Con dâu bỏ nhà theo trai, sui gia đòi lại tiền "thách cưới"

Lợi dụng lúc mọi người chuẩn bị cho đám cưới ngủ mê mệt, Thanh đã bỏ trốn theo một người con trai khác trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.

Theo thông tin, vụ việc xảy ra tại huyện Châu Thành, Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Giảng (54 tuổi) có người bạn chí cốt tên Lưu Thanh Phát ở cùng xã. Ông Giảng có người con trai cả tên Nam. Mỗi lần ông Phát sang chơi, Nam đều cởi mở đón tiếp lễ nghĩa, coi như cha mình. Vì thế, Nam được ông Phát hết mực yêu quý, muốn Nam thành thân với con gái của ông, tên Thanh.

Theo phong tục của địa phương, trước khi muốn đưa Thanh về làm dâu trong gia đình, ông bà Giảng phải nộp 15 triệu đồng tiền thách cưới mà bố mẹ Thanh đề ra. Thế nhưng, ngay trước hôm đón dâu, Khi sự việc đã vỡ lở, đám cưới giữa Nam và Thanh buộc phải hủy.

Tưởng có được người con dâu hiền nhưng ai ngờ lại đổ bể vào phút chót khiến cho gia đình ông Giảng ngậm ngùi trong cay đắng. Nhưng điều khiến ông Giảng bực tức là việc vợ chồng người bạn thân biết rõ sự việc mà không hề nói cho mình biết.

Ông Giảng yêu cầu vợ chồng thông gia phải hoàn trả số tiền 15 triệu đồng mà gia đình đã thách cưới trước đó cùng toàn bộ lễ vật trong đám ăn hỏi gồm trầu cau, bánh kẹo, gạo, rượu (trị giá 2 triệu đồng). Đề nghị này của ông Giảng không được vợ chồng người bạn chấp nhận, bởi theo họ sự việc xảy ra không ai mong muốn, bản thân vợ chồng ông Phát cũng chỉ mới biết sự việc.

Chẳng bên nào chịu bên nào nên hai người bạn thân đã xảy ra mâu thuẫn. Không làm cách nào đòi lại tiền từ bạn, vợ chồng ông Giảng đã quyết định nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để lấy lại danh tiếng cho gia đình.

Ảnh minh họa.

Trong phiên hòa giải lần thứ nhất, ông Phát nói rằng: “Số tiền thách cưới mà vợ chồng bạn đưa cho đã chi trả toàn bộ cho việc thuê phông bạt, bát đĩa. Còn số lễ vật trong đám ăn hỏi gia đình cũng đã mang ra khao người dân trong vùng, làm quà cho các cụ cao tuổi trong khu vực…”. Trước lời trình bày đến từ người bạn, ông Giảng vẫn nhất quyết cho rằng đó là số tiền thách cưới. Theo ông Giảng, số tiền ấy với gia đình ông không lớn nhưng đó là danh dự nên cần phải đòi lại.

Mãi cho tới lần hòa giải thứ hai, thẩm phán phân tích về mối quan hệ tình cảm cao cả “vào sinh ra tử” mà cả ông Giảng và ông Phát đã có; cái được, cái mất trong tình cảm giữa hai bên gia đình khi cơ quan pháp luật vào cuộc giải quyết. Lúc đó, hai bên gia đình mới chịu nhường bước, không khởi kiện ra tòa nữa mà tự thỏa thuận với nhau.

Hôn nhân phải dựa trên sự tự nguyện của hai bên

Ông Đỗ Đức Vĩnh (kiểm sát viên cấp cao Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM) cho biết: Bản án xác định đây là hợp đồng cho tặng theo Điều 465 và hợp đồng cho tặng có điều kiện theo Điều 470 của Bộ luật Dân sự, trong vụ việc này tôi cho rằng đây là hợp đồng cho tặng dựa trên sự tự nguyện.

Trong bản án không có lời hứa hẹn và điều kiện nào của nhà gái cho thấy nhà gái yêu cầu nhà trai đưa tiền để thực hiện đám cưới, mà dựa trên sự tự nguyện của hai bên. Lý do đám cưới không diễn ra bởi “cô dâu” cho rằng mình bị đánh đập và ngược đãi trong khoảng thời gian về nhà trai để chăm sóc người ốm. Khi nhận thấy hôn nhân của mình không thể tiếp tục thì nhà gái từ hôn, đây là điều hoàn toàn đúng với pháp luật và đạo đức Việt Nam, bởi Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định hôn nhân phải dựa trên sự tự nguyện.

* Tên nhân vật đã thay đổi

PV

Đọc báo Pháp luật Đời Sống trong ngày cập nhật liên tục từng giờ tại chuyên mục Pháp Luật

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/tinh-huong-phap-luat/con-dau-bo-nha-theo-trai-sui-gia-doi-lai-tien-thach-cuoi-a132389.html