Làm thế nào để nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại?

(CL)_Làm gì để nâng cao tính chuyên nghiệp của nền báo chí Việt Nam là một vấn đề lớn mà không chỉ giới báo chí mà cả xã hội quan tâm. Trước yêu cầu thiết yếu đó, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với Học viện Báo chí và Truyên truyền tổ chức Hội thảo quốc gia bàn về “Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại

Nhà báo Đinh Thúy Hằng Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Từ những góc tiếp cận khác nhau, các đại biêủđã đưa ra nhiêùquan điểm về tính chuyên nghiệp của báo chí, song đa số ý kiến đều thống nhất ở một số tiêu chí như nhà báo cần đặt mục tiêu phục vụ dân tộc và nhân dân lên hàng đầu, vì lợi ích của công chúng; có lòng say mê nghề nghiệp, chấp hành các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; có nhiều mối quan hệ với nguồn tin, đồng nghiệp, công chúng... pgS.TS đinh Thị Thúy Hằng- p. giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ (HNBVN), Trưởng Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo (Học viện Báo chí & Tuyên truyền)- đã cóbuổi trao đổi với pV báo NB&cL xung quanh vấn đề này. Các nhà báo Việt Nam đang hướng tới hành nghề chuyên nghiệp + Chúng ta đang nói rất nhiều về việc phải xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp, nhưng lại chưa biết chuyên nghiệp là thế nào. Teo bà, nên hiểu thế nào về tính chuyên nghiệp của báo chí, nhất là tính chuyên nghiệp của báo chí Việt Nam? - Trước hết, nói đến tính chuyên nghiệp, chúng ta hiểu Là nói về một lĩnh vực ngành nghề, khác với làm theo sở thích và nghiệp dư (amater). Nhưng không phải chỉ có thế. Yếu tố quan trọng của tính chuyên nghiệp đó là vị trí của ngành nghề đó trong xã hội được công nhận. Xã hội đặt niềm tin tưởng vào các nhà chuyên nghiệp, và các nhà chuyên nghiệp hoạt động trách nhiệm với xã hội. Tính chuyên nghiệp của nghề báo Việt Nam cũng sẽ được hiểu tương tự như vậy, tuy nhiên nghề báo còn có thêm những đòi hỏi, yêu cầu khác nữa. + Theo bà, đến thời điểm này, nền báo chí Việt Nam đã chuyên nghiệp thật sự hay mới chỉ bước chân vào con đường xây dựng tính chuyên nghiệp? - Khó có thể nói là báo chí Việt Nam đã trở thành chuyên nghiệp chưa hay mới bắt đầu vào cuộc. Nghề báo là một nghề sáng tạo và đa dạng. Tính chuyên nghiệp của báo in sẽ khác của truyền hình; phát thanh sẽ khác báo mạng… nên khó có thể áp dụng tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp một cách thống nhất. Tôi cho rằng, đại bộ phận các nhà báo Việt Nam đang hướng tới hành nghề chuyên nghiệp. 5 tiêu chuẩn chung về tính chuyên nghiệp + Theo bà, có tiêu chuẩn cho việc xây dựng tính chuyên nghiệp của báo chí Việt Nam hay không? Nếu có thì những tiêu chuẩn đó là gì? - Như tôi vừa nói, khó có thể đưa ra một bộ tiêu chí cho tất cả các loại hình báo chí. Tuy nhiên, chúng ta có thể có những tiêu chí chung mà các nhà báo, các quan báo chí khác nhau cùng chia sẻ.Tính chuyên nghiệp của nhà báo trước hết thể hiện ở chỗ,nhà báo phục vụ vì công chúng, lợi ích quốc gia chứ không phải vì các lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm nào cả. Với nhà báo, điều quan trọng là những qui chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Tính khách