Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động

- Một kinh nghiệm xương máu của các nước xã hội chủ nghĩa rút ra từ tiến trình cải tổ, cải cách trong hai thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX là đã không biết phát triển lý luận macxit, đáp ứng sự phát triển của cuộc sống, đặc biệt là không đánh giá đúng tầm quan trọng của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, du nhập các quan điểm dân chủ nhân quyền cực đoan của phương Tây, như đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập dẫn tới sự sụp đổ một bộ phận quan trọng của hệ thống XHCN.

Từ sự phân tích lý luận, đặc biệt là rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặt vào bối cảnh quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định “Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam (NTTT và KCN) cho hoạt động của mình”. Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng tay sai, tấn công vào hệ tư tưởng – phần “hồn” của Đảng Cộng sản, tước vũ khí của đảng chính trị luôn được xem là hoạt động quan trọng nhất. R. Nich – xơn trong sách: “1999 – không đánh mà thắng” rút ra kết luận: rút cuộc, sự cạnh tranh giữa các hệ thống xã hội “cuối cùng, cái có tác dụng quyết định đối với lịch sử là tư tưởng chứ không phải là vũ khí”. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc đã đồng thời tiến hành hai chiến lược - chiến tranh xâm lược và diễn biến hòa bình, chống phá hệ thống XHCN ngay từ khi nước Nga Xô viết ra đời. Tuy nhiên, từ khi các nước XHCN tiến hành cải tổ, cải cách, đổi mới, các thế lực thù định tập trung mũi nhọn, đẩy tới, chiến lược “chiến tranh không có khói súng”, chiến lược “diễn biến hòa bình” tấn công vào hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản. Đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, về khách quan, chiến lược “diễn biến hòa bình” có những thời cơ mới, mà chúng ta cần phải tính tới khi đấu tranh chống lại chiến lược đó. Những luận điểm chính mà hiện các thế lực thù địch sử dụng để tấn công vào hệ tư tưởng của Đảng ta là: Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời từ thế kỷ XIX, đã lỗi thời; Xã hội XHCN đã sụp đổ; Tư tưởng Hồ Chí Minh là không có và nếu có thì đó cũng là tư tưởng cộng sản đã cũ rích...; Chủ nghĩa tư bản là “điểm tận cùng của lịch sử”… Để đánh bại cuộc tấn công của các thế lực thù địch về tư tưởng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, công tác nghiên cứu lý luận và công tác chính trị - tư tưởng cần phải bảo vệ hệ tư tưởng của Đảng. Muốn vậy, chúng ta phải làm rõ đứng trên quan điểm nào, ngày nay, Đảng ta vẫn lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của mình ? cần làm rõ thế nào là “nền tảng tư tưởng” và thế nào là “kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng”? trên cơ sở đó, xây dựng và phát triển các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cũng có thể diễn tả nền tảng tư tưởng như phong thủy và hạ tầng cơ sở. Còn tổng thể các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là (như mô hình, kiểu dáng, bố trí không gian sinh hoạt, sử dụng nguyên liệu, trang bị nội thất…). Kiến trúc này thường phải thay đổi thích hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ và thị hiếu đương thời. được hiểu như chiếc la bàn – dụng cụ dùng để xác định phương hướng khi người ta cần đi đến địa điểm nào? Hoặc mục tiêu gì? “Kim chỉ nam cho hành động” là yêu cầu mọi hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau đều phải hướng tới mục tiêu đã lựa chọn Sau đây là những quan điểm cơ bản cho sự lựa chọn Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. sự lựa chọn đó là , đồng thời góp phần vào phong trào cách mạng và tiến bộ của nhân loại. Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại cho thấy rằng, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, con đường giải phóng của các dân tộc thuộc địa không thể đi theo con đường của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, cũng không thể đi theo con đường dân chủ tư sản. Chỉ có con đường cách mạng vô sản – con đường của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra mới có thể giải phóng cho các dân tộc thuộc địa. Đây là kết quả khảo sát thực tế nghiên cứu lý luận và hoạt động cách mạng kéo dài hơn một chục năm (1911 – 1920) của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài. Khi được đọc Luận cương của Lê nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa trên báo Nhân đạo (Pháp), Người đã vui mừng reo lên và nói… “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[1]. Đi theo con đường của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được độc lập, xây dựng Nhà nước pháp quyền (Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam), chế độ xã hội do nhân