Kỷ luật Đảng và kỷ luật về mặt chính quyền phải ở mức tương ứng

SGTT - Sau khi Thông báo về kỳ họp thứ 32 của ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) công bố, báo Sài Gòn Tiếp Thị đã có dịp trao đổi với ông Sa Như Hòa – ủy viên UBKTTƯ, người phát ngôn của UBKTTƯ về những vấn đề liên quan đến quy trình xem xét, xử lý sai phạm cán bộ diện quản lý của Trung ương. Đây cũng chính là những vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm và chờ đợi những phát biểu chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền.

Sau khi Thông báo về kỳ họp thứ 32 của ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) công bố, Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã có dịp trao đổi với ông Sa Như Hòa – ủy viên UBKTTƯ, người phát ngôn của UBKTTƯ về những vấn đề liên quan đến quy trình xem xét, xử lý sai phạm cán bộ diện quản lý của Trung ương. Đây cũng chính là những vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm và chờ đợi những phát biểu chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của điều lệ Đảng, UBKT từ cấp huyện và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, trừ cấp ủy viên cùng cấp; khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và cấp ủy viên cấp dưới. Theo nguyên tắc đó, UBKTTƯ quyết định khiển trách, cảnh cáo đối với cán bộ diện Trung ương quản lý. Kỷ luật với hình thức cách chức cấp ủy viên từ cấp tỉnh trở lên thì do Ban Bí thư, Bộ Chính trị hoặc ban chỉ huy Trung ương quyết định. Cán bộ thuôc diện Trung ương quản lý ở các bộ, ngành là từ thứ trưởng và tương đương trở lên; ở địa phương gồm bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND, chủ tịch HĐND tỉnh. UBKTTƯ có chức năng chủ yếu là kiểm tra, giám sát, xem xét thi hành kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý nêu trên. Khi đảng viên bị kỷ luật về Đảng thì cấp ủy có trách nhiệm chỉ đạo kỷ luật về chính quyền, đoàn thể với mức độ tương ứng. Sau khi bị kỷ luật về đảng, cấp ủy có thẩm quyền xem xét việc có cho đảng viên đó tiếp tục giữ chức vụ chính quyền, đoàn thể đó nữa hay không. Ngược lại, trường hợp Đảng viên bị kỷ luật về chính quyền, đoàn thể thì cấp ủy cũng phải thông báo cho cơ quan Đảng để tiến hành xem xét kỷ luật đối với đảng viên có sai phạm đó về mặt Đảng. Hiện tượng này có xảy ra trên thực tế. Như vậy là sai. Nguyên nhân có thể do cố tình, hoặc cũng có thể xuất phát từ việc không nắm vững nguyên tắc, tưởng xử lý Đảng xong là có thể kết thúc được vụ việc. Về vấn đề này, UBKTTƯ khi kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra ở các địa phương, hoặc trường hợp trực tiếp phát hiện được đã có đề nghị với cấp ủy có thẩm quyền chỉ đạo điều chỉnh để đảm bảo kỷ luật về Đảng và kỷ luật về mặt chính quyền được nghiêm minh. Thông báo của UBKTTƯ về kỳ họp thứ 32 công bố ngày 5.7.2010 về kết quả thẩm tra xác minh sai phạm của các cán bộ nằm trong diện quản lý của Trung ương, trong đó có trường hợp ông Nguyễn Trường Tô – phó bí thư tỉnh ủy, bí thư ban cán sự Đảng, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Từ năm 2005, ông Tô đã có các biểu hiện vi phạm như thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên... Vụ việc được UBKTTƯ kiểm tra dấu hiệu vi phạm và kết luận ông Nguyễn Trường Tô đã có vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên và nhiệm vụ cấp ủy viên về nội dung liên quan đến phẩm chất đạo đức, lối sống. UBKTTƯ đã chính thức đề nghị Ban Bí thư việc thi hành kỷ luật áp dụng hình thức cách chức đối với các chức vụ trong Đảng của ông Tô đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND, cách chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. UBKTTƯ cũng yêu cầu bí thư tỉnh ủy Hà Giang (ông Hoàng Minh