Hình ảnh người dân Nhật Bản 2 năm sau thảm họa bom nguyên tử

(GDVN) - Ngày 6/8/1945 và ngày 9/8/1945, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử mang tên "Little Boy" và "Fat Man" xuống thành phố Hiroshima, Nagasaki (Nhật Bản) khiến hàng chục ngàn người dân Nhật Bản thiệt mạng. Hàng ngàn người khác đã phải chịu cái chết đau đớn do các vết bỏng và các bệnh về phóng xạ trong nhiều năm sau đó.

Nhiếp ảnh gia Carl Mydans đã ghi lại hình ảnh một thành phố đổ nát, những vết sẹo và tay chân biến dạng của những người sống sót sau cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên của thế giới. Thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1947 vẫn còn là đống đổ nát.

Một người dân Nhật còn sống sót sau vụ ném bom nguyên tử năm 1945 và những vết thương trên người.

Sức tàn phá kinh hoàng của quả bom nguyên từ vẫn luôn là nỗi ám ảnh mãi với người dân Nhật Bản.

Vai trò của hai vụ nổ bom nguyên tử đối với việc Đế quốc Nhật đầu hàng vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Nhưng với nước Nhật, các quan điểm cho rằng điều đó là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức.

Những vết sẹo trên lưng của một trong những người sống sót.

Người phụ nữ này vẫn phải nằm viện 2 năm sau khi trở thành nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử.

Cuộc sống ở Hiroshima vào năm 1947 đầy rẫy những khó khăn.

Một buổi lễ mang tên "Hòa bình" (1947), kỷ niệm 2 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản.

Tuổi thơ trên đất Hiroshima 2 năm sau thảm họa bom nguyên tử.

Một buổi lễ trồng cây với lời nhắn về Hòa bình tại Hiroshima, năm 1947.

Người dân Nhật khóc thương cho người thân, bạn bè - những người đã thiệt mạng trong vụ nổ năm 1945.

Những ngôi nhà nhỏ được xây dựng tạm bên trong một nghĩa trang ở Hiroshima.

Vết bỏng trên người cậu bé vẫn để lại di chứng 4 năm sau đó.

Những đứa trẻ ở Hiroshima chờ đến lượt mình để kiểm tra sức khỏe.

Bác sỹ nhi khoa đang khám bệnh cho cậu bé vào năm 1949 - một trong những nạn nhân của thảm họa ném bom nguyên tử.

Con số chính xác về số người thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử năm 1945 tới nay vẫn không thống nhất bởi rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả phóng xạ. Phần lớn người chết là thường dân.

Đối với người dân Nhật Bản nói chung, thảm họa bom nguyên tử năm 1945 là một nỗi đau khắc sâu vào lịch sử nước này. Nhiệm vụ của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki giờ đây là cung cấp sự hỗ trợ, giúp đỡ hơn nữa cho những người sống sót cao tuổi và tuyên truyền về sự kiện lịch sử đau thương này cho các thế hệ trẻ mai sau.

Nguồn Giáo Dục VN: http://giaoduc.net.vn/quoc-te/hinh-anh-nguoi-dan-nhat-ban-2-nam-sau-tham-hoa-bom-nguyen-tu/204493.gd