Hiện tượng "nổi gân" tay và chân - Làm sao cho hết?.

(Lam dep) - Làm thế nào để giữ được bàn tay và đôi chân của bạn luôn trẻ trung, không bị nổi “ gân” và luôn giữ được sự mềm mại, không nếp nhăn?

Trong nhịp sống hiện đại, nhu cầu làm đẹp không chỉ dừng lại ở gương mặt, làn da, mái tóc hay vóc dáng nữa mà bàn tay, đôi chân cũng trở thành mối quan tâm cần được nâng niu và chăm sóc. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta “lãng quên” chăm sóc chúng và một ngày nào đó chúng ta chợt nhận ra việc chăm sóc vẻ đẹp bàn tay, đôi chân của mình quan trọng tới nhường nào. Nếu bạn nổi gân tay nhiều thì có thể bạn bắt đầu có các dấu hiệu của chứng giãn tĩnh mạch và phồng tĩnh mạch (hay còn gọi là chứng suy tĩnh mạch). Đây là bệnh thường gặp, nhất là ở các nước phương Tây có lối sống công nghiệp. Bệnh có tỷ lệ tăng cao cùng với tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam và có liên quan tới các yếu tố nguy cơ khác như: tư thế đứng nghề nghiệp, béo phì, chế độ ăn thiếu vitamin, yếu tố gia đình và yếu tố cơ địa. Hệ thống mạch bao gồm động mạch từ tim đi nuôi cơ thể và tĩnh mạch có chức năng mang máu từ ngoại biên về tim bằng hai mạng lưới tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Chúng được nối với nhau bằng mạng lưới mao mạch. Nói cách khác, mạng lưới tĩnh mạch nông là tập hợp của các mao mạch tĩnh mạch lớp bì, tạo thành chỗ chứa máu càng lớn khi đi vào tổ chức mỡ dưới da nên dễ bị ảnh hưởng bởi tư thế đứng. Mạng lưới tĩnh mạch nông giữ nhiệm vụ mang 1/10 lượng máu trở về chi, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa nhiệt và liên quan chặt chẽ với bệnh giãn và phồng tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch nguyên phát ở người trẻ tuổi là do các rối loạn của sự tuần hoàn trở về của hệ thống tĩnh mạch nông. Còn suy tĩnh mạch ở người lớn tuổi thường là tổn thương hoặc lão hóa hệ thống tĩnh mạch nông do hậu quả của loạn sản tĩnh mạch, chèn ép tĩnh mạch, di chứng của huyết khối, suy van tĩnh mạch... Hiện tượng giãn tĩnh mạch chi dưới Tình trạng giãn phồng tĩnh mạch ở người trẻ tuổi hay gặp ở những người hoạt động thể thao với cường độ cao do làm tăng lượng máu trong cơ gây giãn tối đa hệ thống mao mạch và tăng áp lực trong hệ thống tĩnh mạch và làm các tĩnh mạch nông ở da giãn ra (mà nhiều người thường gọi là ''nổi gân xanh'' ở tay và chân, thực ra đó không phải là gân (gân nối xương với cơ) mà đó chính là hình ảnh tĩnh mạch giãn. Tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ làm hệ thống tĩnh mạch nông giãn càng to, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng không gây trở ngại gì cho sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng giãn phồng tĩnh mạch này không được cải thiện, sẽ dẫn đến hậu quả suy tĩnh mạch mạn tính với các búi giãn phồng tĩnh mạch (hay gặp nhất ở các chi dưới: khoeo chân), đau nặng bắp chân, hay bị chuột rút, tê bì, nóng rát các chi... Như vậy để phòng chứng giãn phồng tĩnh mạch, cần phải tránh tư thế đứng lâu, có băng chun bảo vệ cẳng chân, cẳng tay khi tập thể thao với cường độ cao; tránh chế độ ăn thiếu vitamin. Nếu có biểu hiện phồng giãn tĩnh mạch nhiều, phải làm các xét nghiệm chẩn đoán như chụp tĩnh mạch, siêu âm doppler mạch, đo áp lực tĩnh mạch khi vận động, thăm dò vi tuần hoàn ở da... để có các biện pháp điều trị tích cực như băng ép, dùng các thuốc tác dụng tĩnh mạch hoặc phẫu thuật mạch máu. Chị Loan, 46 tuổi, quận Phú Nhuận, chân bị nổi gân xanh, có chen lẫn những sợi chỉ màu đỏ, chị bắt đầu bị từ năm 30 tuổi nhưng bây giờ thì nổi rõ rệt hơn. Hiện tượng này khiến chị rất lo lắng. Bản chất của hiện tượng này chính là do giãn tĩnh mạch ngoại vi của chân. Các tĩnh mạch xuyên nối hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, kèm theo các mao mạch nhỏ li ti dưới da cũng có nhiệm vụ đưa máu đi nuôi cơ thể và đưa máu đã hết chất dinh dưỡng cũng như oxygene trở về tim. Các mao mạch này giãn nở thành từng chùm xanh dưới da như mạng