Dấu ấn Hoàng thành Thăng Long suốt cả ngàn năm

Hiếm có thủ đô một nước nào lạiphát hiện quần thể di tích trải dài suốt bề dày lịch sử 1.000 năm như Hoàng thành Thăng Long.

Ngày 1/8, Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết công nhận Hoàng thành Thăng Long là . Nhân dịp này, Vietnam+ xin giới thiệu về tiến trình lịch sử qua 1.000 năm của Hoàng thành.

Mùa Thu năm 1010, sau khi công bố Thiên đô chiếu, Lý Công Uẩn cùng các quần thầnđã gấp rút xây dựng những công trình cơ bản của Kinh thành Thăng Long. Đến đâùnăm 1011 thì hoàn thành.

Hoàng thành Thăng Long từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15

Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùngthành quách gồm vòng ngoài cùng gọi là La thành hay kinh thành, vòng thành thứhai là Hoàng thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớpthành còn lại là Tử cấm thành hay Cấm thành hay Long Phượng thành là nơi ở củanhà vua. Các thời sau đều theo cách ấy mà phân chia.

Ngay từ năm 1010, khi mới định đô Thăng Long, Lý Công Uẩn đã khởi công xây dựngHoàng Thành và hàng loạt cung điện ở trong Hoàng Thành. Hoàng thành đắp bằngđất, phía ngoài có hào, mở bốn cửa: Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phíatây, Đại Hưng ở phía nam, Diệu Đức ở phía bắc.

Tuy còn những ý kiến khác nhau, nhưng căn cứ vào sử liệu và di tích còn lại, cóthể xác định cửa Tường Phù mở ra phía Chợ Đông và khu phố buôn bán tấp nập củaphường Giang Khẩu và đền Bạch Mã.

Cửa Quảng Phúc mở ra phía chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) và chợ Tây Nhai (chợ NgọcHà). Cửa Đại Hưng ở khoảng gần Cửa Nam hiện nay. Cửa Diệu Đức nhìn ra trước sôngTô Lịch, khoảng đường Phan Đình Phùng hiện nay.

Những cung điện chính còn thấy trong sử sách như điện Càn Nguyên là nơi thiếttriều đặt trên núi Nùng tức núi Long Đỗ, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và điệnGiảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân, bên phải mở cưảĐan Phượng thông với cửa Uy Viễn, chính bắc dựng điện Cao Minh.

Thềm các quan chầu vua gọi là Long Trì có hành lang chạy xung quanh. Đằng sauđiện Càn Nguyên là điện Long An và điện Long Thụy làm nơi nhà vua nghỉ ngơi. Bêntrái xây điện Nhật Quang, bên phải xây điện Nguyệt Minh, đằng sau là cung ThuýHoa là nơi ở của các phi tần.

Năm 1029, Lý Thái Tôn xây dựng lại toàn bộ khu cấm thành sau khi nơi đây bị tànphá bởi vụ Loạn tam vương. Trên nền cũ điện Càn Nguyên, Lý Thái Tôn cho dựngđiện Thiên An làm nơi thiết triều.

Hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và điện Thiên Phúc. Phía trước điện Diên An làsân Rồng có đặt một quả chuông lớn. Hai bên tả hữu sân rồng có đặt gác chuông.Phía đông, tây sân Rồng là điện Văn Minh và điện Quảng Vũ, phía trước sân rồnglà điện Phụng Tiên, trên Điện có lầu Chính Dương là nơi báo canh báo khắc.

Sau điện Diên An là điện Thiên Khánh hình Bát Giác. Sau điện Thiên Khánh là điệnTrường Xuân. Trên điện Trường Xuân có gác Đồ Long. Từ điện Thiên Khánh nối vơíđiện Thiên An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầu Phượng Hoàng.

Năm 1293, vua Lý Cao Tôn bắt đầu một đợt xây dựng mới. Cung điện mới được xây ởphía tây tẩm điện. Bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Chính Nghi,ở trên xây điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ Giao. Ở giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bênphải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau xây điện Thắng Thọ.

Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh dựng hànhlang thềm gọi là Kim Tinh. Bên trái gác Nguyệt Bảo là tòa Lương Thạch, phía tâyxây gác Dục Đường (nhà tắm). Phía sau xây gác Phú Quốc, thềm gọi là Phượng Tiêu.Phía sau dựng cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư trên ao xây đình Ngoạn Y. Ba mặt đìnhcó trồng hoa thơm cỏ lạ nước thông với sông.

