John Huy Trần: Vũ công cũng cần được tôn trọng!

(VietNamNet) - Sinh ra và lớn lên tại Canada, John Huy Trần là một trong những biên đạo múa người Việt hiếm hoi tham gia vào sân khấu Broadway.

- Sinh ra và lớn lên tại Canada, John Huy Trần là một trong những biên đạo múa người Việt hiếm hoi tham gia vào sân khấu Broadway. Về VN không nhiều nhưng anh rất sẵn lòng tham gia các hoạt động biểu diễn trong nước. Đối với anh, điều quan trọng là không bao giờ được ngừng nhảy, dù bạn đã nhảy tốt hay chưa. John Huy Trần trong phòng tập John Huy Trần có thể cho biết việc trở thành biên đạo múa ở nước ngoài có khó lắm không? Việc trở thành một biên đạo múa không khó. Ai có khả năng sáng tạo đều có thể trở thành biên đạo múa. Tuy nhiên, điều khó nhất khi trở thành biên đạo múa là nếu bạn muốn nổi trội hơn những người khác, bạn phải vô cùng sáng tạo, và luôn cố gắng đạt đến một cái gì đó mới và khác biệt. Bên cạnh đó, bạn còn phải luôn luôn biết những xu hướng vũ đạo nào đang diễn ra trên thế giới. Bạn phải là người chấp nhận rủi ro và không lo ngại về những gì mà người khác nghĩ về ý tưởng của bạn. Tôi thường cố gắng thử làm một cái gì đó khác. Tôi không thích những điệu nhảy lặp đi lặp lại. Làm như vậy, bản thân tôi và các vũ công sẽ không phát triển được. Tôi hay xem và đọc nhiều về vũ đạo và tìm ra những gì là “hot”, mới và sáng tạo. Tôi dùng kinh nghiệm từ chính bản thân tôi và từ cuộc sống của những người xung quanh để truyền cảm hứng cho mình tạo nên những ý tưởng mới và trẻ hóa những ý tưởng cũ. Thế mạnh của anh là gì? Thế mạnh của tôi trong biên đạo múa là Jazz. Tôi có niềm đam mê với Jazz và nó luôn nằm trong trái tim tôi. Tôi yêu Contemporary Jazz, Jazz Funk, Lyrical Jazz – tất cả những gì liên quan tới Jazz. Tôi cũng thích Hip Hop và Ba-lê. Bất kỳ động tác biểu cảm nào cũng làm tôi say mê. Nơi mà tôi có thể kết hợp sở trường và tài năng của mình tại các nhà hát nhạc kịch chính là Broadway. Theo tôi, Broadway là tương lai của tất cả các phong cách nhảy. Nó được xây dựng vào khoảng những năm 1900 và hiện giờ nó bắt đầu có ảnh hưởng rất lớn văn hóa Hip Hop. Tất cả là một câu chuyện được thể hiện qua vũ đạo. Để trở thành một vũ công giỏi trong Broadway, bạn cần có căn bản vững, có niềm đam mê với nhạc kịch, một khả năng biểu diễn bẩm sinh và lôi cuốn người khác. Từ khi nào anh bắt đầu tham gia vào sân khấu Broadway? Để bước được vào sân khấu Broaway, phải thế nào? Tôi đã tham gia vào sân khấu kịch Broadway khoảng 10 năm trước đây. Tôi được chấp nhận vào học ở trường Randolph Academy. Đây là một trường đạo tào chuyên môn chuẩn về vũ đạo. Nó là một trường chỉ đào tạo 3 chuyên môn là hát, diễn xuất và vũ đạo. Tất cả sinh viên trong trường đều phải giỏi cả 3 lĩnh vực này thì mới vượt qua kỳ thi. Khi còn học ở Randolph Academy, tôi đã đi biểu diễn và tham gia trong các buổi trình diễn ở Toronto vào lúc rảnh rỗi. Tôi đã từng biểu diễn một vài chương trình trong sân khấu Broadway với tư cách là vũ công và ca sĩ trong dàn hợp xướng. Giọng của tôi không đủ khỏe để hát solo nhưng với vũ đạo tốt của mình tôi được chú ý nhiều hơn trên sân khấu. Tôi làm việc hết sức vì tôi muốn thành công và muốn trở thành người giỏi trong lĩnh vực của mình. Tôi đã sống với vũ đạo, ngủ với vũ đạo và ăn với vũ đạo trong nhiều năm qua. Đó là tất cả những gì mà tôi có thể nghĩ tới. Khi tôi nằm trên giường chuẩn bị ngủ, tôi nghĩ tới vũ đạo, khi tôi thức dậy vào buổi sáng tôi, điều đầu tiên tôi nghĩ tới là vũ đạo… Nó