Để ngừa và điều trị trẻ ho có đàm (Phần 1)

(TNO) * Thưa bác sĩ, bé nhà tôi nay được 12 tháng, cân nặng 13kg, ăn uống bình thường, nhưng gần đây, buổi tối đang ngủ, tự nhiên bé ho và ói. Khi ngủ thì hơi thở bình thường, không khò khè. Như vậy có phải bé bị sặc khi ngủ và dẫn đến ho rồi ói hay không?

>> Tư vấn trực tuyến về cách ngăn ngừa và điều trị trẻ ho có đàm - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Có khả năng cháu bị chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Nếu không điều trị đúng mức, bệnh này có khả năng đưa đến nhiều biến chứng hô hấp. Vì vậy, bạn cần cho cháu đi khám chuyên khoa nhi và nhiều khả năng sẽ cần siêu âm bụng để xác định chẩn đoán để có hướng điều trị thích hợp. Trước mắt, bạn không nên cho bé bú hay ăn no ngay trước khi đi ngủ (tốt nhất ăn, bú trước khi ngủ 1 giờ). Bạn cũng nên tránh cho cháu uống các thức uống có ga, cacao, cam quít nếu đúng là cháu bị chứng này. * Con gái tôi được 15 tháng, cân nặng 10kg, khi ngủ cháu hay bị thở khò khè (sau khi cháu bị ho). Vậy cháu phải uống thuốc gì thưa bác sĩ? Xin cảm ơn! - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Nếu bạn chỉ nghe tiếng “khò khè“ khi ngủ thì trước hết cần xem cháu có tắc nghẽn đường hô hấp trên hay không, đặc biệt là nghẹt mũi. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi rồi làm sạch mũi cẩn thận cho bé. Nếu chỉ do nghẹt mũi, cháu sẽ thở êm hơn. Nếu cháu vẫn còn tiếng thở bất thường, bạn cần cho cháu đi khám để xem VA, amygdales có to quá hay không cũng như để tìm các nguyên nhân khác. * Con tôi được 2 tuổi, thời tiết năm nay thay đổi nhiều nên cháu hay bị ho, có đàm và sổ mũi, mỗi lần ho thường kéo dài khoảng 1 tuần thì hết ho nhưng vẫn còn có đàm khò khè. Đi khám bác sĩ nói cháu bị viêm VA nên thời tiết thay đổi là dễ bị ho. Cháu được 2 tuổi và chưa biết nói thì có nạo VA được không có nguy hiểm gì không ạ? - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: VA là viết tắt phổ biến của một thuật ngữ Pháp (Végétation Adénoїde) để chỉ một tổ chức bạch huyết nằm ở vòm họng có vai trò bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng (tương tự như amygdales). Vì vậy, khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, tổ chức VA này cũng thường bị viêm. Thường chỉ nạo VA trong một số trường hợp cần thiết mà thôi: - VA quá to làm trẻ khó thở. - VA quá phát có biến chứng viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm thanh quản cấp, viêm phổi nhiều lần. - Trẻ trên 12 tháng tuổi. * Sử dụng máy lạnh cho trẻ như thế nào là hợp lý ? - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Một số lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ khi sử dụng máy lạnh cho trẻ: 1. Cần tránh hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột đối với trẻ. Không nên cho trẻ vào ngay phòng máy lạnh khi trẻ ở ngoài trời nắng về hay khi trẻ vừa chạy nhảy, vận động nhiều khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi. 2. Thiết kế chỗ lắp đặt máy lạnh hoặc điều chỉnh chỗ ngủ sao cho nơi luồng không khí lạnh không phả trực tiếp vào người trẻ. 3. Nhiệt độ thích hợp nhất là thấp hơn nhiệt độ bên ngoài khoảng 8 - 10oC. Sự chênh lệch nhiệt độ này nên càng ít càng tốt nếu trẻ càng nhỏ. Nhiệt độ trung bình khoảng 24 - 26oC là vừa phải, nhưng nếu có trẻ nhỏ thì khoảng 26 - 27oC. 4. Không nên để trẻ ở trong phòng máy lạnh quá 4 giờ liên tục. 5. Khi ngủ tránh để luồng gió của máy lạnh thổi thẳng vào nơi nằm ngủ của trẻ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và