Ngoài ra các cung điện khác cũng được xây dựng liên tục, không đời nào mà mâýnăm không có. Mỗi cung điện thường đều có tường bao xung quanh và làm cửa thôngvới cung điện khác.

Ngoài cung điện, các vị vua nhà Lý còn cho xây dựng nhiều công trình văn hóa tínngưỡng khác để phục vụ cho vua và hoàng tộc như đền Quan Thánh, chùa Chân Giáo(nơi vua Lý Huệ Tôn đã tu hành), đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngóibạc, hồ ao làm cảnh cũng được lập khá nhiều trong Hoàng Thành.

Năm 1049, đào hồ Kim Minh vạn tuế, đắp núi đá cao ba ngọn trên mặt hồ và xây câùVũ Phượng đi vào, 10 năm sau lại xây thêm điện Hồ Thiên bát giác ở đấy. Năm 1051đào hồ Thụy Thanh, hồ Ứng Minh.

Năm 1098, đào hồ Phượng Liên và xây tại đây điện Sùng Uyên, bên trái lập điệnHuy Dương, đình Lai Phượng bên phải dựng điện Ánh Thiềm, đình Át Vân, phía trướcxây lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được dựngtrong Hoàng Thành.

Mùa Thu năm 1048, mở luôn ba vườn ngự: vườn Quỳnh Lâm, vườn Thắng Cảnh và vườnXuân Quang. Năm 1065, mở thêm vườn Thượng Lâm. Giữa thế kỷ 14 lại dựng một vườnngự nữa nối liền với hậu cung.

Theo sử cũ còn ghi giữa vườn có đào một cái hồ lớn: “Trong hồ chất đá làm núi,trên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ hoa kỳ diệu thảo khác, thêm vào đấy làchim quý thú lạ. Bốn mặt khai cho sông nước thông vào, gọi hồ ấy là hồ Lạc ThanhTrì. Về phía Tây hồ trồng hai cây quế, dựng một tòa điện gọi là điện Lạc Thanh.Lại đào các hồ nhỏ khác, bắt người ở Hải Đông chở nước mặn chứa vào hồ ấy, đẻnuôi các loài hải sản như đồi mồi cá biển và các loại ba ba. Rồi bắt người HoáChâu thả cá sấu thả vào đấy. Lại có hồ Thanh Ngư để nuôi cá Thanh Phụ (cá diếcđuôi đỏ vảy biếc)... Lại làm dãy hành lang ở tây điện thẳng đến cửa Hoàng Phúc,dựng dãy Trường Lang từ gác Nguyên Huyền đến cửa Đại Triều phía Tây."

Hoàng thành Thăng Long từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18

Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên làĐông Đô rồi Đông Kinh (1430). Về cơ bản Đông Đô thời Lê không khác nhiều ThăngLong đời Lý, Trần, Hồ; chỉ có điều, cung điện, đền, đài đã bị phá hết, nhà Lêmới dần dần sửa chữa xây dựng thêm.

Từ năm 1490 cho đến thế kỷ 16, kinh thành mới có nhiều thay đổi. Trong thời giannày, tường Hoàng thành cũng như Đại La thành luôn được xây đắp mở rộng thêm ra.Năm 1490, để đề phòng những nạn loạn đảng như Nghi Dân đang đêm trèo tường vàogiết Lê Nhân Tôn ở trong cung, Lê Thánh Tôn cho xây lại Hoàng thành mở rộng thêmtám dặm nữa. Công việc xây dựng trong tám tháng mới xong.

Trong Hoàng thành, Lê Thánh Tôn cũng cho xây thêm cung điện và lập vườn Thượnglâm để nuôi bách thú. Năm 1512, Lê Tương Dực giao Vũ Như Tô đứng ra trông nomviệc dựng hơn 100 nóc cung điện nguy nga, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài mà nhưsử cũ miêu tả là tuy chưa hoàn thành mà bóng rợp nửa hồ Tây.

Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng thành thêm mấy nghìn trượng (mỗi trượng là3,6m) bao bọc cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ Thiên Hoa.

Từ năm 1516-1527 là năm nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, kinh thành Thăng Long chìmtrong loạn lạc. Hầu hết các cung điện kho tàng đền chùa cũng như phường phố bịthiêu đốt tàn phá nhiều lần.

