Khai thác ti tan ở Bình Định: Nỗ lực hạ nhiệt điểm nóng

Thời gian vừa qua, tại địa b&#224n c&#225c x&#227 ven biển thuộc hai huyện Ph&#249 C&#225t, Ph&#249 Mỹ (tỉnh B&#236nh Định), t&#236nh h&#236nh khiếu kiện, tụ tập đ&#244ng người phản đối c&#225c doanh nghiệp khai th&#225c ti tan, y&#234u cầu bồi thường, ho&#224n thổ... diễn ra thường xuy&#234n, g&#226y mất ổn định an ninh trật tự tr&#234n địa b&#224n. Mặc d&#249 cấp ủy, ch&#237nh quyền địa phương đ&#227 cử người xuống địa b&#224n tuy&#234n truyền, giải th&#237ch cho b&#224 con, song đến thời điểm n&#224y, t&#236nh trạng tr&#234n vẫn chưa chấm dứt.

Kể từ khi được biết đến là vùng đất sở hữu nguồn khoáng sản ti tan quý giá, cuộc sống bình yên của người dân các xã ven biển thuộc hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát đã bị xáo trộn. Những cánh rừng dương chắn gió cát mấy chục năm tuổi dọc theo các bãi cát đã lần lượt biến mất, thay vào đó là những miệng hố sâu hoắm. Chỉ sau một thời gian ngắn, con đường giao thông huyết mạch đã đầy “ổ voi, ổ trâu” do xe tải liên tục ra vào, hễ mưa là lầy lội, nắng là bụi mù mịt. Bức xúc vì môi trường sống bị ô nhiễm và sự vô trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia khai thác ti tan, nhiều hộ dân, nhất là người dân xã Mỹ Thành liên tục kéo đến bao vây trụ sở yêu cầu dừng ngay việc khai thác, hoàn thổ trả lại mặt bằng, khiến hoạt động của nhiều công ty phải ngừng trệ, an ninh trật tự địa bàn luôn “nóng”. Bà Nguyễn Thị Phẩm, SN 1940, ở thôn Hòa Hội Nam, xã Mỹ Thành bức xúc kể: “Từ khi các công ty vào khai thác ti tan, lợi chưa thấy đâu, chỉ thấy môi trường sống của nhân dân trong thôn bị ô nhiễm nặng, nguồn nước sinh hoạt tại các giếng ngầm cạn dần, chỗ chăn thả trâu bò không còn. Nhà tôi suốt ngày phải đóng cửa vì sợ cát bay vào nhà, nhưng có đóng cũng vô ích. Khắp nhà chỗ nào cũng có cát, cực nhất là lúc ăn cơm, hễ gió là không phân biệt nổi đâu là cơm, đâu là cát”. Còn Trung tá Lê Ngọc Thân, Chính trị viên đồn BP Mỹ Thọ, BĐBP Bình Định cho biết: Hiện nay, trên địa bàn, tình hình khiếu kiện, tụ tập đông người kéo đến các công ty yêu cầu dừng khai thác ti tan, trả lại mặt bằng đã xảy ra. Nguyên nhân của sự bức xúc này là do doanh nghiệp không tuân thủ các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, chậm hoàn thổ; có doanh nghiệp lại tùy tiện khai thác ra ngoài phạm vi cho phép đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Nhằm từng bước lập lại trật tự khu vực khai thác ti tan, ông Lê Hữu Lộc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định: Trong thời gian tới, tỉnh sẽ rà soát, thanh lọc những công ty đang khai thác ti tan trên địa bàn. Công ty nào đủ năng lực, tuân thủ đúng quy định thì cho khai thác, công ty nào làm không đúng sẽ rút giấy phép nếu đó là giấy phép do tỉnh cấp, còn nếu của Bộ Tài nguyên - Môi trường thì đề nghị trên bộ xem xét. Đối với những khu vực chưa hoàn tất thủ tục thuê đất, giải phóng mặt bằng thì doanh nghiệp không được tổ chức khai thác. Đồng thời, tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng trong tỉnh, nhất là lực lượng BĐBP trực tiếp “4 cùng” với dân, nắm chắc chủ trương của tỉnh để vận động, thuyết phục nhân dân ủng hộ các dự án trên địa bàn, làm hạ nhiệt điểm nóng. Hoa Hạ

Nguồn Biên Phòng: http://www.bienphong.com.vn/baobienphong/vi-vn/32/354/354/11919/khai-thac-ti-tan-o-binh-dinh-no-luc-ha-nhiet-diem-nong/bbp.aspx