cho tôi cảm giác mình lúc nào cũng đang nhảy Lần này vì sao anh nhận lời tham gia Ban giám khảo cuộc thi Bước nhảy xì-tin? Tôi đã tham gia vào 2 chương trình truyền hình ở Việt Nam và Bước nhảy Xì-tin đã mời tôi tham gia. Tôi đã nghe nhiều về chương trình này và tôi biết đây sẽ là một cơ hội lớn cho tôi được ngồi ở hàng ghế đầu và có thể đưa ra lời khuyên cho những vũ công ở Việt Nam. Là một vũ công và một biên đạo múa, tôi có trách nhiệm chỉ dẫn cho mọi người trong lĩnh vực của mình. Tôi muốn tìm ra những tài năng lớn. Tôi cũng có ý định tạo ra những vũ công tài năng, quan trọng nhất, tôi muốn làm nên một sự khác biệt và cải thiện thế hệ vũ công kế tiếp và để cho họ biết họ quan trọng như thế nào đối với môn nghệ thuật này. Với tư cách thành viên Ban giám khảo, anh đánh giá thế nào về các thí sinh tham gia cuộc thi năm nay? Khi chấm điểm tôi xem xét sự sáng tạo, phong cách và kỹ thuật. Tôi khá là hẳng thắn và tôi luôn nói về sự vật theo bản chất của nó. Tôi không che giấu cảm xúc của mình. Hy vọng là mọi người nhận ra tôi không quá khó tính – tôi chỉ làm như vậy để giúp mọi người cải thiện hơn thôi. Không bao giờ tôi nói ai ngừng nhảy. John Huy Trần trong vai trò giám khảo cuộc thi Bước nhảy xì-tin. Để việc nhảy Hip-Hop và Rap của người Việt có bản sắc riêng thì phải làm gì? Tôi đã thấy nhiều tài năng lớn ở Việt Nam. Nhưng hiếm khi có những ý tưởng nào đó mới hay khác lạ. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang thiếu sự sáng tạo vì mọi người đều sợ gặp rủi ro và sợ phải thử nghiệm cái mới. Nhảy múa ở Việt Nam chỉ giữ vai trò như người tiếp bước chứ chưa có ai dẫn đầu để đạt được vị trí “đầu tàu”. Nếu bạn tìm hiểu về những nhà biên đạo múa lớn ở nước ngoài, bạn sẽ thấy không phải lúc nào họ cũng thành công. Họ cũng phải chấp nhận rủi ro, họ thành công nhiều lần nhưng cũng thất bại rất nhiều. Để trở thành một người dẫn đầu, bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thất bại. Đó là cách mà bạn học hỏi từ chính thất bại của mình và trở thành một người thành công. Tôi thấy có tiềm năng rất lớn cho những bạn ham mê nhảy múa ở Việt Nam. Họ có khả năng bẩm sinh, có tình yêu với những điệu nhảy và lòng ham muốn được học hỏi. Họ sẽ thành công nếu như họ may mắn có một người thầy giỏi hướng dẫn họ đi theo một hướng đi đúng đắn và giúp họ phát triển tài năng của mình. Anh có ý định về VN mở trường dạy nhảy không? Tôi chưa có ý định mở trường dạy múa ở Việt Nam. Tôi thích chỉ dẫn một cách thoải mái, đi du lịch vòng quanh Việt Nam và chia sẻ những gì tôi biết để truyền cảm hứng cho người khác. Tôi đang dạy ở DanCenter Vietnam và tôi thích công việc này. Mục đích chính của tôi ở Việt Nam là định nghĩa lại thuật ngữ “Vũ công chuyên nghiệp” và thay đổi cách nghĩ của mọi người đối với những vũ công. Những vũ công cũng cần được tôn trọng, ủng hộ và được đánh giá đúng về những gì họ làm. Họ đã bỏ thời gian, công sức, máu, mồ hôi và nước mắt cho những gì mà họ đam mê nhưng lại bị coi thường. Nhảy múa là sự chia sẻ, phát triển, hoàn thiện và đưa người ta đến những hành trình vô định. Vũ đạo và vũ công xứng đáng có được sự tôn trọng và lòng tin cao nhất. Hãy thử tưởng tượng một ca sĩ không có vũ công, một buổi tiệc mà không có nhảy múa, một thế giới mà không có nhảy múa sẽ thế nào. Nhảy múa là một bản năng bẩm sinh bên trong chúng ta và tôi phải nắm lấy và trân trọng nó. Thanh Chung (thực hiện)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vanhoa/2009/08/864402/