không nên để nhiệt độ thấp kéo dài liên tục trong đêm. Nên cài đặt máy lạnh ở chế độ đêm nếu có. 6. Cần chú ý làm vệ sinh máy lạnh định kỳ, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh phòng ngăn nắp, sạch sẽ. * Tôi thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi cho con (hiện được 9 tháng tuổi). Việc sử dụng nước muối thường xuyên như thế có gây phản ứng phụ gì không? - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Nước muối sinh lý rất an toàn cho trẻ khi dùng nhỏ mắt, nhỏ mũi. * Con tôi được 9 tháng tuổi, cháu thường hay khò khè nhưng khám bác sĩ bảo cháu không sao, tình trạng này đã xảy ra khi cháu được hơn 3 tháng tuổi. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi có cần cho cháu uống thuốc gì không? - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Bạn cần loại trừ ngay khả năng cháu bị nghẹt mũi là tình huống rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Thật vậy, trẻ càng nhỏ thì càng thở chủ yếu bằng mũi. Do đó, khi nghẹt mũi trẻ sẽ có biểu hiện thở “khụt khịt” mà nhiều khi các bậc cha mẹ lầm với “khò khè” (là dấu hiệu thường các bác sĩ dễ dàng phát hiện ra bằng ống nghe tim phổi). Bạn có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi rồi làm sạch mũi cẩn thận cho bé. Trong trường hợp nghẹt mũi, cháu sẽ thở êm hơn. * Bé tôi được 30 tháng, được 17kg, bé hay bị viêm mũi họng, amidan mãn tính. Cháu mới nằm viện về do amidan bị mủ viêm phế quản. Bác sĩ điều trị vừa chích và vừa cho uống kháng sinh nhưng vẫn chưa bớt, bác sĩ chuyển sang dùng kháng sinh là tampat và đã đỡ nhưng nay cháu lại bắt đầu ho lại, xin bác sĩ chỉ giúp cách giải quyết. Tôi rất lo lắng và lúng túng. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Các trường hợp nhiễm trùng hô hấp tái phát thường là do các nguyên nhân sau: 1. Do trẻ có cơ địa đặc biệt dễ mắc bệnh: trẻ suy dinh dưỡng, trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, không chủng ngừa đủ, thiếu vitamin A, thiếu máu, thiếu sắt, trào ngược dạ dày thực quản, có bệnh lý mãn tính kèm theo (bệnh tim bẩm sinh và nhiều loại bệnh lý bẩm sinh khác, bại não và các bệnh thần kinh - cơ, suy giảm miễn dịch…). 2. Môi trường sống không thuận lợi: không khí ô nhiễm, nhà cửa chật chội, đông đúc, thiếu vệ sinh, khói bếp - khói xe - khói công nghiệp và đặc biệt là khói thuốc lá. Vì vậy, nếu cháu không có cơ địa đặc biệt dễ mắc bệnh như trên, bạn cần lưu ý giúp cháu cải thiện môi trường sống xung quanh cháu cũng như chú ý vấn đề cải thiện dinh dưỡng, chủng ngừa (mở rộng và tự nguyện). Cuối cùng, bạn cần lưu ý là nhiễm trùng hô hấp là bệnh lý phổ biến hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Người ta ước tính, một đứa trẻ dưới 5 tuổi bình thường cũng có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 5 - 8 lần trong một năm! * Thưa bác sĩ, bé gái nhà tôi được 9 tháng tuổi. Cháu thỉnh thoảng mới ho (hầu như rất ít, có ngày ho khoảng 1 - 2 lần, có ngày không ho lần nào cả). Thời gian gần đây, bé hay nôn (có khi ngày nôn 1 lần hoặc vài ngày mới nôn) và trong lúc thở, tôi thấy hình như bé có vẻ nghẹt nghẹt trong cổ họng giống như là có đờm vậy. Lúc nôn nhiều lúc thấy có đờm, nhiều lúc cũng không thấy gì cả. Vậy thưa bác sĩ, bé nhà tôi bị bệnh gì và có cần đưa đi khám bệnh hay không. Cám ơn bác sĩ. