Đừng lo khi bé bị rau quấn cổ

(Ba bau) - Khi mang thai ở tháng thứ 7, theo lịch hẹn của bác sĩ, ông xã đưa mình đi khám. Ngồi chờ xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới đến lượt. Nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc vì lại được gặp con yêu.

Cái cảm giác hồi hộp, chờ đợi nhìn con yêu cựa mình qua màn hình mà hai vợ chồng thấy tràn ngập niềm vui. Cái mặt tròn xinh, đôi mắt nhắm nghiền, bàn tay của bé đặt úp lên má như đang làm duyên. Con trai gì mà làm đỏm thế không biết… Sau một hồi kiểm tra, bác sĩ chuẩn đoán thai nhi khỏe mạnh, phát triển bình thường, bé được 29 tuần, nặng 1.200 g, dài 40 centimet, bị rau quấn cổ 2 vòng. Bác sĩ hẹn 15 ngày sau đến khám lại. Bác sĩ động viên cứ về theo dõi, rau quấn cổ 2 vòng không đáng ngại, có thể bé cựa mình cử động vòng dây sẽ tự tuột ra nhưng cũng có thể quấn thêm mấy vòng đấy. Lúc đó không đẻ thường được mà phải mổ nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ lẫn con. Vừa buồn vừa lo lắng không biết dây quấn cổ vậy có làm bé của mẹ đau và khó chịu không nhỉ? Mình đem chuyện kể với mẹ chồng. Mẹ chồng bảo không phải lo lắng, con chị H đi khám bác sĩ cũng bảo bị rau quấn cổ 6 vòng và đã xác định tư tưởng sẽ phải lên bệnh viện tuyến trên để mổ. Vậy mà chị ấy nghe ai mách rằng “Cứ tối đến chịu khó bò bò quanh giường, nhưng phải bò ngược với chiều kim đồng hồ thì dây rốn quấn cổ sẽ tự tuột ra”. “Kinh nghiệm này là từ thời xưa của các cụ truyền miệng lại đấy, ngày xưa các cụ gọi đó là tràng hoa quấn cổ; bé nào sinh ra bị tràng hoa quấn cổ thì nghịch phải biết”. Thế là tối nào chị ấy cũng chịu khó bò bò quanh giường, nhìn chị ấy ôm cái bụng to kềnh càng bò đi bò lại trông đến mệt mà lại buồn cười chứ. Nhưng nhỡ dây rốn quấn ngược trở lại thì sao mẹ? Chị ấy vốn tính cẩn thận nên vừa kết hợp chữa kiểu làm mẹo dân gian và hết tuần chị đi siêu âm kiểm tra lại. Tất nhiên dây rốn không quấn ngược lại mà cũng không thấy biểu hiện rời ra… Vẫn 6 vòng dây rốn quấn cổ. Chị cũng không bỏ cuộc, tối tối vẫn chịu khó bò bò quanh chiếc giường nhỏ, thỉnh thoảng thấy chị vừa bò vừa lẩm bẩm “bé yêu ơi tập thể dục cùng mẹ nhé, rau quấn cổ sẽ tuột ra mà”… Khi thai nhi bị rau cuốn cổ, mẹ hãy chữa mẹo bằng cách bò quanh giường. (Ảnh minh họa) Đấy là một chuyện mình được nghe chính mẹ chồng kể ở tận TB, còn chuyện con dâu của cô ở cơ quan mình cũng kể lại tương tư như vậy, con dâu cô ấy cưới bằng mình, mang thai lúc 8 tháng, rau quấn cổ 8 vòng vậy mà con cô ấy cũng chịu khó làm theo cách chữa mẹo dân gian này. Thế mà rau quấn cổ cũng hết và đương nhiên chị H và con dâu cô ấy đều đẻ thường vì đến kỳ sinh nở đi siêu âm thấy vòng dây rốn quấn cổ không còn nữa. Còn về phần mình vì lần đầu mang thai mà lại là cháu đích tôn của ông bà nội, nên mình cũng rất cẩn thận đã lên kế hoạch sinh ở phụ sản nhưng vì đến ngày sinh nở, mình đi kiểm tra thấy rau quấn cổ cũng không còn nữa nên phấn khởi lắm. Và mình đã sinh rất dễ dàng, mẹ tròn con vuông ở ngay trung tâm y tế. Mình cũng đã làm theo lời mách bảo của mẹ chồng, của cô làm cùng cơ quan và mấy người quen nữa. Vấn đề này, mình cũng cẩn trọng lắm vì cũng sợ nhỡ bị quấn ngược lại thì chết. Hi, nhưng mình được nghe nhiều người mách và đã có những người đi trước thử nghiệm nên đương nhiên mình áp dụng dễ dàng mà không còn lo ngại gì. PS: Với các mẹ mang thai nếu thai nhi bị rau quấn cổ, các mẹ cứ yên tâm thực hiện mẹo dân gian này nhé, nhớ là bò bò theo vòng tròn nhưng ngược chiều kim đồng. Một buổi tối không lên bò nhiều vì sợ mệt, chóng mặt. Buổi tối mình kết hợp đi bộ và thường bò khoảng 5 vòng trước khi đi ngủ. Lúc đó ngủ thấy ngon giấc. Các mẹ sợ gì mà không áp dụng vì mình thử nghiệm trước rồi thấy có hiệu quả với lại mẹ nào mang thai mà bị rau quấn cổ đều xác định tư tưởng sẽ mổ đúng không. Vậy thì còn chần trừ gì không thử vì đó cũng là cách tập thể dục giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn đấy. Kinh nghiệm chia sẻ từ mẹ Hip

Nguồn 24H: http://www.eva.vn/ba-bau/dung-lo-khi-be-bi-rau-quan-co-c85a74203.html