quan và trách nhiệm xã hội của nhà báo khi đưa tin và đưa ra các dữ kiện phải được viết và đăng tải một cách công bằng và cân bằng. Trách nhiệm của nhà báo là phải hướng dẫn dư luận tới những lẽ phải, công lý, và nhà báo chuyên nghiệp tạo được uy tín của mình trên cơ sở đó. Cụ thể, tôi đưa ra 5 tiêu chuẩn chung về tính chuyên nghiệp theo thứ tự như sau:Nhà báo cần đặt mục tiêu phục vụ dân tộc và nhân dân mình lên hàng đầu; Và vì lợi ích của công chúng.Nhà báo phải có phông kiến thức về chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội và nắm vững kỹ năng thực hành của nghề báo. Cần phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Nhà báo phải có lòng say mê nghề nghiệp. Cần làm việc nhiều hơn người khác mong đợi mình. Có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cao: chấp hành các nguyên tắc đạo đức. Nhà báo có động cơ làm việc và thái độ làm việc tích cực với nghề. Nhà báo cần quan hệ đúng mực với nguồn tin (không quá thân thiết vụ lợi, không đối đầu); Và đúng mực với đồng nghiệp của mình (luôn chia sẻ kiến thức và biết khen ngợi đồng nghiệp).Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp đòi hỏi một quá trình lâu dài, liên tục và bền bỉ! + Có ý kiến cho rằng, muốn xây dựng một nền báo chí mang tính chuyên nghiệp thì chúng ta phải xây dựng được một mô hình tối ưu cho kinh tế báo chí trong đó có vấn đề tự chủ tài chính. Bà có cho rằng đây là vấn đề quan trọng hay chỉ là một phần nhỏtrên con đường chuyên nghiệp hóa? - Có nhiều cơ quan báo hiện nay đã tự chủ tài chính, trả lương cao cho cán bộ của mình. Tôi biết nhiều nhà báo có thu nhập cao (rất cao) nhưng họ hành xử hoàn toàn thiếu tính chuyên nghiệp. Tôi nghĩ rằng yếu tố tài chính là quan trọng trong quá trình xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp nhưng không phải là điều kiện tiên quyết. Cái chính là cái tâm của nhà báo: họ cần phải nhận thức đúng đắn vai trò của nghề báo trong xã hội, có lòng say mê nghề báo và trách nhiệm xã hội. + Có mâu thuẫn giữa việc xây dựng tính chuyên nghiệp của báo chí với lý tưởng của nghề báo hay không? - Không! Ai đã có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn thì ắt sẽ hướng theo hoạt động chuyên nghiệp. + Có nhiều vấn đề đặt ra trong việc xây dựng tính chuyên nghiệp của báo chí Việt Nam như đào tạo chuyên nghiệp, đạo đức chuyên nghiệp, đưa tin chuyên nghiệp… Nhưng bà có cho rằng, câu chuyện chuyên nghiệp không phải cứ nói là làm được, và nền báo chí không phải cứ phát triển về số lượng tờ báo, về số lượng nhà báo là trở thành chuyên nghiệp? - Theo tôi, xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp đòi hỏi một quá trình lâu dài, liên tục và bền bỉ, thậm chí không có điểm cuối. Phải nói nhiều nước phát triển tiên tiến đã có nền báo chí chuyên nghiệp, tuy nhiên họ cũng luôn có các vấn đề bị coi là “thiếu chuyên nghiệp” xảy ra hàng ngày. Điều quan trọng là họ có những công cụ để uốn nắn những thứ đó.Ví dụ, bên cạnh Luật Báo chí, ở nhiều nước phương Tây, báo chí còn có hệ thống “Tự quản”, đó là Liên đoàn các nhà báo; Hội Biên Tập báo chí; Hội chủ sở hữu báo chí; Hội đồng báo chí, v.v... Những tổ chức này đã đề ra các nguyên tắc hoạt động chung đã được nhất trí. Các tòa báo và các cơ quan báo chí cứ như