Đảm bảo an ninh, an toàn hàng không: Cần duy trì tổ chức thanh tra chuyên ngành

Việc không còn thanh tra chuyên ngành đang tạo ra những nguy cơ làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước...

Sau 2 tháng thực hiện Luật Thanh tra mới đã phát sinh những bất cập nhất định khi không còn tổ chức thanh tra chuyên ngành ở các tổng cục, cục. Đặc biệt, trong lĩnh vực hàng không, việc không còn thanh tra chuyên ngành đang tạo ra những nguy cơ làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước, không giám sát chặt chẽ công tác đảm bảo an ninh, an toàn. Không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Thanh tra là một trong những chức năng cơ bản của cơ quan quản lý nhà nước, tuy nhiên theo Luật Thanh tra 2010, các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng không được thành lập các cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Mặc dù lực lượng thanh tra chuyên ngành của các tổng cục, cục nói chung và thanh tra của Cục Hàng không tạm thời hoạt động, chờ đợi sắp xếp tổ chức mới; song lực lượng thanh tra chuyên ngành không còn thẩm quyền lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, không đáp ứng được nguyên tắc kịp thời trong xử lý vi phạm hành chính và phát sinh nhiều thủ tục phức tạp trong xử lý vi phạm. Trước thực trạng này, Cục Hàng không VN đã có báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT, Thanh tra Bộ về tính cấp thiết phải duy trì tổ chức thanh tra chuyên ngành tại Cục Hàng không VN. Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh cho biết, Công ước Chicago về hàng không dân dụng mà Việt Nam tham gia quy định rõ các thành viên phải tuân theo các tiêu chuẩn do tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ban hành. Trong các hướng dẫn của ICAO, nhà chức trách hàng không (ở Việt Nam là Cục Hàng không VN) phải có tổ chức thanh tra thuộc Cục Hàng không. Ví dụ, Chương 5, Phần 1 của Tài liệu hướng dẫn thủ tục thanh tra, cấp chứng chỉ và giám sát việc duy trì khai thác tàu bay của ICAO quy định: Tổ chức thanh tra hàng không được thành lập và hoạt động một cách độc lập trong Cục Hàng không, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Cục trưởng. Thanh tra hàng không tổ chức đối thoại công khai về vụ hành khách Lê Minh Khương khiếu nại bị hành hung trên tàu bay Để giúp các quốc gia xây dựng Luật Hàng không, ICAO cũng đã phổ biến một Luật Hàng không dân dụng mẫu, trong đó tổ chức thanh tra hàng không được quy định như sau: “Cục trưởng thành lập tổ chức để trợ giúp cho việc thực hiện trách nhiệm cấp chứng chỉ, thanh tra tàu bay, nhân viên hàng không và người khai thác tàu bay...”. Hiện nay, theo Luật Thanh tra 2010 mới có hiệu lực, lực lượng thanh tra hàng không sẽ không còn tồn tại, hoặc nếu có sẽ không còn thuộc nhà chức trách hàng không theo quy định quốc tế mà có thể thuộc thanh tra Bộ GTVT. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho hàng không Việt Nam khi ICAO vào kiểm tra, đánh giá công tác đảm bảo an ninh, an toàn. Trước đây, đã nhiều lần ICAO khuyến cáo Việt Nam về việc thiếu nhân lực đủ tiêu chuẩn để thanh tra, giám sát an toàn bay và Cục Hàng không đang nỗ lực khắc phục tình trạng này. Suy yếu hiệu quả thanh tra chuyên ngành Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Cục trưởng Cục Hàng không VN Phạm Quý Tiêu cho biết, công tác thanh tra được tiến hành toàn diện, thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục, điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động chuyên ngành hàng không theo đúng pháp luật. Thanh tra hàng không là bộ phận không thể thiếu trong bộ máy quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không. Trong báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ GTVT, Cục Hàng không VN khẳng định: Việc xóa bỏ chức năng xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra hàng không sẽ làm suy yếu hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành, làm tăng thủ tục hành chính trong việc xử phạt vi phạm hành chính. Sau 2 tháng thực hiện Luật Thanh tra mới đã phát sinh những bất cập nhất định khi không còn tổ chức thanh tra chuyên ngành ở các tổng cục, cục. Đặc biệt, trong lĩnh vực hàng không, việc không còn thanh tra chuyên ngành đang tạo ra những nguy cơ làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước, không