Kết truyện “Tấm Cám” có thể sửa?

“... Cám bàn với mẹ, trèo cau để mẹ Cám ở dưới chặt gốc mong có thể trở nên xinh đẹp hơn Tấm. Thế là Cám trèo lên cây cau để mẹ ở dưới chặt gãy gốc cau. Cám ngã lộn cổ xuống chết. Nhưng không thấy Cám hóa thành Vàng Anh mà chỉ thấy mộ Cám 3 năm sau cỏ vẫn không mọc được. Mẹ Cám đợi mãi không thấy con mình hóa thành Vàng Anh sống lại nên cuối cùng chết già bên nấm mộ khô.”

Có không ít những cái kết như vậy được gửi về, chứng tỏ tình yêu của người ngày nay với cô Tấm vẫn trọn vẹn và với mong muốn giữ mãi hình ảnh Tấm dịu dàng, xinh đẹp và vị tha.

Những kết truyện bạn đọc viết cho "Tấm Cám thời hiện đại" vừa mang màu sắc cổ tích, vừa in đậm tư tưởng: cái ác nhất định bị trừng trị, cái thiện mãi được tôn vinh.

Oan cho cô Tấm

"Chúng tôi cho rằng, những người có những băn khoăn hay phán xét cái kết này dường như chưa hề tìm hiểu về tác phẩm văn học dân gian dựa trên thi pháp đặc trưng của thể loại này".

Cởi yếm, mặc váy đầm cho cô Tấm?

Tại sao lại cố thay đối hình ảnh cô Tấm? Cô Tấm là di sản tinh thần của cha ông ta để lại cho con cháu, xin đừng cố sửa đổi. Chẵng lẽ mai mốt thấy cô Tấm mặc áo yếm không đẹp lại cho cô mặc váy đầm?

Sách giáo khoa sửa đoạn kết Tấm Cám

Những tranh cãi về truyện cổ tích “Tấm Cám” trong xã hội hiện đại khiến cho từ một truyện đọc cho cấp tiểu học, câu chuyện "vọt" lên cấp THPT và đoạn kết cũng không còn nguyên vẹn như bản kể chuyện trước đây.

Họ tên: Chung Đinh

Tiêu đề: "Một kết thúc khác cho truyện Tấm Cám"

Khi còn học trung học tôi nhớ là đã từng xem qua một đề tập làm văn như sau: "Em hãy kể lại câu truyện Tấm Cám với kết thúc theo ý tưởng của mình". Và đã được đọc một bài làm văn mẫu viết rất hay với một kết thúc rất đẹp. Tôi xin được viết lại ý tưởng của bài làm văn đó. "Sau khi Tấm trở về cung, vì bản tính hiền lành thương người, Tấm tha thứ cho hành động của Cám và cho Cám cùng với dì ghẻ trở về quê cũ. Nhưng Cám thấy Tấm nhiều lần bị hại mà không chết, lại còn ngày càng xinh đẹp. Cám bèn bàn với mẹ, trèo cau để mẹ Cám ở dưới chặt gốc mong có thể trở nên xinh đẹp hơn Tấm. Thế là Cám trèo lên cây cau để mẹ ở dưới chặt gãy gốc cau. Cám ngã lộn cổ xuống chết. Nhưng không thấy Cám hóa thành Vàng Anh mà chỉ thấy mộ Cám 3 năm sau cỏ vẫn không mọc được. Mẹ Cám đợi mãi không thấy con mình hóa thành Vàng Anh sống lại nên cuối cùng chết già bên nấm mộ khô." Đây có phải là một kết thúc cổ tích và hợp lý hơn không?

