Học sinh nghiện game online: Ăn mòn nhân cách, hủy hoại tương lai

PN - Tỷ lệ trẻ em bị cận thị, nhức đầu, giảm trí nhớ, thể lực, tổn thương đôi tay, viêm khớp, béo phì đang gia tăng mà hậu quả là từ việc "ngồi đồng" trên máy tính. Nguy hiểm hơn, các em dễ bị chìm đắm vào thế giới ảo của game online - tuy mọi hành vi là ảo nhưng tác hại của nó không hề ảo chút nào.

Giết càng nhiều càng... tốt! "Nhiều PHHS mua máy tính cho con học và chơi để con giảm việc "đi rong" ngoài đường, nhưng do lơ là trong quản lý nên học sinh (HS) dành phần lớn thời gian chơi games trên máy tính hơn là học". Trợ lý thanh niên Phòng Giáo dục Q.9 Phạm Ngọc Lưu cảnh báo về thực trạng nghiện game online (GO) trong giới trẻ đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trí tuệ của chính HS. Giờ chơi, nhiều HS tụm nhóm chơi game Trên thị trường có nhiều loại GO bạo lực như Biệt đội thần tốc, Đặc nhiệm anh hùng, Đột kích, Phi Thiên kiếm pháp, Hàn băng công... đang làm giới ghiền game lên cơn sốt. Tuy khác nhau về cách chơi, nhưng các GO trên có điểm chung là người chơi nhập vai trực tuyến để chém, bắn và giết người mà không suy nghĩ, chỉ cần giết nhiều người càng tốt. Người giết cảm thấy hả hê vì hạ được đối thủ, được tăng điểm, còn kẻ bị giết văng tục, chửi thề rồi tìm cách giết lại đối phương. Và, để thêm "ép phê”, các GO luôn tái hiện cảnh máu me, kinh hoàng của người chết, tiếng nhả đạn, kêu gào, tiếng máu bắn ra một cách sống động khiến người chơi đắm mình trong cảm giác của thế giới trận địa bắn giết. Những hình ảnh "đầu rơi máu chảy" ấy ăn sâu vào suy nghĩ và nhận thức của giới trẻ nên khi đụng chuyện thực tế, các bạn dễ hành động như thế giới ảo. Trong hội thảo Phòng chống bạo lực trong nhà trường do Sở GD-ĐT TP.HCM vừa tổ chức, em Nguyễn Quỳnh Châu, đại diện cho HS THPT Bùi Thị Xuân, đặt câu hỏi: "Cái gì đã làm cho những đứa trẻ ngây thơ trở thành những tay anh chị, phá hỏng cuộc đời những người bạn xung quanh và cả chính mình?". Ngay khi câu hỏi này được đặt ra, người ta đã nghĩ đến GO, một sản phẩm của thời đại công nghệ và kết nối. Hình ảnh của những màu áo trắng trong các quán net với vẻ mặt căng thẳng, mệt mỏi đang ấn liên hồi trên bàn phím đang gây nhức nhối cho xã hội. Tương lai sẽ về đâu? Theo nghiên cứu của trường ĐH Indiana, những người thường xuyên c Những vụ án kinh hoàng liên quan đến GO như Nguyễn Đình Cử, Hà Tây, mới 14 tuổi, muốn có tiền chơi GO đã bắt cóc, tống tiền rồi sát hại chính em họ của mình. Sát thủ Nguyễn Khánh Cường, Nghệ An cũng do không có tiền chơi GO đã giết chết em ruột và dùng dao đâm trọng thương mẹ của mình. Nguyễn Viết Thành dùng dao chém chết cha mình, sau đó chặt cha ra làm ba khúc để ném xuống sông phi tang chỉ vì Thành bị cha la mắng tội chơi GO. hơi GO bạo lực, phần não phụ trách cảm xúc sẽ bị kích động mạnh, trong khi khu vực kiểm soát hành vi cá nhân trở nên lờ đờ, chậm chạp. Thế hệ thanh thiếu niên, trẻ cả về tuổi đời, về kinh nghiệm sống, về khả năng kiềm chế bản thân, dễ bị kích động, ảnh hưởng tiêu cực từ GO. Trong đó, hậu quả của thế giới ảo khôn lường, khiến HS phải phạm tội, nhiều gia đình tan nát. Bạn Lê Quang Dũng, Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn An đúc kết: GO không chỉ làm suy đồi nhân cách mà còn hủy hoại tương lai của một con người. HS là tương lai đất nước ngày mai nhưng với một số lượng lớn những người trẻ nghiện GO như hiện nay, không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu? Cuộc sống hiện đại với vòng quay công việc dẫn đến có rất nhiều cha mẹ không quan tâm đến việc học, cũng như tâm tư tình cảm của con, khiến trẻ chán nản, sa đà vào GO nhằm khỏa lấp sự thiếu thốn tình cảm. Bạn Lê Thị Hà My, THPT chuyên Lê Hồng Phong cho rằng: Vấn đề trẻ em ngày càng thích bạo lực không thể đổ lỗi hết cho các em cũng như GO. Vấn đề giáo dục, quản lý con em trước hết phải từ các bậc cha mẹ. Hơn ai hết, cha mẹ hiểu rõ con cái, có thể sớm phát hiện và ngăn chặn những thói hư, tật xấu đang len lỏi, ăn mòn hành vi, nhân cách của các em. Các nhà sản xuất GO cần làm những game vừa học, vừa chơi, thử thách trí tuệ trẻ. Các bạn Nguyễn Đoàn Tú Uyên, Nguyễn Minh Phương,THPT Lê Thị Hồng Gấm đề xuất: Để ngăn chận và chấm dứt BLHĐ, điều cấp thiết nhất là phải chấm dứt những GO mang nội dung bạo lực. Mặt khác, nhà nước cần mạnh tay hơn với các tiệm Internet đóng đô ở gần nhiều trường học, tạo thói quen xấu cho HS sau khi tan học là "tạt" vào chơi GO. Các em nghiện GO bạo lực, sẽ không còn lòng nhân ái, sự yêu thương, dẫn đến nhiều vụ án đau lòng mà nạn nhân lẫn thủ phạm đều là những em còn ngồi trên ghế nhà trường. Hồng Liên

Nguồn Phụ Nữ TP.HCM: http://www.phunuonline.com.vn/2010/Pages/hoc-sinh-nghien-game-online-an-mon-nhan-cach-huy-hoai-tuong-lai.aspx