giám sát chặt chẽ công tác đảm bảo an ninh, an toàn. Không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Thanh tra là một trong những chức năng cơ bản của cơ quan quản lý nhà nước, tuy nhiên theo Luật Thanh tra 2010, các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng không được thành lập các cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Mặc dù lực lượng thanh tra chuyên ngành của các tổng cục, cục nói chung và thanh tra của Cục Hàng không tạm thời hoạt động, chờ đợi sắp xếp tổ chức mới; song lực lượng thanh tra chuyên ngành không còn thẩm quyền lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, không đáp ứng được nguyên tắc kịp thời trong xử lý vi phạm hành chính và phát sinh nhiều thủ tục phức tạp trong xử lý vi phạm. Trước thực trạng này, Cục Hàng không VN đã có báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT, Thanh tra Bộ về tính cấp thiết phải duy trì tổ chức thanh tra chuyên ngành tại Cục Hàng không VN. Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh cho biết, Công ước Chicago về hàng không dân dụng mà Việt Nam tham gia quy định rõ các thành viên phải tuân theo các tiêu chuẩn do tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ban hành. Trong các hướng dẫn của ICAO, nhà chức trách hàng không (ở Việt Nam là Cục Hàng không VN) phải có tổ chức thanh tra thuộc Cục Hàng không. Ví dụ, Chương 5, Phần 1 của Tài liệu hướng dẫn thủ tục thanh tra, cấp chứng chỉ và giám sát việc duy trì khai thác tàu bay của ICAO quy định: Tổ chức thanh tra hàng không được thành lập và hoạt động một cách độc lập trong Cục Hàng không, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Cục trưởng. Thanh tra hàng không tổ chức đối thoại công khai về vụ hành khách Lê Minh Khương khiếu nại bị hành hung trên tàu bay Thanh tra hàng không tổ chức đối thoại công khai về vụ hành khách Lê Minh Khương khiếu nại bị hành hung trên tàu bay Để giúp các quốc gia xây dựng Luật Hàng không, ICAO cũng đã phổ biến một Luật Hàng không dân dụng mẫu, trong đó tổ chức thanh tra hàng không được quy định như sau: “Cục trưởng thành lập tổ chức để trợ giúp cho việc thực hiện trách nhiệm cấp chứng chỉ, thanh tra tàu bay, nhân viên hàng không và người khai thác tàu bay...”. Hiện nay, theo Luật Thanh tra 2010 mới có hiệu lực, lực lượng thanh tra hàng không sẽ không còn tồn tại, hoặc nếu có sẽ không còn thuộc nhà chức trách hàng không theo quy định quốc tế mà có thể thuộc thanh tra Bộ GTVT. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho hàng không Việt Nam khi ICAO vào kiểm tra, đánh giá công tác đảm bảo an ninh, an toàn. Trước đây, đã nhiều lần ICAO khuyến cáo Việt Nam về việc thiếu nhân lực đủ tiêu chuẩn để thanh tra, giám sát an toàn bay và Cục Hàng không đang nỗ lực khắc phục tình trạng này. Suy yếu hiệu quả thanh tra chuyên ngành Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Cục trưởng Cục Hàng không VN Phạm Quý Tiêu cho biết, công tác thanh tra được tiến hành toàn diện, thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục, điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động chuyên ngành hàng không theo đúng pháp luật. Thanh tra hàng không là bộ phận không thể thiếu trong bộ máy quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không. Nếu để các cơ quan chuyên môn kỹ thuật đảm nhiệm chức năng thanh tra thì không đáp ứng được tính độc lập của hoạt động thanh tra, đồng thời các thanh tra viên khó đảm bảo được các kiến thức và kỹ năng thanh tra trong thực hiện thủ tục, trình tự xử lý vi phạm hành chính. Theo Phó Cục trưởng Lại Xuân Thanh, từ năm 2007 đến nay, thực hiện Luật Hàng không dân dụng sửa đổi năm 2006, thanh tra hàng không đã thực hiện gần 50 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành các lĩnh vực như khai thác bảo dưỡng tàu bay, an ninh, khai thác cảng, huấn luyện đào tạo nhân viên hàng không... Theo thống kê, Chánh thanh tra hàng không đã trực tiếp ra quyết định xử phạt và hướng dẫn các cảng vụ hàng không ra quyết định xử phạt 350 tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Trong đó, có các vụ việc đưa dư luận quan tâm như thanh tra công tác bảo dưỡng, đảm bảo an toàn của Jetstar Pacific sau khi có đơn tố cáo của nhân viên, thanh tra việc hành khách Lê Minh Khương tố cáo bị