Họ tên: Phạm văn Đồng
Tiêu đề: "Cần một cái kết mang đậm dấu ấn cổ tích ly kỳ và nhân văn"

Tôi cảm thấy cái kết này thật hãi hùng và man rợ,nó quá "lạnh tình người" và suy cho cùng truyện Tấm và Cám cũng chỉ là cái ác này chuyển biến thành 1 cái ác khác theo dạng "tức nước vỡ bờ" và rồi "ăn miếng trả miếng". Nó không khơi dậy được tính nhân văn của chữ "thiện'. Và nếu có thể thay cho đoạn kết của truyện Tấm và Cám theo tôi có thể chỉnh lại : sau khi Cám nghe Tấm thật thà kể về sắc đẹp có được sau sự hồi sinh của mình. Cám về thuật lại cho mụ dì ghẻ nghe. Nghe xong 2 mẹ con Cám cùng bàn cách để cho sắc đẹp của mình được đẹp hơn. Cám leo lên ngọn cây dừa mọc ở bờ ao,mụ dì ghẻ chuẩn bị sẵn 1 con dao sắc đợi cho Cám leo lên gần ngọn cây dừa và bắt đầu chặt. Cám hí hửng sau mỗi nhát chặt cây của mụ dì ghẻ, và rồi cây và Cám cùng đổ và chìm xuống ao. Nhưng khác với Tấm,lần này Cám đã chết cùng với lòng tham và cái ác. Còn mụ dì ghẻ thấy con mình chết mà không hồi sinh thì trong đầu nghĩ là mình bị Tấm lừa, nên trong lòng sinh uất ức lâm bệnh mà chết.

Bìa truyện Tấm Cám của NXB Kim Đồng

Họ tên: Khoa Tran
Tiêu đề: "Để nhà vua hành đạo"

Sau khi nhà Vua gặp được cô Tấm ở nhà bà Lão, cô Tấm được đón vào cung và sống cuộc đời hạnh phúc. Còn về mẹ con dì ghẻ sau khi về cung, nhà Vua cho điều tra và làm rõ tội ác của mẹ con Cám, và đêm ra xử trước dân chúng để răn đe.

Họ tên: Tiêu
Tiêu đề: "Để nhân vật khác nói thay Tấm"

Ngày xưa khi tôi đọc Tấm Cám, ở đoạn kết lúc Cám hỏi Tấm làm sao mà trở nên xinh đẹp đến thế, Tấm trả lời do tắm bằng nước sôi, Cám nghe vậy tưởng thật, bèn sai thị nữ nấu nước sôi, đổ vào người mình trong chậu tắm, và đã chết vì bỏng, sau đó Tấm đem thịt Cám làm mắm gửi về cho dì ghẻ, thịt để ở trên, còn đầu xếp tận đáy, khi ăn đến gần hết mắm, dì ghẻ mới nhìn thấy đầu Cám, và thét lên, sau đó hóa điên, chạy ra ngoài đồng lúc trời mưa và bị trời đánh chết. Theo tôi vẫn giữ nguyên tình tiết như vậy, nhưng có thể thay đổi một chút, đó là chi tiết, thay vì cô Tấm ra tay xử tội những kẻ giết hại mình nhiều lần, hãy để cho một viên thái giám trả lời câu hỏi của Cám về việc làm đẹp và làm mắm thịt Cám. Hãy nhớ rằng mẹ con Cám giết hại Tấm rất nhiều lần, nên bị xử chết là đúng luật nhân quả.

Họ tên: Nguyễn Thụy Diễm Châu
Tiêu đề: "Có ai đã xem kịch Tấm Cám của chương trình ngày xửa ngày xưa chưa?"

Nếu bạn đã xem qua chương trình này sẽ thấy chương trình đã làm nên một cái kết rất đẹp, rất cổ tích và thánh thiện khi hai mẹ con Cám chỉ bị đuổi khỏi hoàng cung và bị mọi người chê cười. Theo tôi, với cổ tích thì kết thúc như thế là đủ. Các sửa kết thúc truyện trong SGK 10 đúng là đã làm giảm bớt đi tội ác, mà có thực là giảm đi không, đem dội nước sôi đến chết đứa con gái trước mặt mẹ nó, mẹ nó thấy xong lăn đùng ra chết mà cho là giảm bớt à, thật quá tàn nhẫn. Truyện Tấm Cám đúng là biết cách giáo dục trẻ con biết cách trả thù người khác, đó là trút hết căm hận lên người mà người đó yêu thương nhất.