Nhất – PV), giám đốc Công an tỉnh Hà Giang (ông Nguyễn Bình Vận – PV) phải kiểm điểm trước tỉnh ủy về việc này một cách nghiêm khắc do biết những sai phạm của ông Tô từ năm 2005 nhưng không báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét giải quyết. Thông báo của UBKTTƯ về kỳ họp thứ 32 công bố ngày 5.7.2010 về kết quả thẩm tra xác minh sai phạm của các cán bộ nằm trong diện quản lý của Trung ương, trong đó có trường hợp ông Nguyễn Trường Tô – phó bí thư tỉnh ủy, bí thư ban cán sự Đảng, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Từ năm 2005, ông Tô đã có các biểu hiện vi phạm như thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên... Vụ việc được UBKTTƯ kiểm tra dấu hiệu vi phạm và kết luận ông Nguyễn Trường Tô đã có vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên và nhiệm vụ cấp ủy viên về nội dung liên quan đến phẩm chất đạo đức, lối sống. UBKTTƯ đã chính thức đề nghị Ban Bí thư việc thi hành kỷ luật áp dụng hình thức cách chức đối với các chức vụ trong Đảng của ông Tô đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND, cách chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. UBKTTƯ cũng yêu cầu bí thư tỉnh ủy Hà Giang (ông Hoàng Minh Nhất – PV), giám đốc Công an tỉnh Hà Giang (ông Nguyễn Bình Vận – PV) phải kiểm điểm trước tỉnh ủy về việc này một cách nghiêm khắc do biết những sai phạm của ông Tô từ năm 2005 nhưng không báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét giải quyết. Điều lệ Đảng quy định những trường hợp đảng viên bị kỷ luật cách chức, thì trong vòng một năm, không được bầu vào cấp ủy, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn. Còn về “công” và “tội” khi xem xét kỷ luật đảng viên là một vấn đề khác, công tác kiểm tra đi sâu vào phân tích tính chất hành vi vi phạm, mức độ ảnh hưởng, căn cứ tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cán bộ và các quy định về kỷ luật đảng viên để xem xét. Tuy nhiên, có quan tâm đến cống hiến của đảng viên, nhưng không lấy công lao trong quá khứ để thay cho hình thức kỷ luật, vì nếu làm như vậy có thể hiểu ai có công thì có quyền vi phạm. Trên thực tế đã có nhiều dư luận về tác phong của anh Tô, nhưng việc kiểm tra đảng viên không căn cứ vào dư luận được, khi có đơn thư tố cáo có nội dung cụ thể thì UBKTTƯ mới tiến hành kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, từ đó mới biết các sự việc đã qua với anh Tô. Năm 2008, khi kiểm tra ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Giang về trách nhiệm điều hành các công việc quản lý Nhà nước trên địa bàn đã dẫn đến kỷ luật khiển trách một số đồng chí thành viên ban cán sự, trong đó có anh Tô. Tại buổi xem xét xử lý kỷ luật đó, đồng chí Nguyễn Văn Chi, chủ nhiệm UBKTTƯ đã nhắc nhở anh Tô về dư luận trên. Qua kiểm tra vừa qua, UBKTTƯ mới biết năm 2005, công an tỉnh Hà Giang đã có tư liệu về việc này, UBKTTƯ đã xem xét. Riêng đối với anh Tô, UBKTTƯ khi kiểm tra dấu hiệu vi phạm thấy có vi phạm rõ ràng rồi thì tiến hành quy trình xem xét thi hành kỷ luật luôn. Do hình thức cách chức thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư, nên UBKTTƯ đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật theo quy định. Theo quy trình, anh Tô sẽ được kiểm điểm lần lượt trước chi bộ, rồi ban Thường vụ và ban Chấp hành tỉnh ủy. Việc kiểm điểm bao gồm tự kiểm điểm và tự nhận hình thức và mức độ kỷ luật. Chi bộ, ban Thường vụ, ban Chấp hành cũng thể hiện chính kiến có kỷ luật hay không, hình thức và mức độ nào. Cuối cùng thì UBKTTƯ thảo luận tập thể, thống nhất việc nhìn nhận sự việc và kết luận theo thẩm quyền.

Nguồn SGTT: http://sgtt.com.vn/thoi-su/goc-nhin/125528/ky-luat-dang-va-ky-luat-ve-mat-chinh-quyen-phai-o-muc-tuong-ung.html