Có chúng tôi bên cô giáo Thủy!

(Dân trí) - Từ những phản ứng có phần thái quá ban đầu, giờ đây sau khi rõ hơn ngọn ngành sự việc, xu hướng chung của dư luận là sự cảm thông, chia sẻ và cùng chung mong muốn với các học sinh: cô giáo Thủy vững vàng vượt qua “sự cố” để quay lại bục giảng.

Trang ủng hộ cô giáo Thủy trên mạng xã hội Facebook (ảnh: Tuổi Trẻ)

Chỉ như thêm giọt nước tràn ly

Đây không phải là lần đầu dư luận “chĩa mũi dùi” vào 1 giáo viên nói riêng và ngành giáo dục nói chung, bởi như Phong Vạn Lý thotrangduc@yahoo.com.vn nhấn mạnh:

“Vì sao một chuyện nhỏ như vậy gây bức xúc lớn cho dư luận như vậy? Xin trả lời là Dư luận không hẳn là bức xúc riêng trường hợp cô giáo Thủy, mà bức xúc đã quá lâu với toàn bộ hệ thống giáo dục nước ta hiện nay. Trường hợp cô Thủy có lẽ là thêm 1 giọt nước làm tràn ly mà thôi. Đúng là lỗi có thể không hoàn toàn do mình cô Thủy, mà ởđây có thể coi là lỗi của toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung. Nếu hệ thống giáo dục chúng ta tốt, một sơ sót nghiệp vụ nhỏ như vậy liệu có ai nói gì không và liệu dư luận có cần quan tâm tới nó đến mức như thế không?”

Phân tích của Zai ruandengzai@gmail.com lưu ý thêm sự liên quan của vụ việc nhỏ nay với những bức xúc bị dồn nén từ lâu của dư luận với ngành giáo dục:

“Không nên nói người ta thổi phồng hoặc hạ thấp danh dự của cô giáo. Nếu xã hội không quan tâm đến mới là điều lo ngại cho nền giáo dục nước nhà. Một sơ xuất của thầy/cô có thể làm méo mó nhận thức cho không ít học trò. Hãy đứng về phía phụ huynh một chút để mà lo. Chọn cho con vào trường tốt, mong gặp thầy tốt, được dạy tốt, mặc dù chi tiêu không nhỏ, là để kỳ vọng cho con cái học tốt. Người ta có quyền phê phán. Bấy lâu tôi thấy chúng ta thường chỉ quen nghe những lời khen, cho nên bị chê là không nghe nổi. Sau mỗi kỳ thi đại học, tốt nghiệp có hàng trăm bài văn, hàng ngàn câu văn ngô nghê, thậm chí… không thể chấp nhận nổi, vậy không phải xuất phát từ cách dạy của thày là chính sao...?”

Đinh Thế Dũng dungluongson@gmail.com nêu quan điểm:

“Có thể cô Thủy tự ái nặng nề vì không nghĩ một lỗi nhỏ mà gây nhiều phiền phức đến vậy, lại còn bị nghi ngờ về kiến thức của cô nữa. Nhưng tôi nghĩ một chút áp lực cũng có thể giúp cô tận tụy hơn, có trách nhiệm hơn với các em học sinh, với nghề của mình. Cô viết đơn xin nghỉ việc, nếu nói về lương tâm nghề, cô đáng được nêu gương sáng trong thực tế rõ ràng như mớ bòng bong của các giáo viên nói chung hiện nay. Hành động đó thể hiện rõ trách nhiệm của cô với việc mình làm. Một cô giáo tốt như vậy, mong rằng cô nghĩ lại và sớm trở lại với nghề giáo viên. Tương lai của đất nước cần những con người có trách nhiệm như cô”.

