Kỳ 39: Mao Trạch Đông với những thủ lĩnh Khmer Đỏ "gốc Hoa"

Cả 5 nhân vật nắm quyền lực cao nhất trong ban lãnh đạo Khmer Đỏ ở Campuchia đều là người “gốc Hoa” được Mao tin cẩn…

Từ trái sang: Mao Trạch Đông tiếp Pol Pot và Ieng Sary tại Bắc Kinh

Có thể bạn quan tâm

Họ gồm:

1. POL POT (SALOTH SAR) - NGƯỜI CAMPUCHIA GỐC HOA (sinh 1928 tại Kampong Thom): nhân vậtquyền lực số 1 (biệt danh “anh Cả”), lãnh đạo Đảng Cộng sản Campuchia, thủ tướng Chính phủ Campuchia dân chủ (1976-1979). Sau gần 4 năm cầm quyền (kể từ Khmer Đỏ đánh chiếm Phnom Pênh 17.4.1975 đến ngày sụp đổ 7.1.1979) - chế độ Pol Pot gây nên cái chết của gần 2 triệu người và Pol Pot trở thành đối tượng hàng đầu của Tòa án quốc tế xét xử tội ác diệt chủng và chống lại loài người ở Campuchia (ECCC) do Liên Hiệp Quốc bảo trợ. Song, Pol Pot chết ở tuổi 70 vào năm 1998 trong một cánh rừng thuộc căn cứ địa của Khmer Đỏ và hỏa thiêu tại đó trước ngày phiên tòa ECCC được mở.

2. NUON CHEA (LONG BUNRUOT) - NGƯỜI CAMPUCHIA GỐC HOA (sinh 1926 tại Battambang): nhân vật quyền lực số 2 (biệt danh: “anh Hai”), nắm giữ “phần hồn” của Campuchia theo tư tưởng Mao. Bị ECCC xử tù chung thân (8.2014) về “tội ác chống nhân loại”.

3. IENG SARY (THẠCH RẸM) CÓ MẸ NGƯỜI HOA (sinh 1922 tại Trà Vinh, miền Nam Việt Nam): nhân vật quyền lực số 3, Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Campuchia dân chủ, chỉ đạo tiến trình “vô sản hóa Campuchia”, phát động thù địch với văn hóa phương Tây, sát hại trí thức và đóng cửa tất cả trường học - bị tuyên án tử hình vắng mặt bởi Tòa án Cộng hòa nhân dân Campuchia (1979), xét xử bởi ECCC (2007), qua đời vì bệnh (3.2013).

4. TAMOK - NGƯỜI HOA - KHMER (sinh 1926 tại Takeo): nhân vật quyền lực số 4 - tổng tư lệnh quân đội Khmer Đỏ (biệt danh: “tên đồ tể”), cầm đầu các cuộc thảm sát tập thể dân thường vô tội và mở các chiến dịch thanh trừng nội bộ tàn khốc. Bị ECCC kết án về “tội ác chống lại loài người” (2002), lâm bệnh mất (2006).

5. KHIEU SAMPHAN - NGƯỜI CAMPUCHIA GỐC HOA (sinh 1931): nhân vật quyền lực số 5 - Chủ tịch Hội đồng nhà nước Campuchia dân chủ (1976-1979) - giữ vai trò trọng yếu trong các chủ trương và kế hoạch diệt chủng trên phạm vi toàn quốc. ECCC xử tù chung thân.

Danh sách thủ lãnh Khmer Đỏ gốc Hoa còn dài, như KHANG KHEK IEU (tức KAING GUEK EAU - biệt danh “sát thủ S-21”) sinh 1942 tại Kompong Cham trong một gia đình Khmer gốc Hoa, cựu giám đốc nhà tù khét tiếng Tuol Sleng ở thủ đô Phnom Pênh, đã bắt giam khoảng 16.000 người gồm cả phụ nữ trẻ em, tất cả bị tra tấn dã man trước khi hành quyết (chưa đầy 20 người sống sót). ECCC xử tù chung thân (2012). Hoặc: SON SEN - người gốc Hoa - trợ thủ đắc lực của Pol Pot một thời…

Những động tĩnh của tất cả bọn họ đều được Trung Nam Hải theo dõi chặt chẽ.

Tình báo Hoa Nam (Trung Quốc) mở các đợt kích động tâm lý huyết thống trong cộng đồng người Campuchia gốc Hoa để họ “hướng về tổ quốc” cũng như ủng hộ các “thủ lãnh Khmer Đỏ gốc Hoa” suốt thời kỳ trước và sau 1975.

* TRƯỚC 1975, Mao luôn tìm cách kết nối “thế mạnh hoàng gia” của Sihanouk (được hơn 8 triệu thần dân Campuchia tôn kính) với “chiến tranh du kích” của Khmer Đỏ chống chế độ Cộng hòa thân Mỹ của Lon Nol (tổng thống đầu tiên ở Campuchia 1970-1975) do Pol Pot phát động. Mao đề nghị Sihanouk ủng hộ Pol Pot.

