Đòn bẩy thành công từ chính sách tiền tệ

Thống đốc và các Phó Thống đốc liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng để định hướng dư luận, dẫn dắt niềm tin công chúng bằng hành động. Đây là phong cách điều hành chính sách tiền tệ tương tự mô hình tại các quốc gia phát triển trên thế giới.

1 Tính minh bạch và quyết liệt của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Phong cách này đã giúp người dân giữ vững được niềm tin vào hệ thống ngân hàng Việt Nam, có thêm niềm tin vào quá trình điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ.

Giai đoạn 2011-2015, ngành ngân hàng Việt Nam ghi “dấu ấn” quyết liệt và bản lĩnh của Thống đốc Nguyễn Văn Bình.

2 Giảm mạnh mặt bằng lãi suất huy động và cho vay

Biểu đồ: Các mức lãi suất do NHNN công bố.

* Lãi suất huy động

VNĐ

1/2011: 14%/năm

12/2015: 6,4-7,2%/năm

USD

1/2011: 6%/năm

12/2015: 0%/năm

* Lãi suất cho vay

VNĐ

1/2011: 20-25%/năm

12/2011: 17-19%/năm

12/2012: 9-10%/năm

2013-2014: Điều chỉnh nhẹ

12/2015: Lĩnh vực ưu tiên ở mức

6-7%/năm đối với ngắn hạn và 9-10%/năm ở mức trung - dài hạn; lĩnh vực thông thường 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn và

9,3-11%/năm đối với trung - dài hạn.

USD

1/2011: 7-8%/năm

12/2015: 2,8-6,3%/năm

3 Ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thường xuyên chủ động đưa ra các cam kết duy trì ổn định tỷ giá trong từng năm để định hướng thị trường, kiểm soát kỳ vọng, giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài.

Tình trạng “đô la hóa” đã giảm mạnh, NHNN mua được một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước lên mức kỷ lục.

Những biện pháp điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối của NHNN đã giúp nâng cao vị thế của đồng nội tệ và góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh tiền tệ quốc gia.

Biểu đồ: Tỷ giá giữa USD và VNĐ.

4 Tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng và hiệu quả

Cơ cấu tín dụng tập trung cho sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tích cực cho tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu.

Nhiều chương trình cho vay như: 30.000 tỷ đồng; cho vay theo Nghị định 67; Chương trình liên kết 4 nhà; cho vay mua tạm trữ lúa gạo...

Tổng phương tiện thanh toán tăng 110,85% (3.091.816 tỷ đồng).

Huy động vốn tăng 111,05 % (2.722.090 tỷ đồng).

Tổng dư nợ tín dụng tăng 87,93% (2.176.758 tỷ đồng).

Số dư cuối kỳ (2011-2015)

Tỷ lệ tăng trưởng (1/1/2011-21/12/2015)

5 Tái cơ cấu thành công

Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng do NHNN triển khai trong điều kiện nhiều yếu tố không thuận lợi phát sinh (kinh tế vĩ mô kém ổn định, tăng trưởng kinh tế chậm, thị trường bất động sản trầm lắng, chậm phục hồi…), tuy nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn ngành ngân hàng và hệ thống chính trị, về cơ bản mục tiêu Đề án 254 đã đạt được với những điểm sáng nổi bật trên thị trường. Các tổ chức tín dụng cũng hiểu rằng sự phát triển ổn định phải được xây dựng từ tính minh bạch, đúng pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm và đúng quy định pháp luật đối với các cá nhân gây lũng đoạn hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.

8 thương vụ mua bán, sáp nhập

NHNN kiểm soát và từng bước xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, đảm bảo ổn định, an toàn hệ thống; không để đổ vỡ, khủng hoảng ngân hàng; tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm. Các ngân hàng sau cơ cấu lại đã hoạt động ổn định, một số ngân hàng có phát triển bứt phá.

6 Xử lý nợ xấu

VAMC đã phát huy rõ vai trò là công cụ quan trọng xử lý nợ xấu, cải thiện thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng ngân hàng. Kết quả xử lý nợ xấu đã góp phần quan trọng khơi thông nguồn vốn, cải thiện tăng trưởng tín dụng và kinh tế một cách vững chắc.

7 Chấn chỉnh thị trường vàng

NHNN tổ chức 76 phiên đấu thầu với khoảng 68 tấn vàng để bán cho các tổ chức tín dụng tất toán số dư huy động và bán ra thị trường, góp phần thu về cho ngân sách nhà nước 7.000 tỷ đồng.

Tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế đã từng bước được ngăn chặn. Chuyển quan hệ “huy động, cho vay vốn bằng vàng” sang quan hệ “mua, bán vàng”. Thị trường vàng trong nước ổn định dù thị trường vàng thế giới biến động phức tạp, không còn những cơn “sốt vàng” gây ảnh hưởng đến tỷ giá, thị trường ngoại hối và kinh tế vĩ mô.

8 Đột phá về công nghệ thanh toán

Tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán giảm từ mức 14,2% năm 2010 xuống còn 12% hiện nay.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đóng vai trò cốt lõi trong giao dịch thanh toán.

Số lượng ATM và POS tăng nhanh, số lượng thẻ ATM, dịch vụ internet banking và mobile banking tăng liên tục.

9 Chủ động, tích cực hội nhập và hợp tác quốc tế

NHNN đã đàm phán/ký kết với WB 56 chương trình/dự án với tổng trị giá là 8,58 tỷ USD. Ngoài ra, NHNN còn ký với với ADB 51 chương trình, dự án với tổng trị giá gần 5,3 tỷ USD.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình tại dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên.

10 Tích cực trong công tác an sinh xã hội

Tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội, đi đầu trong tài trợ cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

10.700 tỷ đồng tập trung vào xây nhà cho người nghèo, trường học, trạm y tế, đường giao thông nông thôn... góp phần giúp người dân thoát nghèo, từng bước nâng cao điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống.

Tường Minh - Như Nguyễn - Đồ họa: Tường Huy - Tiến Sĩ

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://nguoitieudung.com.vn/don-bay-thanh-cong-tu-chinh-sach-tien-te-d39611.html