Gợi mở hay “khuôn mẫu”

Lâu nay cách giảng dạy theo khuôn mẫu mà chủ yếu vẫn là theo kiểu đọc – chép vẫn đang thịnh hành trong các trường học của VN, đã bị phê phán rất nặng nề. Có lẽ cũng bởi vậy mà cách dạy gợi mở, để cho học sinh tự suy nghĩ là chính (dù có thể dẫn tới những liên tưởng sai, thậm chí rất ngây ngô như “chân giò là chân của con… giò” …), thì chúng tôi cũng nghiêng về phía các ý kiến cho rằng: đa dạng vẫn hơn sự rập khuôn cứng nhắc theo kiểu đã quá lỗi thời.

Vì thế nên sau khi đã “tưởng vậy mà không hẳn như vậy”, xu hướng chung của dư luận lập tứ chuyển từ bức xúc sang cảm thông và có cả những lời động viên, khích lệ cô giáo trẻ tiếp tục dấn thân. Dù đúng là càng làm nhiều càng có thể nhiều sai lầm, nhưng còn hơn không làm gì cả để được… an toàn.

“Chuyện không may xảy ra với cô Thủy dù không ai muốn thế. Mới đầu tôi cũng cảm thấy bức xúc như nhiều phụ huynh khác vì tôi không chấp nhận một cô giáo mà lại có lỗi nhận thức sơ đẳng như thế. Nhưng hiện giờ tôi thông cảm với "tai nạn nghề nhgiệp" mà cô giáo trẻ gặp phải. Rất mong dư luận cũng có sự cảm thông với cô giáo Thủy. Tôi mong cô giáo chóng khỏe, biết rút kinh nghiệm sau lần vấp ngã này, tiếp tục làm nghề giáo cao quí vẫn luôn được xã hội coi trọng” - Trần Vinh: vinh12953@yahoo.com

“Tôi hoàn toàn ủng hộ cách giảng dạy xem ra khá sáng tạo của cô giáo Thủy. Việc học văn của học sinh lâu nay gần như vẫn đều được giảng theo mẫu, rập khuôn, máy móc, nên đã hạn chế rất nhiều sự sáng tạo của các cháu. Tất nhiên một cô giáo trẻ sẽ không thể nào tránh khỏi những sai sót, mong các bậc phụ huynh cũng hiểu cho những chuyện không may như thế này!” - Qhoan: quochoan171@gmail.com

“Theo tôi nghĩ, việc này chưa đáng thành vấn đề để khẳng định về năng lực sư phạm của cô Thủy. Đây là chỉ là 1 bài văn viết về cảm nhận của học sinh, mà đã là cảm nhận thì có hay có dở. Một bài ca dao hay 1 áng văn thơ đều có thể dẫn tới những cảm nhận riêng cho từng đối tượng. Chúng ta không thể cứ suy nghĩ theo 1 lối mòn được, theo kiểu giống như ngày xưa học môn vẽ, có cô giáo dạy vẽ cây xanh thì nhất thiết lá phải tô màu xanh, ông mặt trời thì phải là màu đỏ v.v… Giáo dục là để khám phá chứ không phải ép vào khuôn mẫu. Giáo dục là định hướng cho người học mở ra khả năng tư duy của họ. Tại sao có những học sinh hiểu theo cách riêng và làm khác đi cái người lớn áp đặt, thì lại bị cho là học sinh cá biệt hay không biết vâng lời ???” - Dang Khoa: kskhoa@yahoo.com.vn

“Qua sự việc này thấy 2 vấn đề lớn cần được đề cập đến:

+ Một là việc khối lượng kiến thức quá lớn so với cấp độ học, lại một lần nữa được nhắc đến. Một phần bài tập của môn văn mà có tới 8 bài tập là quá nhiều. Ngày trước tôi đi học chỉ làm một bài văn ngắn cũng mất đến cả giờ đồng hồ “thơ thẩn” mới làm xong. Chưa nhắc đến còn bao nhiều là môn khác, nên hướng các em đến cách cảm nhận là chính và kiểm tra có hạn thôi.

