'Học không giới hạn' thu hút học sinh Mỹ

Hơn hai ngàn học sinh trung học ồ ạt đến học ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào cuối tuần, toàn nước Mỹ có hơn 20 trường đại học tham gia vào Liên minh 'Learning Unlimited' (Học không giới hạn).

MIT: Cuối cùng “điên cuồng”

Vào dịp cuối tuần, khuôn viên quyến rũ của trường MIT đã trở thành một chỗ vui chơi cho học sinh trung học. Tư tưởng gặp nhau, sáng tạo hứng thú, cho dù học sinh trung học, sinh viên đại học, hay là một số lượng lớn phụ huynh đều như bị truyền cảm hứng, chia sẻ: “Đây thực sự là một ngày cuối tuần điên cuồng”.

Các giảng đường, hầu như tất cả các phòng học, nhà ăn với các phong cách khác nhau, đều được học sinh THPT “chiếm lĩnh”. Còn có khoảng 30 phòng thực hành luôn mở cửa, học sinh trung học lúc nào cũng có thể bước vào, để đan, gấp giấy, học chơi một loại nhạc cụ bộ dây Hawaii “ukulele”...

Những phụ huynh cũng bị cuốn vào trong vòng “động não”: Hoặc dưới sự hướng dẫn của tình nguyện viên, tham quan khuôn viên trường, lắng nghe về lịch sử của trường học; hoặc nghe bài giảng về “lớp phụ huynh”; nếu không thì ngồi quay một bàn tròn lớn, bắt đầu một “hội nghị bàn tròn” với các chủ đề khác nhau trong phòng nghỉ. Nhiều bậc phụ huynh làm quen với những người bạn mới từ khắp mọi miền đất nước, và cảm thấy như trở lại thời tuổi trẻ tràn đầy lòng hiếu kỳ.

“Lớp học phụ huynh” được thiết kế trong hai phòng học lớn, có rất nhiều chương trình giảng dạy để lựa chọn. Phụ huynh có thể tìm hiểu các thông tin như quá trình nhập học vào đại học, cơ hội du học nước ngoài của học sinh trung học, cũng có thể suy nghĩ và thảo luận các chủ đề như làm thế nào để khuyến khích cổ vũ trẻ, làm thế nào để sống trong môi trường trường đại học.

Theo ban tổ chức thống kê, Splash năm nay, tổng số có 488 giáo viên tình nguyện, mở khoảng 700 môn học; 136 tình nguyện viên hỗ trợ công tác hậu cần. Trong vài tháng, hàng chục học sinh đảm nhiệm công việc quản lý hành chính, lập kế hoạch và tổ chức hoạt động lớn này. Trong số các giảng viên và tình nguyện viên, chủ yếu là sinh viên đang học ở MIT, cũng có một số là cựu sinh viên trường, còn có một số đến từ khu vực và các trường đại học khác gần đó.

“Cuối tuần điên cuồng” ở MIT đầy tính kích thích và có tổ chức. Trong khuôn viên trường, ở khắp mọi nơi đều có thể nhìn thấy bảng chỉ dẫn; tài liệu phân phát được thiết kế rất chi tiết; các tình nguyện viên phân bố trong khuôn viên trường, luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ như chỉ đường, trả lời những nghi vấn. Quan trọng hơn nữa đó là, hành động mở cửa trường đại học này đã nhận được sự ủng hộ của các phòng ban, toàn trường đại học MIT, không gian phù hợp, nguồn lực đầy đủ, khiến cho học sinh THPT rút ra được kinh nghiệm và trải nghiệm đầy đủ, phong phú.

Đại học Harvard, cách trường MIT không xa, cũng là trường đại học hàng đầu thế giới, được gọi là khu vực mang tính biểu tượng Boston, thủ phủ Massachusetts, nó luôn là một địa điểm hấp dẫn tham quan phổ biến. Trong khuôn viên Trường Đại học Harvard, một số lượng lớn du khách tham quan mỗi ngày. Các viện bảo tàng của hai trường cũng thu hút một số lượng lớn khách du lịch mỗi năm.

Không chỉ là một điểm thu hút du lịch, hai trường đại học đẳng cấp thế giới, đã đang dùng nhiều cách khác nhau để phục vụ cộng đồng theo chiều sâu. Hoạt động Splash của MIT, chỉ là một trong những hoạt động thực tiễn của dịch vụ xã hội trong trường đại học.

Đại học ở Mỹ: Mở rộng cửa cho học sinh trung học

Hoạt động Splash ở MIT bắt đầu từ 27 năm trước, hiện nay đã trở thành một hoạt động giáo dục thực tiễn cấp quốc gia trên toàn Hoa Kỳ. Năm 2009, tổ chức phi lợi nhuận “học không giới hạn” được thành lập tại Cambridge, Boston, nơi có trường MIT, tăng cường thúc đẩy các sinh viên đại học sáng lập hoạt động giáo dục cho học sinh trung học. Splash đã trở thành dự án tiêu biểu của tổ chức này, không ngừng mở rộng sức ảnh hưởng. Ngày càng có nhiều trường đại học ở Mỹ bắt đầu tổ chức hoạt động Splash, họ mở cổng trường đại học, cố gắng gieo những hạt giống của mơ ước trong tâm hồn của các học sinh trung học.

Năm 1988, là năm đầu tiên tổ chức hoạt động Splash tại Trường MIT. Năm thứ hai, đại học Stanford ở Bờ Tây Hoa Kỳ, cũng tiếp nhận mô hình hoạt động này. Hàng năm vào mùa thu và mùa xuân, gần hai nghìn trẻ em tham gia vào các các hoạt động thiết thực và nghe giảng trong khuôn viên trường đại học Stanford. Đến nay, các trường đại học nổi tiếng như Đại học Princeton, Đại học Yale, Đại học Cornell, Đại học Columbia, Đại học Chicago, Đại học Duke, Boston College, Đại học Brandeis đều thường xuyên tổ chức các hoạt động này. Tháng 10/2015, Trường Đại học California tại Berkeley đã tham gia tổ chức hoạt động Splash lần đầu tiên của trường này.

Tổ chức của “Học không giới hạn” hàng năm đều cử “đại sứ”, tham gia vào hoạt động Splash tại các trường học khác nhau, thúc đẩy việc trao đổi kinh nghiệm giữa các trường thành viên, nâng cao mức độ hoạt động. Ngoài hoạt động Splash, tổ chức “học không giới hạn” còn tiến hành một loạt các hoạt động giáo dục khác dành cho học sinh trung học. Trên toàn nước Mỹ, đến nay đã có hơn 20 trường đại học tại 10 bang, gia nhập vào liên minh “học không giới hạn”.

Ngoài các trường đại học tổ chức hoạt động Splash, liên minh “học không giới hạn” gồm có các trường đại học tổng hợp như Đại học Harvard, Đại học Northwestern, Đại học Rice, Đại học Northeastern, Đại học Maryland và một số các học viện nghệ thuật nổi tiếng như Amherst College, Smith College, Babson College, Claremont Colleges. Mỗi năm, các trường học này mở rộng cổng trường đại học, chào đón sự xuất hiện của các học sinh trung học thông qua các hoạt động khác nhau.

Đồng Đồng

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/hoc-khong-gioi-han-thu-hut-hoc-sinh-my-1645525-bt.html