thế mà tác nghiệp. Nếu ai sai phạm, các tổ chức trên sẽ chiểu theo các điều lệ, qui ước mà giải quyết.Như vậy, Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể học tập và áp dụng kinh nghiệm của các nước đi trước để xây dựng một môi trường hoạt động chuyên nghiệp. Tuy nhiên, môi trường hoạt động chuyên nghiệp không thể tồn tại nếu các nhà báo thiếu chuyên nghiệp, và ngược lại, các nhà báo không thể phát huy tính chuyên nghiệp nếu làm việc trong một môi trường thiếu chuyên nghiệp. Chính lãnh đạo các cơ quan báo chí và từng nhà báo phải là những người có trách nhiệm trước hết trong công cuộc xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp này! + Xin cảm ơn bà! Lan anh- ngọc Lành (Thực hiện) + NB Bùi Sỹ Hoa- Tổng biên tập Vietnamnet :“Cần đề ra bộ quy tắc đạo đức để cải thiện tính chuyên nghiệp”Nền báo chí không chỉ của Việt Nam và trên thế giới đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính chuyên nghiệp của báo chí. Tính chuyên nghiệp là một lĩnh vực rộng, chuyên nghiệp có thể được thể hiện trong rất nhiều lĩnh vực nhỏ từ quản lý tòa soạn, quy trình tác nghiệp…Tuy nhiên, tôi chỉ muốn đề cập tới một góc của vấn đề- đó là tính chuyên nghiệp trong đạo đức báo chí. Đây được coi là nền tảng của báo chí chính thống nhưng những xu hướng gần đây của báo chí thế giới đang ảnh hưởng tới những nền tảng này. Theo quan điểm của chúng tôi, một tờ báo chuyên nghiệp cần tuân thủ 5 cột trụ nền tảng là: tính chính xác, tính công bằng, tính giám sát, tính độc lập và tính xã hội. Đây là những yếu tố được coi là nền tảng của đạo đức báo chí chuyên nghiệp. Nhưng những nền tảng lý tưởng đó đang bị lung lay hơn bao giờ hết kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay…Điều đồng nghĩa với việc tính chuyên nghiệp của báo chí truyền thống bị đe dọa. Chúng tôi hy vọng, các cơ quan quản lý, Hội Nhà báo và các tờ báo sẽ cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để nâng cao nhận thức về sự cần thiết của tính chuyên nghiệp. Không chỉ dừng lại ở nhận thức, chúng ta cần đề ra bộ quy tắc đạo đức để cải thiện tính chuyên nghiệp của mỗi tờ báo nói riêng và toàn bộ nền báo chí nói chung. Bởi một nền báo chí vận hành theo những nguyên tắc chuyên nghiệp và lành mạnh sẽ tạo nền móng cho sự phát triển của không chỉ báo chí mà còn phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. + NB Nguyễn Thành PHong-Tổng biên tập Báo Lao động & Xã Hội:“Tinh thần sáng tạo, sự nhạy cảm cao và tận tụy- một trong các yêu cầu cốt tử của phẩm chất chuyên nghiệp đích thực của nhà báo”Trong thử thách cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt của truyền thông báo chí hiện đại, những người làm báo, ngoài yêu cầu phải tinh thông nghiệp vụ, giàu có về kiến thức và thành thạo các kỹ năng, tiếp cận nhanh với những kỹ thuật và công nghệ mới, còn cần phải có những yếu tố hết sức cần thiết khác. Trong đó, theo tôi, có ba yếu tố quan trọng nhất. Và đây cũng chính là các yêu cầu cốt tử của phẩm chất chuyên nghiệp đích thực của nhà báo. Thứ nhất, đó là tinh thần sáng tạo và làm báo thời nay càng cần phải sáng tạo, bởi nếu không thì hầu như không có cơ hội phát triển. Thứ hai, người làm báo phải có sự nhạy cảm cao, cả nhạy cảm chính trị và nhạy cảm xã hội. Phải