Trong nửa cuối thế kỷ 16, cục diện Nam Bắc triều với một bên là nhà Mạc và mộtbên là Lê-Trịnh diễn ra quyết liệt với ưu thế ngày càng thuộc về phe Nam triều.Họ Trịnh lần lượt chiếm được nhiều tỉnh phía Bắc như Ninh Bình, Hà Nam, BắcNinh... và đánh đến tận Thăng Long. Nhà Mạc phải rời bỏ kinh thành chạy lánh nạnnơi này, nơi khác. Thăng Long ngày một điêu tàn.

Đến năm 1585, không chịu nổi kiếp sống lưu vong trường kỳ như vậy, Mạc Mậu Hợpquyết định trở lại Thăng Long. Một đợt xây dựng đại quy mô được khởi động. Từ đóvề sau cũng không có lần nào Hoàng thành được xây dựng quy mô như thế nữa.

Năm 1599 Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc lên Cao Bằng tiến về tiếp quản Thăng Long.Hoàng thành được tu sửa trong một tháng để đón vua Lê ra. Rồi từ ấy trở đi,những cung điện mới xây đều nằm trong phủ Chúa. Hoàng thành bị bỏ hoang phếnhiều.

Thành Hà Nội từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20

Sự chuyển đổi từ kinh thành Thăng Long sang tỉnh thành Hà Nội

Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị đem đại quân 290.000người sang chiếm Thăng Long không tốn một hòn tên mũi đạn. Dựa thế quân Thanh,Lê Chiêu Thống điên cuồng trả thù họ Trịnh. Phủ chúa bị Lê Chiêu Thống đốt trụi,cháy ròng rã một tuần mới hết. Tất cả những gì liên quan đến chúa Trịnh ở ThăngLong bị phá sạch. Kinh thành lại một lần nữa ra tro.

Đầu năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân Thanh, LêChiêu Thống chạy sang Trung Quốc, triều Hậu Lê kết thúc, Quang Trung định đô ởPhú Xuân. Thăng Long chỉ còn là Bắc thành.

Năm 1802 sau khi tiêu diệt xong Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế. Kinh đôvẫn được đặt ở Phú Xuân. Thăng Long vẫn mang tên là Thăng Long nhưng chữ "Long"là rồng bị chuyển thành chữ "Long" với nghĩa là thịnh vượng, ý rằng nhà vuakhông còn ở đấy.

Đồng thời, những gì còn sót lại của Hoàng thành sau những trận đại hủy diệt cuôíthế kỷ 18 cũng lần lượt bị các đời vua nhà Nguyễn chuyển nốt vào Phú Xuân phụcvụ cho công cuộc xây dựng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâuđược giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành.

Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ vì cho rằng đây chỉ cònlà Trấn Bắc thành mà Hoàng thành Thăng Long thì rộng lớn quá. Gia Long cho xâydựng thành mới theo kiểu Vô-băng của Pháp. Về quy mô thì nhỏ hơn thành cũ nhiều.

Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Longthành tỉnh Hà Nội. Cái tên này tồn tại cho đến năm 1888 khi nhà Nguyễn chínhthức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp. Người Pháp đổi tỉnh Hà Nội thành thành phố HàNội.

Đến khi chiếm xong toàn Đông Dương họ lại chọn đây là thủ đô của Liên bang ĐôngDương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy đất làm công sở vàtrại lính cho người Pháp. Ngoại trừ cửa Bắc và Cột Cờ những gì còn sót lại củathành Hà Nội đến hôm nay chỉ là di chỉ khảo cổ và phục dựng.

Tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn

Thành Hà Nội do Gia Long xây dựng cũng làm theo thể thức các tỉnh thành khác vàđiều chủ yếu là không được to rộng hơn Phú Xuân. Thành vuông xây theo kiêủVô-băng của Pháp. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số xung quanh là hàonước sâu.

Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây bằng đá xanh và đá ong. Tường caomột trượng một thước, dày bốn trượng. Thành mở ra năm cửa là: cửa Đông (tươngứng với phố cửa Đông bây giờ), cửa Tây (tương ứng với phố Bắc Sơn hiện nay), cưảBắc (nay vẫn còn), cửa Tây Nam (tương ứng với chợ Cửa Nam hiện nay), cửa ĐôngNam (tương ứng với đoạn giao phố Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học bây giờ).Đường vào cửa xây vòm xuyên qua tường thành dài 23m. Trên mỗi cửa có lầu canhgọi là thú lâu.

