Giới hạn an toàn khi tắm nước lá cho bé

Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo về tác hại của việc tắm nước lá cho bé sơ sinh của các bác sĩ, nhưng nhiều bà mẹ vẫn không tin vì họ đã đang sử dụng và làn da của bé vẫn đang an toàn.

Bên cạnh đó, cũng nhiều bé gặp tác hại, thậm chí nguy hiểm. Vậy đâu là giới hạn an toàn? >> Tắm nước dừa dễ gây viêm da trẻ >> Tai hại khi tắm cho trẻ bằng nước lá Món mồi béo bở cho vi khuẩn Kinh nghiệm dân gian truyền miệng, cho bé sơ sinh tắm một số loại lá, quả, củ... có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch, làm mát, làm đẹp và chữa một số bệnh ở da. Chẳng hạn, dùng sài đất, lá chè tươi, kinh giới, cỏ mần trầu khi bé bị mụn kê; dùng thêm nhọ nồi, cây hoa cứt lợn, rau chân vịt khi bé bị chốc, lở; nếu muốn bé tắm thơm tho thì dùng lá mùi tươi, hạt mùi, lá chanh; dùng lá trà xanh để chữa rôm sẩy; muốn da bé sạch mát và trắng thì tắm chanh hoặc nước dừa. Nhiều người cho rằng, trong những ngày nắng nóng, tắm lá sẽ giúp da bé mát và phòng ngừa rôm sẩy. Hơn nữa, lá cây hoa quả là những thứ từ thiên nhiên sẽ rất tốt cho làn da mỏng manh của bé yêu! Da bé yêu còn rất mỏng manh và rất dễ tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng dù chỉ là một yếu tố "bất lợi" nhỏ xíu xâm nhập. Một câu hỏi đơn giản, khi bạn tắm cho bé những lá quả trên, bạn có biết chúng có vô trùng trước những hiểm họa từ thuốc trừ sâu, thuốc kích thích rau, phân bón để bảo đảm những gì chạm vào da bé hoàn toàn vô trùng? Kể cả khi đun sôi cũng không diệt hết được vi khuẩn trong lá. Đó chưa kể, khi da bé có bệnh chốc, lở, rôm sẩy đó là những vết thương đang hở, nếu tắm lá, sài đất càng làm tăng thêm cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây biến chứng. Thực tế, TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội và bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia cho biết, viện đã tiếp nhận không ít trẻ nhập viện trong tình trạng viêm nhiễm nặng, phải điều trị lâu dài. Có những cháu bé bị viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời. Nguyên nhân đều do tắm lá. Thêm nữa, làn da bé trắng hay đen thường do yếu tố di truyền. Nước dừa hay nước chanh không thể quyết định được tính chất da, không thể giúp da trắng lên như nhiều người vẫn nghĩ. Hơn nữa, nước dừa thường ngọt, giàu chất béo nên sẽ là miếng mồi ngon để kiến bâu vào. Chỉ cần sót lại một tí trên da cũng có thể khiến cả đàn kiến tranh nhau bâu vào cắn đỏ da bé. TS Dũng cho biết, đúng là có nhiều trường hợp tắm lá chữa được bệnh ngoài da nhưng đó chỉ là trường hợp ngẫu nhiên và với khả năng tự miễn của con người, nhiều bệnh tự sinh ra và tự khỏi. Hơn nữa, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng các loại nước lá có khả năng chữa bệnh ngoài da. Thông thường, dấu hiệu dễ nhận thấy của viêm nhiễm là sốt. Tuy nhiên, sự đáp ứng thân nhiệt đối với bệnh tật của trẻ kém nên khi trẻ sốt thì đó là dấu hiệu bị viêm nhiễm khá nặng rồi. Các chuyên gia khuyến cáo không nên tắm lá cho bé sơ sinh. Trong trường hợp, bạn dùng lá tắm cho bé, nếu thấy trên da bé xuất hiện những vết lạ, mẩn đỏ kèm sốt, cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để có thăm khám và chữa trị thích hợp, đồng thời dừng ngay việc tắm nước lá. Có thể tắm được nước lá khi... Các bác sĩ Da Liễu khuyến cáo, tắm nước lá cho bé chừng mực và biết nguồn gốc của lá, quả, của được bảo đảm thì vẫn an toàn cho da của bé. Tuy nhiên, kỹ thuật pha nước và tắm phải đúng và chặt chẽ. Ví dụ, muốn tắm nước dừa, có thể tắm cho bé 1 lần/tuần, sau đó phải tráng lại bằng nước đun sôi để bớt nóng. Với các loại lá, quả, cần phải rửa từng lá dưới vòi nước chảy mạnh, ngâm nước muối hoặc thuốc tím, rửa sạch, đun sôi, rồi gạn lấy phần nước trong pha tắm cho bé. Sau đó, cũng cần tráng lại một lần qua nước đun sôi âm ấm. Đối với một số trường hợp viêm da nhẹ, chàm, hay dị ứng, các bà mẹ có thể cần tư vấn của bác sĩ để sử dụng các loại dung dịch tắm có chứa hoạt chất kháng sinh; hoặc dùng các loại lá Đông y có chất kháng sinh như trà xanh, mướp đắng, lá hoàng đằng... để tắm cho bé theo cách dân gian. Muốn tắm chanh để giúp da bé sạch, mát, phòng rôm sẩy thì chỉ pha vài giọt cốt chanh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Da Liễu, nước tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi là tắm bằng nước chín (nước đun sôi để nguội) pha đủ ấm khoảng 36 - 38 độ C. Theo Hoàng Lan Bác Sĩ Gia Đình

Nguồn TTOL: http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/lamchame/466112/index.html