đưa thông tin trung thực phù hợp với lợi ích của đất nước theo như quy định tại Luật Báo chí. Thứ ba, phải hết sức tận tụy thì mới hiểu được bạn đọc, coi họ như một người ruột thịt của mình để hiểu đúng họ đang cần thông tin gì, mới khai thác được thông tin có chất lượng phục vụ bạn đọc. Bạn đọc nuôi sống tờ báo bởi họ cần thông tin từ tờ báo. Nếu thông tin trên tờ báo không còn cần thiết cho bạn đọc thì bạn đọc sẽ bỏ đi không thương tiếc. Và cũng khó có cơ hội thứ hai để làm cho bạn đọc trở lại với tờ báo một lần nữa. + Nhà báo, Nhà Nghiên cứu lý luận – Phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến: “Nâng chất lượng ảnh báo chí- chuyên nghiệp trước hết ở nhận thức”Với gần 1.000 báo, tạp chí (nếu kể cả các chuyên san nội bộ) đang sử dụng ảnh như một hình thức truyền thông...Việt Nam hôm nay nằm trong danh sách những nước hàng đầu thế giới sử dụng các phương tiện nhiếp ảnh từ chụp, làm ảnh... Nhịp độ các cuộc thi và tuyển chọn ảnh cũng vào loại hàng đầu ở châu Á, bỏ xa các nước trong khối ASEAN. Điều này cho chúng ta thông tin khá đầy đủ về tác dụng của ảnh trong đời sống VN và nó có một vai trò đặc biệt. Nhưng hình như ảnh báo chí VN với tư cách một loại hình báo chí truyền thông lại có khuôn mặt khác. Từ khi báo chí có tổ chức chính thức xuất hiện đến nay, thành tích của ảnh báo chí không nhiều... Chuyên nghiệp trong nghề ảnh báo chí trước hết ở nhận thức ảnh báo chí như một loại hình báo chí độc lập, chuyên nghiệp ngay trong công tác đào tạo, chuyên nghiệp trong sử dụng lao động và chuyên nghiệp trong phổ biến sản phẩm ảnh. Vì vậy, nâng chất lượng ảnh báo chí Việt Nam xem ra không chỉ là việc của nhà nhiếp ảnh mà của nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Bao giờ mới có sự đột phá? + THS. Vũ THanh Vân- Học Viện Báo chí & Tuyên truyền:“Một nền báo chí chuyên nghiệp được xây dựng trên các nguyên tắc khách quan, công bằng và trung thực”Một nền báo chí chuyên nghiệp được xây dựng trên những trụ cột bất biến. Đó là các nguyên tắc khách quan, công bằng và trung thực. Các nguyên tắc này bảo đảm rằng thông tin báo chí có tính xác thực và dựa trên dữ kiện. Dù hoạt động trong bất kỳ cơ quan báo chí nào và trong thời kỳ nào của lịch sử, trách nhiệm xã hội và nghề nghiệp của nhà báo vẫn là kiên trì và thực thi nguyên tắc tính khách quan. Nhận thức đầy đủ về trách nhiệm này chính là khởi điểm của việc hành nghề một cách chuyên nghiệp. Một nhà báo dù có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại đến đâu nhưng không có thái độ tôn trọng, đề cao sự thật thì cũng không bao giờ đạt tới đẳng cấp chuyên nghiệp. Vì vậy, việc trang bị cho phóng viên những phương tiện tác nghiệp hiện đại là cần thiết nhưng chưa đủ để chuyên nghiệp hóa phóng viên đó. Việc bảo đảm tính khách quan vừa có tính nghiệp vụ vừa có tính đạo đức. Nhà báo có nghĩa vụ nghề nghiệp và đạo đức trong việc tìm kiếm, phát hiện và phản ánh sự thật. Vì vậy, các cơ quan báo chí cần một mặt xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp chặt chẽ, đồng thời không ngừng bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhà báo.

Nguồn Công Luận: http://congluan.vn/Item/VN/Thoisu/-Lam-the-nao-de-nang-cao-tinh-chuyen-nghiep-cua-bao-chi-hien-dai/980B7E10F1A21592/