nhện. Nó làm giảm đi chất lượng cuộc sống, nhất là vấn đề thẩm mỹ đối với các phụ nữ trẻ. Các tĩnh mạch hiện rõ dưới da bàn tay và to phòng lên khi lưu lượng máu ở đó gia tăng vì vận động nhiều, và trong những lúc cánh tay ở vị thế duỗi xuống. Những người vận động bàn tay nhiều thì lớp mở ở mu bàn tay cũng giảm thiểu nên các tĩnh mạch hiện rõ hơn. Hiện tượng giãn tĩnh mạch chi của chị Loan trên gợi ý bệnh lý giãn tĩnh mạch chi dưới do rối loạn mãn tính tĩnh mạch nông. Bệnh có biểu hiện giãn nở tĩnh mạch dưới da một phần hay toàn bộ hệ tĩnh mạch Hiển trong và Hiển ngoài. Thành tĩnh mạch bị yếu, dẫn đến giãn tĩnh mạch, sung huyết tĩnh mạch và van tĩnh mạch, làm hoạt động kém. Khi đó, áp lực máu tĩnh mạch cao làm tụ máu cẳng chân, gây phù chân (thường vào buổi chiều). Bệnh nhân thường đau âm ỉ, cảm giác nặng, chèn ép ở vùng tĩnh mạch giãn nhiều. Triệu chứng tăng khi đứng, giảm khi nâng cao cẳng chân. Ngoài ra, có thể có chàm loét ở vùng cổ chân. Giải pháp khoa học nào từ bên trong? Gần đây, sản phẩm Healthy Veins do hang Davincin – USA sản xuất là sản phẩm được ưa chuộng tại Mỹ dành cho chị em bị giãn tĩnh mạch tay, chân, suy tĩnh mạch. Nay sản phẩm này đã có mặt ở Việt Nam. Số Đăng Ký Lưu Hành Tại Việt Nam: 9075/2010/YT-CNTC Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Các thành phần hoạt tính của Healthy Veins bao gồm: Diosmin: Có tác dụng bảo vệ các mao mạch, tăng cường lực tĩnh mạch, bảo vệ tuần hoàn tĩnh mạch, làm co thành mạch, chống ứ đọng và phù nề. Hesperidin:. Hesperidin là một flavonoid chiết xuất từ vỏ cam quýt. Có tác dụng hỗ trợ tĩnh mạch và che chở mạch. Được dùng để điều trị các chứng suy tĩnh mạch – bạch huyết (chân nặng, chuột rút, đau nhức, phù….), bệnh giòn mao mạch da (bầm máu, đốm xuất huyết), trong sản khoa (băng huyết do đặt vòng xoắn), trong khoa mắt (rối loạn tuần hoàn võng mạc và/hoặc mạch mạc). Citrus bioflavonoids: Bioflavonoids có nhiều trong hoa trái, rau và trà. Flavonoids (bao gồm Flavonols và flavanols) được biết đến có khả năng chống oxi hóa. Khả năng chống oxi hóa của máu tăng lên sau khi ăn nhiều thức ăn giàu flavonoids không phải do bản thân của flavonoids mà là do tăng nồng độ acid uric có được từ sự chuyển hóa của flavonoids. Vitamin C: Vitamin C giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng, độ bền của thành mạch và mau lành vết thương. Ascobic acid trong vitamin C cũng rất cần thiết cho sự tạo thành và duy trì sự chắc chắn, khỏe mạnh của nướu, răng, sụn, mô xương, mạch máu, và mô liên kết. Butcher’s broom (Tóc tiên hay mạch môn): Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, được dùng chữa các bệnh tim mạch, cao huyết áp, vữa xơ động mạch, suy mạch, giãn tĩnh mạch. Công dụng chính của Healthy Vein bao gồm: Giúp bảo vệ thành mạch, tăng sức chịu đựng của mạch máu; Cải thiện tình trạng giãn, suy tĩnh mạch - bạch huyết chi do đĩ cải thiện tối đa “hiện tượng nổi gân” bàn tay và chân. Giảm tình trạng giịn mao mạch gây bầm máu, đốm xuất huyết chi. Và giảm các triệu chứng nặng, phù nề, tê bì và cải thiện khả năng vận động Liều dùng: 2 viên một ngày hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia Y tế. Với công thức thảo dược độc đáo, nghiên cứu cẩn trọng, Healthy Vein thực sự là sản phẩm để những người mắc chứng giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch và yếu tĩnh mạch đặt niềm tin và chắc chắn sẽ mang lại vẻ đẹp trẻ trung của bàn tay, đôi chân của bạn Thông tin sản phẩm Healthy Vein cho bạn: Công ty TNHH Quốc tế Cát Vân Sa – 213 Cao Đạt, P.1, Q.5, TP.HCM – ĐT: (08) 6672 5523, 3924 4874 HT Long Châu 1& 2: 375-399 Hai Bà Trưng (38204334) Hà Nội: Cty Khải Nguyên: 287 Thanh Nhàn - Hai Bà Trưng, VP giao dịch số 70 ngõ 16 Hoàng Cầu, ĐT: (04) 3863.4664. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc lớn khác trên toàn quốc (website: www.catvansa.com) (24H.COM.VN)

Nguồn 24H: http://www21.24h.com.vn/lam-dep/hien-tuong-noi-gan-tay-va-chan-lam-sao-cho-het-c145a342359.html