Đi tìm những cổ vật được săn lùng nhiều nhất ở Việt Nam

(GDVN) - Những cổ vật từ chất liệu đất nung, gốm, đá, đồng,... lưu dấu nền văn hóa cổ xưa cùng đời sống của người Việt cổ luôn được giới nghiên cứu săn lùng.

Những chiếc nồi đồng luôn là cổ vật được nhiều người săn đón. Trong ảnh là chiếc nồi đồng của Má Xân - Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở thôn Xuân Đông. Bà có 5 con là liệt sỹ, 2 con thương binh. Bản thân bà hy sinh khi đang nấu cơm phục vụ thương binh. “Chiếc nồi trộn gạo, đất và máu ngày mẹ tôi hy sinh. Nó là của hồi môn của bà ngoại cho mẹ tôi khi đi lấy chồng. Chiếc nồi này mẹ tôi đã dùng để nấu cơm, nấu khoai, nấu sắn nuôi đàn con chúng tôi lớn lên đi đánh giặc, nấu cháo phục vụ thương binh...” – anh Mười, người con trai duy nhất còn lại của gia đình ngậm ngùi nói.

Cùng với trống đồng Cổ Loa nổi tiếng phát hiện năm 1982, chiếc trống đồng Hải Bối cũng được các "tín đồ" đồ cổ lùng săn trong lòng đất Hà Nội. Đây là chiếc trống còn khá nguyên vẹn, được các nhà khoa học xếp loại I trong bảng phân loại của nhà bác học Hê- gơ người Áo. Trung tâm mặt trống là hình ngôi sao 23 cánh, giữa ngôi sao có 4 đường chỉ nổi. Điều khác biệt là mặt của chiếc trống này không có các hoa văn thường thấy: chim bay, hình người múa hóa trang... như ở những chiếc trống đồng thuộc văn hóa Đông Sơn khác. Phần tang trống cũng không có hoa văn, duy chỉ thấy có hoa văn hình dích dắc và tam giác ở lưng trống.

Đồ đá văn hóa Phùng Nguyên gồm có các loại rìu bôn tứ giác, đục, giáo, qua, mũi tên, các loại vòng trang sức, khuyên tai, hạt chuổi,v.v. được chế tác bằng các phương pháp ghè, cưa, khoan, tiện, mài nên đồ đá vuông thành sắc cạnh, nhẵn bóng rất đẹp. Đồ gốm được chế tạo bằng bàn xoay chậm, phần lớn dược trang trí hoa văn, mà tiêu biểu hơn cả là văn khắc vạch kết hợp chấm giải tạo thành các đồ án đối xứng đẹp mắt.

Trong kho của Bảo tàng Nghệ thuật Dresden (Đức( hiện lưu giữ hai bảo vật Việt Nam: một chiếc đĩa lớn và một cái ang, đều thuộc dòng gốm hoa lam đời Lê, niên đại cuối thế kỷ 15.

Chiếc đĩa có đường kính khoảng 32cm, tình trạng hoàn hảo. Lòng đĩa vẽ hoa cúc và hai dải hồi văn hoa lá bao quanh (ảnh 1). Đáy đĩa tô men màu sôcôla, một đặc trưng của đồ gốm VN thời Lý - Trần - Lê.

Chiếc ang thật sự là một vưu vật. Ang cao 28cm, đường kính thân 35cm, thành ngoài chia ô trang trí các đồ án hoa cúc và hoa cẩm chướng (?) cùng các dải hồi văn đầu cánh hoa. Hai cổ vật này xứng đáng được xếp vào "chiếu trên", thuộc nhóm hàng "độc" của dòng đồ gốm hoa lam thời Lê.

Cổ vật Chămpa cũng là một đối tượng mà các bảo tàng Đức quan tâm. Các Kosa bằng vàng, cổ vật quí nhất trong di sản của các vương triều Chămpa, hầu như đã biến khỏi VN từ lâu, nay chỉ hiện hữu trong các bảo tàng nước ngoài. Một người có trách nhiệm ở Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á Berlin cho biết bảo tàng đã mua Kosa bằng vàng này (ảnh) trong một phiên bán đấu giá ở London.

Đặc biệt, Bảo tàng DTH Linden - Stuttgart đang sở hữu pho tượng Avalokitesvara Padmapani bằng đồng (tk 7-8), cao 31 cm, thuộc hàng quí hiếm bậc nhất trong những cổ vật Chămpa lưu lạc ở nước ngoài (ảnh). Cổ vật này hiện được Bảo tàng DTH Vienna mượn trưng bày trong cuộc triển lãm VN: Thần linh - anh hùng - tổ tiên ở thành phố Leoben (Áo).

Những cổ vật bằng đồng như thế này luôn được giới nghiên cứu quan tâm. Cổ vật Việt Nam này đang được đặt tại viện bảo tàng Norton Simon và Sotheby's Cổ vật Việt Nam tại viện bảo tàng Norton Simon và Sotheby's.

Chiếc trống đồng trang trí hoa văn hình người kéo thuyền được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Trống đồng này có kiểu dáng và hoa văn khác lạ, chưa từng thấy trong phổ hệ trống đồng Việt Nam. Chiếc trồng này được tìm thấy ở Tây Nguyên, chứng minh sự lan tỏa mạnh mẽ của Đông Sơn, cũng như tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa này trên lãnh thổ Việt Nam và xa hơn. (Ảnh: Dân trí).

Chuông

Chuông con voi

Thạp hai quai

Đồ dùng sinh hoạtĐồ dùng sinh hoạt

Một chiếc vòng chân

Các loại vũ khí chiến đấu

Đèn con bò

Chiếc khuyên tai hai đầu thú làm bằng đá quý hiếm thuộc nền Văn hóa Đông Sơn, nằm lẫn trong cát được một người dân tại thị trấn Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tình cờ phát hiện.

Những đồ cổ giá trị đào được ở Lạc Sơn, Hòa Bình đã thành hàng hóa “Bảo vật” trên đỉnh núi khiến giới buôn đồ cổ đã ồ ạt đổ về đây khai thác từ tháng 10-2008.

Nguồn Giáo Dục VN: http://giaoduc.net.vn/ban-doc/di-tim-nhung-co-vat-duoc-san-lung-nhieu-nhat-o-viet-nam/121314.gd