hành hung trên chuyến bay... Ngoài ra, thanh tra hàng không còn chủ trì điều tra, xác minh nhiều sự cố nghiêm trọng làm cơ sở ngăn chặn các sự cố tương tự tiếp diễn. Ông Thanh khẳng định, hoạt động của thanh tra hàng không đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Để đảm bảo hiệu quả trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không và thực thiện đúng quy định, tiêu chuẩn của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, Cục Hàng không VN kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ cho phép duy trì tổ chức thanh tra chuyên ngành tại Cục hàng không VN. Kiến nghị này được đa số ý kiến của các Vụ, cơ quan tham mưu của Bộ GTVT ủng hộ. Bà Trịnh Minh Hiền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GTVT cho biết, rất cần thiết duy trì lực lượng thanh tra chuyên ngành hàng không và đề xuất bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm cho thanh tra và cả lực lượng cảng vụ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, an toàn hàng không. Chúng tôi đã báo cáo Chính phủ, làm việc với tổ soạn thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Thanh tra 2010 để bảo vệ việc cần thiết duy trì tổ chức thanh tra hàng không. Về cơ bản tổ soạn thảo cũng đã tiếp thu ý kiến chính thức của Bộ GTVT và Thanh tra Bộ. Ông Hào cho biết, trong thời gian qua, một số vi phạm trong lĩnh vực hành chính đã được chuyển cho thanh tra Bộ ra quyết định xử phạt, việc này làm kéo dài thời gian, giảm hiệu quả trong việc xử phạt người vi phạm, giáo dục ý thức của người tham gia giao thông hàng không. Do đặc thù ngành Hàng không, công tác lập biên bản, xử phạt cần xử lý nhanh vì tàu bay và khách nối chuyến không thể kéo dài thời gian ở lại Việt Nam để chờ và chấp hành quyết định xử phạt. Dù hiện nay, đa số vụ việc được chuyển cho cảng vụ xử lý nhưng đó chủ yếu là xử lý vi phạm của khách. Về cơ bản vẫn rất cần lực lượng thanh tra chuyên ngành đi sâu vào các lĩnh vực như khai thác, bảo dưỡng, đào tạo, cấp chứng chỉ... Để phù hợp với Luật Thanh tra 2010, hiện Thanh tra Bộ GTVT đã trình Bộ trưởng Bộ GTVT phương án tổ chức lại hệ thống thanh tra ngành GTVT gồm Thanh tra các chuyên ngành và các phòng ban nghiệp vụ. 5 lực lượng thanh tra chuyên ngành của Bộ GTVT hiện nay đều có quy mô tổ chức lớn, tính chất công việc phức tạp cả về kỹ thuật và nghiệp vụ, do đó đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm những quy định trong pháp luật chuyên ngành và cả những công ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập, cam kết thực hiện. Công tác thanh tra chuyên ngành phải được đẩy mạnh hơn nữa, chất lượng hơn nữa để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, do đó rất cần sớm tổ chức, ổn định lại lực lượng này. Chánh Thanh tra Hàng không Nguyễn Trọng Thắng cho biết, Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ: Văn bản pháp luật Việt Nam không được cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật VN và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về một vấn đề, thì áp dụng điều ước quốc tế (Điều 6 Luật Các điều ước quốc tế). Hiện nay, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đã quy định thanh tra hàng không thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hàng không dân dụng, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Công ước Chicago) đã quy định Cục Hàng không phải có tổ chức thanh tra chuyên ngành độc lập nhưng Luật Thanh tra năm 2010 lại bác bỏ sự tồn tại của tổ chức này. Thiết nghĩ, việc tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về hàng không dân dụng mà Việt Nam là thành viên là vấn đề pháp định. Việc nhà chức trách hàng không có tổ chức thanh tra chuyên ngành độc lập do Cục trưởng trực tiếp chỉ đạo đã được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới có hoạt động hàng không dân dụng. Chúng tôi mong muốn, Bộ GTVT, Chính phủ căn cứ thực tiễn hoạt động, các điều ước quốc tế và văn bản pháp luật liên quan để sớm có chỉ đạo, tạo ổn định trong công tác thanh tra chuyên ngành, nâng cao chất lượng giám sát, đảm bảo an ninh an toàn hàng không. Phú Thanh

Nguồn Giao Thông: http://giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/An-toan-giao-thong/ATGT-dia-phuong/Dam_bao_an_ninh_an_toan_hang_khong_Can_duy_tri_to_chuc_thanh_tra_chuyen_nganh/