dân làm chủ. Tiếp đó, dân tộc ta đã tiến hành các cuộc kháng chiến anh hùng, đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của các đế quốc hung hãn và hùng mạnh nhất thế giới, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Từ giữa những năm 80 thế kỷ XX, Đảng ta đã phát hiện sai lầm trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, khởi xướng công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế và cho đến nay, đã thu được những thành tựu to lớn, làm thay đổi căn bản đời sống xã hội, được nhân dân ghi nhận, bạn bè quốc tế đánh giá cao. , sự lựa chọn Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam còn dựa trên những thành tựu và kinh nghiệm lịch sử của CNXH và của nhân loại trong thế kỷ XX. Xét trên phạm vi toàn thế giới, trên 70 năm kể từ khi Chủ nghĩa Mác – Lênin được hiện thực hóa trong mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết đến khủng hoảng, sụp đổ ở Liên Xô, Đông Âu (1917 – 1991), chủ nghĩa xã hội hiện thực đã thu được những thành tựu có ý nghĩa thời đại: - Mở ra một con đường mới cho nhân loại đi đến mục tiêu giải phóng cho con người, cho các dân tộc. - Là lực lượng chủ yếu đánh bại chủ nghĩa phát xít, cứu loài người thoát khỏi chế độ diệt chủng. - Tạo ra một lực lượng đối trọng về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học- công nghệ, khống chế chủ nghĩa đế quốc, đồng thời buộc chủ nghĩa tư bản phải điều chỉnh theo xu hướng dung hòa các lợi ích của giới chủ với người lao động. sự lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình còn dựa trên nhận thức đúng Thực tiễn đã chỉ ra rằng, những người kế thừa chủ nghĩa Mác – Lênin đã phạm sai lầm nghiêm trọng về nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn. Mô hình CNXH kiểu cũ với việc phủ nhận kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản (ngay cả khi nhà nước đã thuộc về tay nhân dân )… đã dẫn đến tình trạng xã hội trì trệ, sự thoái hóa về chính trị- tư tưởng, đạo đức trong đảng cầm quyền… Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ. Xét về phương diện lý luận sai lầm bắt nguồn từ: - Giáo điều, không biết vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận Mác – Lênin khi tình hình đã thay đổi, đồng nhất “kiến trúc cảnh quan, với kiến trúc xây dựng”. - Đồng nhất giá trị lý luận với giá trị phương pháp luận trong chủ nghĩa Mác – Lênin. Về điều này, chính Mác đã có lần nói: Học thuyết của chúng tôi không phải là một giáo điều mà là kim chỉ nam cho cuộc sống. Lênin cũng đã nhiều lần nhắc nhở các đảng cộng sản và công nhân phải biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác và thực tiễn của dân tộc mình, phải biết lắng nghe “sự mách bảo của cuộc sống”. Cho đến nay, có thể nói: các đảng cộng sản ở các nước XHCN nói chung, đặc biệt là Đảng Cộng sản Liên Xô đã bỏ lỡ cơ hội kế thừa và phát triển tư tưởng Lênin trong Chính sách kinh tế mới (NEP) để xây dựng và phát triển CNXH phù hợp với sự chuyển biến của thời đại. Ngày nay, Cương lĩnh (Bổ sung và phát triển) của Đảng ta xác định: chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình với tinh thần mới, bao hàm các kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chủ nghĩa xã hội hiện thực trên phạm vi thế giới, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. Những nội dung sau đây của Cương lĩnh là một minh chứng: Thay vì xây dựng nền kinh tế tập trung quan liêu – bao cấp, xóa bỏ kinh tế thị trường theo mô hình cũ, chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Thay vì xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, ngày nay, chúng ta xây dựng nền dân chủ và nhà nước pháp quyền XHCN, bảo vệ quyền công dân và quyền con người… Ngoài ra, Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) của Đảng còn xác định nhiều nội dung thể hiện tinh thần đổi mới, vận dụng và phát triển theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào bối cảnh thời đại và đất nước, trên các lĩnh vực khác, như: văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học- công nghệ, bảo vệ môi trường, chính sách dân tộc, tôn giáo, chức năng của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã hội, chính sách đối ngoại và xây dựng Đảng Cũng như kinh nghiệm của các thời kỳ lịch sử đã qua, bảo vệ Đảng, trước hết phải đấu tranh với các thế lực thù địch xuyên tạc và bôi nhọ Đảng, đồng thời , phải thấy được những giới hạn lịch sử, tiềm năng của các quan điểm lý luận, nhất là các chính sách cụ thể, không ngừng phát triển học thuyết cách mạng đó. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể giữ vững được vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng./. [1] Hồ Chí Minh, Tuyển tập, Tập II, NXB ST, HN,1980,tr.175

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=435373&co_id=30296