Xung quanh tường thành là một dải đất rộng 6-7m rồi đến một con hào rộng 15-16m,sâu 5m thông với sông Tô Lịch và sông Hồng. Hào lúc nào cũng có nước nhưngthường chỉ cao khoảng 1m.

Phía ngoài các cổng thành có xây một hàng tường đắp liền trên bờ hào gọi làDương mã thành, dài 2 trượng 9 thước, cao 7 thước 5 tấc. Các Dương mã thành đêùcó một cửa bên gọi là Nhân Môn. Từ ngoài thành đi vào đều phải đi qua Nhân Mônrồi mới đến cổng thành. Phía trong thành được bố trí như sau:

Ở trung tâm thành là điện Kính Thiên được xây dựng từ thời Lê trên núi Nùng.Điện dựng trên những cột gỗ lim lớn người ôm không xuể. Thềm điện có hai đôirồng đá rất đẹp cũng từ thời Lê, về sau điện này bị người Pháp phá hủy và xâytrên nền cũ tòa nhà Con Rồng để làm trụ sở pháo binh Pháp.

Sau năm 1954 nhà Con Rồng lại trở thành trụ sở của Bộ Tổng Tham mưu Quân đôịNhân dân Việt Nam. Đây cũng chính là nơi diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị mở rộngngày 21/3/1975 hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976.

Phía đông thành là nhiệm sở của Tổng trấn bắc thành phía tây là kho thóc, khotiền, và dinh bố chính là viên quan phụ trách những kho ấy. Năm 1812 dựng Cột cờHà Nội ở phía nam thành. Năm 1835, vì cho rằng thành Hà Nội cao hơn kinh thànhHuế, Minh Mạng cho xén bớt 1 thước 8 tấc, thành Hà Nội chỉ còn cao chừng 5m, Năm1848, vua Tự Đức cho tháo dỡ hết những cung điện còn lại ở Hà Nội chuyển vàoHuế.

Tháng 12/2003, kết thúc việc khai quật một phần khu thành cổ, hơn 4 triệu hiệnvật đã được phát hiện. Nhiều tầng văn hóa qua các triều đại Phong kiến từ thế kỷ7 đến thế kỷ 19 về tòa thành Đại La-Thăng Long-Hà Nội đã phát lộ ra.

Khu vực khai quật hiện nay nằm về phía tây của điện Kính Thiên trong Hoàng Thànhthời Lê sơ. Rõ ràng đây là di tích của một phần phía tây Hoàng Thành Thăng Longthời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng thế kỷ 11-13, ngược lên thành Đại Lathế kỷ 7-9 và kéo dài đến thành Hà Nội thế kỷ 19.

Khu di tích bộc lộ một bề dày lịch sử từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 19 gồm thời tiềnThăng Long, thời Thăng Long và Hà Nội. Các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lênnhau qua nhiều thời kỳ lịch sử một cách khá liên tục. Thật hiếm có một khu ditích lịch sử-văn hóa trải dài qua nhiều thời kỳ lịch sử như vậy giữa vùng đấttrung tâm của thủ đô và cũng thật hiếm có thủ đô một nước có lịch sử lâu đời lạiphát hiện một quần thể di tích chảy dài suốt bề dày lịch sử như vậy.

Kết quả khai quật cho thấy đây là khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long thơìLý, Trần và Lê, với một quần thể nhiều loại hình di tích kiến trúc dưới lòngđất, minh chứng lịch sử lâu dài của Kinh đô Thăng Long qua gần 1.300 năm, từthời Tiền Thăng Long (thế kỷ 7-9) đến thời kỳ Thăng Long-Hà Nội.

Giá trị nổi bật và tính độc đáo của khu di tích này là có nhiều tầng văn hóa củanhiều thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau, tiếp nối nhau liên tục không đứtđoạn, phản ánh mối quan hệ về quy hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng nhưsự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô..

Các di tích kiến trúc và một khối lượng rất lớn di vật cho thấy một phần qui môvà diện mạo của Hoàng Thành cùng đời sống cung đình của vua quan, quý tộc quacác thời kỳ lịch sử.

Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy hàng triệu di vật khảo cổ, trongsố đó có nhiều đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á minh chứng mối quan hệ,sự giao lưu kinh tế, văn hóa rộng mở của kinh đô Thăng Long trong lịch sử.

Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích lịch sử và kiến trúcnghệ thuật quốc gia, cũng là di tích đặc biệt quan trọng của Hà Nội và cả nước,được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 1) ngày 12/8/2009.