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Cần xem xét khả năng trào ngược dạ dày - thực quản nơi cháu. Nếu không điều trị đúng mức, bệnh này có khả năng đưa đến nhiều biến chứng hô hấp. Vì vậy, bạn cần cho cháu đi khám chuyên khoa nhi và nhiều khả năng sẽ cần siêu âm bụng để xác định chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp. Trước mắt, bạn không nên cho bé bú hay ăn no quá một lúc mà nên chia làm nhiều cử nhỏ. Không nên cho bé bú hay ăn no quá ngay trước khi đi ngủ (tốt nhất ăn, bú trước khi ngủ 1 giờ). * Con em 16 tháng tuổi hay bị ho, 6 tháng nay uống thuốc hoài, uống hạ bệnh nhưng không dứt hẳn. Hiện tại, đêm và sáng sớm ho ít, nhưng có đàm nhiều. Thở khò khè, nghe đàm rất nhiều và rõ. 2 tuần trước, bé ho, có đi hút đàm liên tục. Giờ bớt ho nhưng đàm lại xuất hiện như trước. Bé cứ nhợn nhợn mà không thể nào lấy ra được. Mong các bác sĩ giúp cách. Bé không sổ mũi, ho ít nhưng đàm nhiều trong họng. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Các trường hợp nhiễm trùng hô hấp tái phát thường là do các nguyên nhân sau: 1. Do trẻ có cơ địa đặc biệt dễ mắc bệnh: trẻ suy dinh dưỡng, trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, không chủng ngừa đủ, thiếu vitamin A, thiếu máu thiếu sắt, trào ngược dạ dày thực quản, có bệnh lý mãn tính kèm theo (bệnh tim bẩm sinh và nhiều loại bệnh lý bẩm sinh khác, bại não và các bệnh thần kinh - cơ , suy giảm miễn dịch…). Trường hợp con bạn, cần xem xét khả năng trào ngược dạ dày - thực quản nơi cháu. 2. Môi trường sống không thuận lợi: không khí ô nhiễm, nhà cửa chật chội, đông đúc, thiếu vệ sinh, khói bếp - khói xe - khói công nghiệp và đặc biệt là khói thuốc lá. Vì vậy, nếu cháu không có cơ địa đặc biệt dễ mắc bệnh như trên, bạn cần lưu ý giúp cháu cải thiện môi trường sống xung quanh cháu cũng như chú ý vấn đề cải thiện dinh dưỡng, chủng ngừa (mở rộng và tự nguyện). * Chào bác sĩ, con trai tôi năm nay được 41 tháng tuổi, sinh mổ được 3,6kg. Từ lúc bé được 12 tháng cho đến bây giờ, thường khi ngủ dậy hay bị ho có đàm màu vàng nhạt. Hiện tại, trong khoảng thời gian bắt đầu đi ngủ từ 21 giờ 30 cho tới 02 giờ sáng, khi bé đang ngủ mà bị ho thì bé ói toàn bộ thức ăn và sữa ra hết. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách điều trị. Chân thành cảm ơn! - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Có khả năng cháu bị chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Nếu không điều trị đúng mức, bệnh này có khả năng đưa đến nhiều biến chứng hô hấp. Vì vậy, bạn cần cho cháu đi khám chuyên khoa nhi và nhiều khả năng sẽ cần siêu âm bụng để xác định chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp. Trước mắt, bạn không nên cho bé bú hay ăn no ngay trước khi đi ngủ (tốt nhất ăn, bú trước khi ngủ 1 giờ). Bạn cũng nên tránh cho cháu uống các thức uống có ga, cacao, cam quít nếu đúng là cháu bị chứng này. * Thưa bác sĩ, con gái tôi năm nay 7 tuổi, cháu bị bệnh ho cả tháng rồi. Tôi có dẫn cháu đi khám bệnh ở phòng mạch bác sĩ thì ho có thuyên giảm vào ban ngày, nhưng vào buổi tối, mỗi khi cháu ho là 1 cơn dài và có đàm. Khi ho mạnh và nhiều quá, có thể nôn ra cơm của buổi ăn chiều. Xin hỏi ngày nào cháu cũng uống thuốc ho nhưng bệnh không hết, vậy mà bác sĩ vẫn cho uống cùng 1 loại thuốc đó, nếu uống lâu dài sẽ như thế nào. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Về nguyên nhân các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp tái phát, xin bạn tham khảo các câu trả lời trên. Riêng trong trường hợp con bạn, còn cần lưu ý xem xét đến một số nguyên nhân quan trọng, phổ biến khác như: hen suyễn, viêm mũi xoang dị ứng, trào ngược dạ dày - thực quản. Mỗi loại thuốc ho có mức độ an toàn cũng như có một số tác dụng phụ riêng nên chúng tôi chỉ có thể trả lời được câu hỏi của bạn nếu biết đó là thuốc ho gì. Tuy nhiên, bạn lưu ý nhiều khi mối lo ngại không phải đến từ việc uống thuốc lâu dài và là do việc bệnh mãi không hết. * Thưa bác sĩ, cho tôi hỏi thêm: con tôi ho có đàm, đặc biệt ho dữ vào lúc đêm khuya và gần sáng, bác sĩ khám nói bị hen suyễn. Vậy nếu đưa cháu vào BV Nhi Đồng 1 để điều trị liệu có dứt hẳn bệnh trong thời gian ngắn không hay bệnh này phải điều trị lâu dài để vợ chồng tôi có thể sắp xếp công việc mà dẫn cháu đi? Mong bác sĩ trả lời giúp, vợ chồng tôi hiện đang rất lo lắng và sốt ruột vì bệnh của cháu nhỏ. Xin cảm ơn. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Hiện nay, y học (đông hay tây y cũng vậy) chưa thể điều trị dứt hẳn bệnh suyễn. Tuy nhiên, với những tiến bộ của y học ngày nay, chúng ta có thể kiểm soát tốt được bệnh suyễn - nghĩa là có thể khống chế không cho bệnh bộc phát để bệnh nhân có thể sinh hoạt, phát triển bình thường. Bệnh nhân suyễn cần được chăm sóc và điều trị lâu dài, bao gồm: (1) Tránh những yếu tố có thể làm khởi phát cơn suyễn, (2) Phòng ngừa bằng thuốc (khi bệnh suyễn không kiểm soát được, trẻ tuần nào cũng lên cơn, ít nhất 2 lần trong một tháng bị thức giấc về đêm vì lên cơn suyễn hoặc khi đã từng bị lên cơn suyễn nặng). Việc điều trị suyễn cần có sự phối hợp tốt và kiên trì của gia đình và thầy thuốc. Bạn có thể đưa cháu đến khám tại phòng khám suyễn - BV Nhi Đồng 1 để được tư vấn đầy đủ. Ngoài ra, bạn có thể tham dự các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ cha mẹ bệnh nhi hen suyễn - BV Nhi Đồng 1 (tổ chức vào chiều thứ năm tuần đầu mỗi tháng, trước mắt là chiều 03.06.2010) để được hướng dẫn cụ thể chi tiết hơn về cách chăm sóc trẻ suyễn. * Bé năm nay 14 tháng, được 10,5kg. Cách đây 1 tháng bé bị ho kéo dài nên gia đình đã đưa bé đi chụp X-Quang phổi, kết quả: bị đậm nhánh phế huyết quản. Bé được chỉ định nhập viện và điều trị tiêm kháng sinh 7 ngày. Bé ra viện đã được 12 ngày nhưng vẫn bị ho, có đờm. Hiện nay em đang cho bé uống rhithaniol để long đờm (uống được 6 ngày rồi) bé có đỡ ho và ít đờm hơn nhưng vẫn chưa hết ho và thi thoảng có khò khè. Xin hỏi bác sĩ Tuấn bé bị đậm nhánh phế huyết quản có nghĩa là bị viêm phổi chưa? Cách điều trị cho bé hiện nay như thế nào? Và việc kiêng gió cho bé có quan trọng không. Mùa hè bật quạt thẳng vào bé có nguy hiểm không? - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Thông thường khi ghi nhận có dấu hiệu tổn thương nhu mô phổi thì chắc chắn là có viêm phổi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các dấu hiệu X-Quang thường xuất hiện chậm hơn so với triệu chứng quan trọng khác là “thở nhanh” và thường chỉ có rõ khi bệnh đã tiến triển. Xin bạn tham khảo thêm các ý kiến liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp tái phát và kéo dài mà chúng tôi đã trả lời. Bạn không nên cho quạt máy thổi thẳng vào cháu mà chỉ nên để quạt xoay. Không nên bật quạt số lớn. Bạn cũng không nên cho cháu ở ngay trước luồng gió quạt nếu trẻ đang đổ mồ hôi nhiều. * Con tôi hay ho có đàm, xin hỏi bác sĩ có nên cho bé đi lấy đàm ra không? Vì khi có đàm bé thường làm biếng ăn, có thuốc gì uống để tăng sức đề kháng cho bé không? Xin cám ơn bác sĩ. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Để điều trị, tốt nhất là điều trị nguyên nhân. Để điều trị triệu chứng bạn cần cho cháu uống nhiều nước hoặc có thể dùng các loại thuốc ho - long đàm an toàn, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Không nên đi móc đàm nhớt vì không hiệu quả và còn có thể nguy hiểm. Không nên cho trẻ kiêng ăn khi bị bệnh. Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cháu tăng sức đề kháng. Bạn còn cần lưu ý cho cháu chủng ngừa đầy đủ. * Cho tôi hỏi thuốc Bisolvon là thuốc dạng siro hay như thế nào? Khi nằm quạt thường hay bị việm họng, ho, nếu không có quạt trẻ sẽ đổ mồ hôi nhiều có ảnh hưởng gì không? - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Hiện nay, Bisolvon có dạng viên 8mg, và cả dạng siro phù hợp cho trẻ em. Khi sử dụng quạt, bạn không nên cho quạt máy thổi thẳng vào cháu mà chỉ nên để quạt xoay. Không nên bật quạt số lớn. * Bé trai của em 23 tháng tuổi, nặng gần 14kg, cháu hay bị ho có đàm mỗi lần ho là thường bị ói (nhất là buổi tối). Tôi có cho cháu uống thuốc ho có thảo dược hoặc tất chưng mật ong thì cháu đỡ ho nhưng vẫn còn đàm trong họng. Xin hỏi giờ làm sao để cháu hết đàm hả BS. Xin cảm ơn BS nhiều. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Để điều trị, tốt nhất là điều trị nguyên nhân. Để điều trị triệu chứng bạn cần cho cháu uống nhiều nước hoặc có thể dùng các loại thuốc ho - long đàm an toàn, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ngoài ra, cần xem xét thêm khả năng trào ngược dạ dày - thực quản nơi cháu. Nếu không điều trị đúng mức, bệnh này có khả năng đưa đến nhiều biến chứng hô hấp. Vì vậy, bạn cần cho cháu đi khám chuyên khoa nhi và nhiều khả năng sẽ cần siêu âm bụng để xác định chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp. Trước mắt, bạn không nên cho bé bú hay ăn no quá một lúc mà nên chia làm nhiều cử nhỏ. Không nên cho bé bú hay ăn no quá ngay trước khi đi ngủ (tốt nhất ăn, bú trước khi ngủ 1 giờ). * Be em 2 tuoi bi ho 2 tuan nay, co dam vang dac. Di kham bac sĩ chuan doan viem hong va cho uong khang sinh. Ngay 19.05 e co vao benh vien nhi dong 1 kham cung noi viem hong. Xin hoi bac si tai sao be khong chiu an, uong sua, ho keo dai nhu vay co anh huong gi khong. Xin bac si huong dan cham soc be. Be 27 thang ma co 10kg. Moi khi ho la be oi het va khong chiu an gi. Xin bac si tu van gium. Chan thanh cam on. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Để chăm sóc trẻ tại nhà bạn cần: - Tiếp tục cho trẻ ăn hoặc cho bú nhiều lần hơn. Không kiêng ăn. Trường hợp con bạn, việc chia thành nhiều cử ăn, cử bú nhỏ sẽ giúp trẻ đỡ bị ói khi ho nhiều. - Cho trẻ uống đủ nước: sẽ giúp trẻ không mất nước và giúp trẻ dịu họng, giảm ho và long đàm. - Giảm ho, đau họng bằng thuốc nam an toàn (tắc chưng đường, mật ong, tần dầy lá, nước trà loãng - ấm…) hay thuốc ho - long đàm an toàn, phù hợp với tuổi của trẻ. - Dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc. - Làm thông thoáng mũi giúp trẻ dễ thở, dễ bú hơn. - Chú ý phát hiện các dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay: Khó thở hơn Thở nhanh hơn Không uống được Trẻ mệt hơn * Con em ho có đàm, hỏi bác sĩ tư vấn giùm. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Để điều trị, tốt nhất là điều trị nguyên nhân. Để điều trị triệu chứng bạn cần cho cháu uống nhiều nước hoặc có thể dung các loại thuốc ho - long đàm an toàn, phù hợp với độ tuổi của trẻ. * Con tôi 14 tháng, cứ khoảng 1 tháng cháu lại bị sổ mũi, có khi ho, tôi đi khám BS nói cháu bị viêm phế quản. Lần nào cũng vậy thường bị kéo dài khoảng 7 - 10 ngày. BS cho uống kháng sinh. Cho tôi hỏi cháu hay uống kháng sinh như vậy có ảnh hưởng đến sự phát triển của cháu không? Khi cháu bị sổ mũi, ho như vậy tôi có nhất thiết phải cho cháu đi bác sĩ khám uống thuốc không, hay có thể chăm sóc tại nhà như nhỏ nước muối thông thoáng mũi, cháu uống nước cam, nước hoa quả nhiều. Vì có lần tôi đi khám nhưng BS cho thuốc đắng quá cháu uống không được, tôi đã làm bằng cách này bệnh của cháu bớt dần và hết. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Nếu cháu thật sự bị “viêm phế quản” nhiều lần như vậy, cần xem xét đến một nguyên nhân quan trọng khác đó là hen suyễn. Trong trường hợp này chỉ có điều trị suyễn thì mới có hiệu quả và không một loại kháng sinh nào là có hiệu quả với một trường hợp hen suyễn đơn thuần. Khi bé bị ho, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà nếu: trẻ không có dấu hiệu bệnh nặng nào (tím tái, không uống được, ngủ li bì, co giật, thở có tiếng rít), không khó thở, ho dưới 7 ngày. * Xin chào bác sĩ, cho cháu hỏi cháu có 2 đứa con một trai một gái, đứa lớn được 6 tuổi, đứa nhỏ được 1,5 tuổi. Cả hai cháu thường hay bị ho có đàm mỗi lần như vậy lại phải đi bác sĩ uống thuốc mất 1 tuần hoặc 2 tuần mới khỏi, cháu cũng thường xuyên cho các con mình uống mật ong cháu nghe nói uống mật ong tốt cho họng có phải vậy không ạ, khi bị thì uống gì, hay ngậm gì để tan đàm mà không phải uống thuốc tây nhiều, và còn dùng gì để phòng bệnh cho cháu. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Có nhiều phương thuốc dân gian khá hiệu quả mà bạn có thể dùng cho trẻ: tần dày lá, tắc chưng đường phèn, mật ong, nước trà ấm - loãng… Ngoài ra, uống nhiều nước cũng sẽ giúp trẻ dịu họng, giảm ho, loãng đàm. * Con gái tôi 32 tháng tuổi, nặng 10,5kg. Lúc mới sinh được 11 ngày cháu bị ho và phải nhập viện, bác sĩ kết luận cháu bị viêm phổi và phải tiêm 12 mũi kháng sinh. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần thời tiết thay đổi là cháu lại bị ho nhiều, cảm giác khò khè trong lồng ngực, chảy nước mũi, đôi lúc cháu có nóng sốt. Xin bác sĩ cho biết về bệnh của cháu và xin hỏi bác sĩ làm thế nào để điều trị dứt điểm tình trạng của cháu như trên. Dùng thuốc gì và dùng như thế nào trong bao lâu. Xin trân trọng cảm ơn. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Trường hợp này, bạn cần lưu ý đến một nguyên nhân quan trọng: đó là hen suyễn. Trong trường hợp này chỉ có điều trị suyễn thì mới có hiệu quả. Vì vậy, bạn cần cho cháu đi khám chuyên khoa, tốt nhất là hô hấp nhi để được định bệnh và điều trị phù hợp. * Thưa Bác sĩ, con tôi được 9 tháng, nặng 11kg, bé gái. Gần đây, bé hay thở hay có tiếng nghẹt nghẹt giống như tiếng nghẹt mũi hay giống như là đang co đờm trong cổ họng. Bé không ho, ăn uống bình thường, thỉnh thoảng có nôn (có khi ngày 1 lần hoặc vài ngày 1 lần). Vậy thưa bác sĩ, cháu bị bệnh gì và có phải đi khám hay không và cách chữa trị như thế nào. - Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I: Bạn cần loại trừ ngay khả năng cháu bị nghẹt mũi: bạn có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi rồi làm sạch mũi cẩn thận cho bé. Trong trường hợp nghẹt mũi, cháu sẽ thở êm hơn. Ngoài ra, cần xem xét thêm khả năng trào ngược dạ dày - thực quản nơi cháu. Nếu không điều trị đúng mức, bệnh này có khả năng đưa đến nhiều biểu hiện hô hấp như bạn mô tả. Vì vậy, bạn cần cho cháu đi khám chuyên khoa nhi và nhiều khả năng sẽ cần siêu âm

Nguồn Thanh Niên: http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/201022/20100527151343.aspx