Họ tên: ducphi
Tiêu đề: "Đoạn kết nên có tính nhân văn"

Nếu suy xét kĩ thì cái kết quá tàn nhẫn,nồi da nấu thịt. Đâu phải nhất thiết cái chết là sự trả thù hay nhất, đôi khi sống đau khổ còn tệ hơn cái chết. Theo tôi ta nên cho cái kết là : Thấy Tấm trắng trẻo và thơm lừng như thế nàng Cám nổi máu ghen ty nên rình xem Cám làm gì. Vô tình nàng thấy Cám tấm trong trong nước hoa đung sôi để nguội và vẫn còn bốc hơi ngào ngạt, do chỉ thấy như thế nên lầm tưởng là nước nấu sôi với hoa thơm . Nàng về nấu nồi nước thật sôi với thật nhiều hoa, do vội vàng và phấn khích nên nàng nhảy ngay vào, kết quả bị bỏng nặng mà chết. Thấy con gái như thế mụ gì ghẻ trở nên điên loạn, sống lang thang.

Họ tên: TNT
Tiêu đề: "Hiện tại là dân gian của tương lai"

Phải thay đổi phần kết nếu còn đưa chuyện Tấm Cám vào nhà trường để giáo dục các em. Chúng ta chỉ nhìn nhận hiện tại để phán xét quá khứ, vậy tại sao chúng ta không thay đổi ngay bây giờ để tương lai hàng trăm năm sau con cháu chung ta nhìn nhận Tấm Cám với tâm hồn trong sáng và thiện cảm. Chính cái chung ta đang làm bây giờ sẽ trở thành những câu chuyện dân giân đầy nhân văn cho thế hệ mai sau. Chúng ta có quyền làm điều đó. Nên đổi thành: "Cám thấy Tấm trở về xinh đẹp và được nhà vua yêu thương nên hoang mang, lo sợ Tấm sẽ trả thù, nhưng cô vẫn muốn chiếm vị trí của Tấm trong long vua. Một đêm, cô nằm mơ thấy một bà phù thủy báo mộng cho cô rằng: Muốn có làng da trắng và trở nên xinh đẹp như Tấm thì hãy dùng nước sôi để tắm, khi đó mới mê hoặc được nhà vua. Thế là Cám đã nhảy vào nồi nước sôi để tắm và chết. Mẹ cám thấy con chất trong nồi nước sôi cũng nhảy vào và chết theo Cám."

Họ tên: Superhailuasg
Tiêu đề: "Kết thúc truyện Tấm Cám"

Theo tôi nên viết lại phần kết thúc như sau: - Về số phận Cám: sau khi mọi người trong triều biết được bản chất thật của Cám, Cám bị mọi người khinh ghét và sống một cuộc sống cô đơn, không ai quan tâm chia sẻ ở triều đình, một hôm Cám về thăm mẹ thì gặp 1 trận bão lớn và bị sét đánh chết. - Còn mẹ Cám: sống 1 mình chờ lâu không thấy con gái về thăm, bị bệnh nặng,hàng xóm không ai quan tâm (vì ác quá) và chết trong đau đớn.

Họ tên: Đặng
Tiêu đề: Kết Thúc truyện Tấm Cám Hiện Đại

Theo tôi, nên kết như thế này: " Tấm vào cung vua, sống một cuộc đời vui tươi hạnh phúc. Nhưng cô chẳng thể nào quên được thủa ấu thơ khổ cực, nơi miền quê nghèo khó, có bạn bè cùng chăn Trâu mò cua bắt ốc thơ ngây, có cả mẹ con Cám độc ác, gian manh nhưng cũng cực khổ vô cùng.... Nhà Vua thỉnh thoảng thấy Cám đượm buồn, bèn hỏi sự tình. Tấm giãi bày lòng mình với người mà mình yêu nhất mực. Đêm đó, Vua mộng thấy Bụt hiện về, dạy bảo... Sáng hôm sau, vua lệnh cho triều đình về các miền quê nghèo, trong đó có Quê của Tấm để mở trường, dạy chữ, dạy nghề, dạy dân sản xuất. Cuộc sống nông thôn trù phú lên từng ngày. Mẹ con nhà Cám cũng sung sướng bội phần. Song bản tính tham lam của mẹ con nhà Cám không thay đổi, càng sướng càng tham. Được một thời gian, đến 1 đêm giá rét, mẹ con nhà Cám vì ăn nhiều quá, bội thực trương bụng lên mà chết.