Một số di tích còn lại của Hoàng thành Thăng Long

Bắc Môn

Bắc Môn (Cửa Bắc) là cổng duy nhất còn lại trong khu Hoàng Thành của thành HàNội thời nhà Nguyễn, có chức năng qua lại giữa Hoàng Thành-khu triều chính vàKinh Thành là khu dân cư. Trước kia bên ngoài của Hoàng Thành còn có con kênhrộng chừng 20m.

Bắc Môn đã hoàn thành việc trùng tu tôn tạo, phục vụ cho du lịch. Tuy nhiên vếttích quả đạn pháo từ tàu chiến của Pháp bắn ngày 25/4/1873 vẫn giữ nguyên trênmặt tường phía ngoài của chính Bắc Môn.

Hai cánh cổng bằng gỗ đã được trùng tu, diện tích mỗi cánh 12m2, trọng lượngkhoảng 16 tấn, chạy trên bánh xe bằng đồng nặng chừng 80kg. Ngày nay trên cổngthành là nơi thờ hai vị Tổng đốc Hà Nội là Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Tổngđốc Hoàng Diệu.

Hậu Lâu

Hậu Lâu là một tòa lầu (còn có tên Tĩnh Bắc lâu) xây dựng phía sau cụm kiến trúcchính- Hành Cung của thành Hà Nội. Hậu Lâu nằm ở phía sau và thuộc phía bắc HànhCung.

Theo phong thủy thì ngôi lầu có ý nghĩa giữ bình yên phía bắc Hành Cung nên mơícó tên là Tĩnh Bắc lâu. Tương truyền xưa kia mỗi lần vua đi tuần du thì lầu lànơi nghỉ ngơi của công chúa nên còn có tên là lầu Công Chúa.

Đoan Môn

Đoan Môn là tên gốc chưa bị thay đổi, đây là cổng duy nhất nối Cung Thành vàHoàng Thành. Đoan Môn có cấu trúc theo kiểu tam quan cửa vòm cuốn, có chiều dài46,5m, ngang kể cả cánh gà 26,5m, cao 6m, với ba cửa. Cửa chính giữa chỉ dànhcho nhà vua qua lại, hai cửa hai bên để cho các đối tượng khác. Phía trên cóvọng lâu được xây kiên cố bằng gạch, đá. Công trình được mở cửa đón khách thamquan từ năm 2001.

Cột Cờ

Cột Cờ xây dựng năm 1812, dưới triều vua Gia Long, là một trong những công trìnhkiến trúc nằm trong khu vực thành cổ Hà Nội còn nguyên vẹn, hiện đang nằm trongkhuôn viên Viện Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

Cột Cờ cao hơn 40m, hình tám cạnh, đứng trên ba cấp hình vuông. Cấp dưới cùngmỗi cạnh dài 42m, cấp trên cùng mỗi cạnh dài 13m. Cấp giữa mở 4 cửa, chỉ 3 cưảcó tên là Nghênh Húc (đón ánh nắng mai) ở phía đông, cửa Hướng Minh (hướng vêà́nh sáng) ở phía Nam và cửa Hồi Quang (ánh sáng phản chiếu) phía tây. Có câùthang xoáy ốc, 51 bậc dẫn lên tới đỉnh cao. Đỉnh cột cờ hình khối bát giác cótrụ để cắm cờ.

Cột Cờ đã được trùng tu hai lần: vào tháng 12/1959 và tháng 11/1989.

Điện Kính Thiên và đôi Rồng đá điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên, vốn là Trung tâm của Hoàng Thành thời nhà Lê, của thành Hà Nôịthời nhà Nguyễn. Thềm điện gồm 9 bậc, được ngăn thành ba lối lên. Thành bậcngang 13,7m, dọc 4,45m, cao bằng nền điện 2,1m nói lên thế khang trang của điệnKính Thiên xưa.

Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biêủcho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đâùnhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau, miệng há nhỏ,ngậm hạt ngọc.

Hai thành bậc ở hai bên thềm điện là hai khối đá chạy dài, chính là hai con rồngđược cách điệu hóa. Nền điện Kính Thiên và đôi rồng chầu đã phản ánh được quy môhoành tráng của điện Kính Thiên xưa./.

P.V (Vietnam+)

Nguồn TTXVN: http://www.vietnamplus.vn/home/dau-an-hoang-thanh-thang-long--xua-va-nay/20108/54976.vnplus