Lúc đầu Sihanouk còn chần chừ, dè dặt. Bởi từ thập niên 1950, Sihanouk sớm gán cho những người cộng sản Campuchia do Pol Pot lãnh đạo “một từ bằng tiếng Pháp đầy vẻ chế nhạo” - trở nên phổ biến là: “Khmers Rouges” (tức: Khmer Đỏ) và ra lệnh lùng bắt. Giờ đây lẽ nào Sihanouk chịu khép mình đến với họ?

Đang lúc Sihanouk do dự thì Mao không ngần ngại “tấn công” - ve vuốt:

Sihanouk viết, Mao luôn đích thân ra tận cửa xe chào đón mỗi lần Sihanouk đến thăm, cấp cho Sihanouk và những thành viên trong chính phủ lưu vong của ông đầy đủ tiện nghi về nơi ăn chốn ở với các hoạt động dịch vụ của một hoàng cung, kể cả nhân viên văn phòng, một đội xe con, một trung tâm thể thao và chiếu bóng, những người làm vườn lẫn đội ngũ đầu bếp lão luyện đưa từ Thượng Hải đến để nấu ăn riêng cho Sihanouk theo thực đơn cung đình Trung Hoa, Campuchia và cả những món gà sốt vang của Pháp mà Sihanouk rất thích…

Mọi chiều chuộng của Mao lấp đầy nỗi trống vắng của “ông hoàng không ngai” đang lận đận, dần dần khiến Sihanouk xiêu lòng tự nhận “Trung Hoa là quê hương thứ hai của tôi” (tên một ca khúc do Sihanouk sáng tác trình diễn lần đầu tại phòng hòa nhạc Thiên Tân) - và đồng ý đứng chung với Pol Pot cùng các thủ lãnh Khmer Đỏ gốc Hoa trên cùng một chiến hào đang đẫm máu. Quả thực Mao quá lợi hại và đã thành công trong thủ đoạn “trải thảm” mời ông hoàng Sihanouk bước vào “chiếc lồng son phủ màu cờ đỏ”.

Để tận dụng “tài ngoại giao” của Sihanouk (kết hợp với “khả năng quân sự” của Khmer Đỏ), Mao cung cấp phương tiện đi lại “tối ưu” để Sihanouk công du đến Triều Tiên, Nam Tư, Roumania, Albania, Algeria, Mauritania, Morocco (Maroc), Iraq, Siria, Ai Cập, Soudan, Uganda, Somaliabằng những toa tàu sang trọng nhất, hoặc những chuyên cơ dành cho các nguyên thủ quốc gia“có thêm một máy bay phụ để chở những thùng quà ngoại giao mà tôi (Sihanouk) sẽ tặng trong các chuyến thăm hữu nghị đó” (Hồi ký Sihanouk, sđd. tr. 124).

Đến bất cứ quốc gia nào, theo hướng Mao gợi ý, Sihanouk đều lớn tiếng đả kích tổng thống Mỹ Nixon, lên án CIA và phái hữu Lon Nol, kêu gọi ủng hộ Khmer Đỏ và Pol Pot. Vô hình chung Sihanouk thành “đài phát thanh sinh học di động” của Bắc Kinh, giúp Mao gây sức ép chính trị và ngoại giao để đem ra mặc cả với Nixon trong bóng tối.

Ở mặt trái, qua đường dây tình báo Hoa Nam, Mao đã “tiếp tục có những cuộc tiếp xúc bí mật với chính quyền Lon Nol - kẻ thù của Sihanouk (Lon Nol cũng là người dân tộc Hoa -Khmer cầm đầu cuộc lật đổ Sihanouk tháng 3.1970)”.

Đến lúc nội chiến Campuchia bùng nổ lớn, tuy ngoài mặt ủng hộ Sihanouk và chính phủ kháng chiến, nhưng bên trong Mao “vẫn ngấm ngầm duy trì quan hệ bí mật với Lon Nol - Sirik Matak, mặt khác tích cực dùng bọn Pol Pot - Ieng Sary dần dần biến Đảng Cộng sản Khmer thành một đảng phụ thuộc vào Đảng Cộng sản Trung Quốc” (trích Công bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam - Hà Nội 4.10.1979).

Vậy là Mao sử dụng một lúc ba quân cờ: trực tiếp ảnh hưởng mạnh lên Sihanouk - Pol Pot (Khmer Đỏ) và tác động từ xa tới Lon Nol (phái hữu Phnom Pênh) -để bọn họ đánh nhau tan nát và Mao là “con mèo vờn chuột” đứng chờ hồi kết với “muỗng nĩa” trên tay (còn nữa)

Kỳ 30: Ngô Đình Nhu mất 100 kg vàng cho “Phó vương” Dap Choun

Kỳ 31: Nghệ thuật lôi kéo Sihanouk của Chu Ân Lai và tình báo Trung Nam Hải

Kỳ 38: Hun Sen với “cuộc tình đã chết một đêm nao“!

Quế Ngọc Hải gọi Hòa Minzy - Công Phượng là 'cặp đôi phiền toái'

Phước Sang đã bị siết nợ ngôi biệt thự sang trọng!

Trung Quốc phủ sóng mạng không dây phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa

Giao Hưởng

Nguồn Một Thế Giới: http://motthegioi.vn/quoc-te/ky-39-mao-trach-dong-voi-nhung-thu-linh-khmer-do-goc-hoa-242468.html