Họ tên: Vũ Anh Huy
Tiêu đề:
Đoạn kết có hậu

Đoạn kết có hậu như sau: ....Hai Mẹ Con Cám thấy Tấm trở về và được Vua yêu thương hơn , nên tỏ ra hết sức sợ hãi, hai me con liền bỏ trốn chạy thục mạng vào rừng. Sau nhiều ngày lang thang trong rừng hai mẹ con Cám đã bị chết vì đói và khát. Xác của hai mẹ con Cám bị Thú rừng ăn mất. Từ đó về sau không ai còn nhìn thấy mẹ con nhà Cám nữa.

Hoặc đoạn kết sau: Khi Tấm trở về càng đẹp hơn xưa Đức Vua hết sức thương yêu, Tấm đã thuật lại mọi chuyện cho Vua nghe về chuyện mẹ con Cám,.. Đức Vua liền nổi giận sai quân lính bắt mẹ con Cám đầy đi biệt xứ, từ đó về sau không còn ai thấy mặt mẹ con Cám nữa. Theo tôi nghĩ đoạn kết như vậy sẽ có sự "giáo dục nhân văn" hơn cho thế hệ trẻ sau này....chứ như cách cũ hình tượng của Tấm quá tàn ác còn hơn mẹ con nhà Cám nữa....như vậy sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến "tư duy" và "hành động" của thế hệ trẻ sau này khi vấp phải những "sự việc" sẽ có những hành động trả thù tàn ác như thế là không nên.

Họ tên: Nguyễn Văn Dậu
Tiêu đề: "Lời kết có hậu cho chuyện tấm cám"

... Người di ghẻ và cám ở nhà được gia nhân báo tin rằng Tấm đã hóa thân lại thành người đang cùng nhà vua trở về triều. Vì sợ nhà vua trừng trị hai mẹ con cám dẫn nhau trốn vào rừng, trên đường đi đã bị hổ, báo xé xác.

Họ tên: Ngo Chi Cuong
Tiêu đề: "Đùng để Tấm trả thù"

Truyện tấm cám là một truyện cổ tích đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Những năm gần đây, do đời sống xã hội có nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là tính nhân văn, tính cộng đồng, tương thân tương ái, đoàn kết... trên phạm vi toàn thế giới nên có nhiều ý kiến nêu ra cần phải đánh giá lại tính nhân văn trong đoạn kết truyện Tấm Cám. Theo tôi việc thay đổi cách kết truyện là cần thiết để giữ nguyên hình tượng cô Tấm thảo hiền như đã xây dựng ở đoạn đầu. Tuy nhiên vẫn cần phải để Mẹ con Cám phải trả giá bằng cái chết. Cách đơn giản nhất là học cái kết của truyện Thạch Sanh - để cho Sét đánh chết mẹ con Cám trên đường đi là tối ưu nhất. Trân trọng!

Họ tên: Cui Chu
Tiêu đề: "Tấm Cám"

Truyện cổ tích Tấm Cám mà dân miền nam xưa biết là cô Tấm đã tha cho mẹ con cô Cám về nhà nhưng giữa đường bị trời sai thần sét đánh chết và hóa thành con bọ hung. Kết hậu như vậy rất hay vì có nâng tính nhân đạo của cô Tấm, nhưng cũng có tính răn đời là những người làm ác thế nào rồi cũng bị trời phạt.

Họ tên: Kaka Lee
Tiêu đề: "Đoạn kết Tấm Cám"

Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm như thế nào mà đẹp thế? Tấm vui vẻ trả lời: - Chị thích mùi hương của quả thị, càng ngửi chị càng thấy tinh thần mình thoải mái, hiền lành hơn, dịu dàng hơn, có lẽ như thế mà đẹp ra em ạ. Tấm bắt chước Cám, mua thật nhiều quả thị đem về. Nhưng càng ngửi Cám càng cảm thấy khó chịu và bực bội vì cứ nghĩ đến hình ảnh của chị Tấm xinh đẹp và được Hoàng Tử yêu chiều. Từ đó, tinh thần của Cám trở nên không ổn định, cứ vu vơ câu hát "quả thị thơm cô Tấm rất hiền".

Nguyễn Hường (tổng hợp)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/47041/ke-t-truyen--ta-m-ca-m--co-the-sua-.html