kiến huy động là 236 tỉ đồng. Trước tiên, huyện tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ để đầu tư xây dựng 35 phòng học, khảo sát những trường chưa đạt chuẩn để tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, đồng thời nâng cao chất lượng các trường chuẩn hiện có. Phấn đấu đến năm 2015, toàn huyện có từ 80-90% trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 và một số trường trọng điểm đạt chuẩn ở giai đoạn tiếp theo. Nhằm đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, trụ sở làm việc ở xã trong bộ tiêu chí nông thôn mới đòi hỏi huyện phải có sự tập trung, phân kỳ đầu tư để đến năm 2015 có trên 40% xã được đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa-Thể thao. Bên cạnh đó, Tân Trụ cũng đầu tư xây dựng và mở rộng trụ sở làm việc các xã Bình Lãng, Nhựt Ninh, Mỹ Bình, Đức Tân và Tân Phước Tây. Đối với tiêu chí về môi trường, Tân Trụ phấn đấu bảo đảm cung cấp nước hợp vệ sinh cho 95% hộ sử dụng. Huyện đề ra chính sách khuyến khích, mời gọi các thành phần kinh tế nâng cấp xây dựng các bến phà và phương tiện vận tải hành khách thuộc 2 sông Vàm Cỏ, mở bến bốc dở trung chuyển hành hóa đường sông. Đồng thời, Tân Trụ cũng tích cực vận động khuyến khích các tổ chức KT-XH, tài chính-tín dụng hỗ trợ đầu tư về nhà ở cho nhân dân để đến năm 2015 huyện nâng cấp xong 1.069 ngôi nhà đơn sơ. Với những cố gắng trong thời gian qua, Tân Trụ đang từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống người dân. Tân Trụ sẽ là một trong những địa phương sớm xây dựng thành công mô hình nông thôn mới của tỉnh Long An./..

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=470208&co_id=30065