+ Hai là dư luận quá khắt khe với vấn đề này (cũng có thể là mục đích của người khai thác tin này muốn thổi sự việc lên, mà không nghĩ đến hậu quả của nó?). Tôi là giáo viên thì thấy chuyện có sai sót cũng là bình thường (cùng là con người mà). Giáo viên cũng là một nghề mà là một nghề cao quý nữa (dạy người cơ mà), nhưng cũng chính thế nên việc có sai có sửa là bình thường (có ai hoàn hảo được 100% đâu). Mong sao mọi người nhìn sự việc với con mắt bao dung hơn, để các cô giáo có tâm huyết như cô Thủy còn tiếp tục đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho các em HS!” - Cảnh: duccanh2812@gmail.com

(minh họa)

Văn hóa nói lời phê

Ưu thế của phương châm đối nhân xử thế "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau""MARGIN: 0in 0in 0pt">Tuy nhiên, qua thực tế của người làm công tác biên tập bình luận của bạn đọc, dù không phải là người bị phê mà chúng tôi cũng rất nhiều lần… thót tim vì những lời lẽ quả thật quá đao to búa lớn. Thậm chí có cả những lời mắng nhiếc rất… kinh khủng, mà chắc chắn không ai trong chúng ta muốn mình là người bị nghe đâu. (Tất nhiên, những bình luận như vậy không thể xuất hiện trên mặt báo).

“Muốn phê phán người ta thì trước hết mình cũng cần phải thể hiện là người có văn hóa, chứ phê phán kiểu "đánh hội đồng" thì thật không hay chút nào...” - Bui Si Minh: bsminhphan@gmail.com

“Ai cũng có thể sai. Cách đây khá lâu tôi cũng vô tình biết một tình huống tương tự/ Đó là khi trong vở của một học sinh cấp 3 có ghi nội dung giáo viên giải thích cho lớp học ý nghĩa của câu thơ "Nặng nề những nỗi phu phen, tan tác cả nghề canh cửi""Canh là ngề làm ruộng, củi là nghề rừng, nghề kiếm củi". Và giáo viên còn đề nghị các em sửa từ "cửi" thành "củi". Ông nội của học sinh (là cựu giáo viên văn cấp 3, lúc đó đã nghỉ hưu) đọc được và rất lấy làm ngạc nhiên. Nhưng ông lặng lẽ đến gặp cô giáo giãi bày rõ ràng ngọn ngành và tặng cô quyển"Tam thiên tự""mso-bidi-font-weight: normal">Hà Văn Nhân: bachngoc5168@yahoo.com

“Trước hết cũng cần ghi nhận những điều đóng góp của phụ huynh học sinh và lấy đó làm kinh nghiệm trong nghề nghiệp (có như thế mới tiến bộ được). Bên cạnh đó là về phía các phụ huynh học sinh, cũng nên nhìn sự việc một cách cởi mở hơn, thân thiện và vị tha hơn. Vì phụ huynh không phải là thầy cô giáo trên giảng đường, nênchưa chắc đã hiểu hết được ý tưởng của cô giáo. Tôi còn nhớ một câu nói rất hay của người thầy đã dạy tôi: Làm nghề giáo viên không đơn giản vì học sinh nói 10 mà đúng 1 vẫn không sao, nhưng giáo viên nói 10 chỉ cần sai 1 là học sinh cũng như phụ huynh sẽ cho là sai gấp 1.000 lần, mà lại không dễ sửa sai được. Từ đó dẫn đến việc không tin đối với thầy cô giáo mỗi khi giảng bài trên lớp nữa...Chúc cô Thủy vững tin và sớm quay lại công tác truyền đạt kiến thức của mình cho học sinh” - Van Quynh Anh: vanquynhanhkrp@yahoo.com

Kết nối những bờ vai...

Hơn tất cả, rất nhiều lời nhắn gửi, thư ngỏ, bình luận bày tỏ sự cảm thông, san sẻ và động viên, khuyến khích cô giáo trẻ dũng cảm đứng lên sau “cú vấp ngã” mà chắc khó ai tránh khỏi trong đời...

“Hãy vững vàng lên Thủy, rồi mọi người sẽ hiểu và thông cảm mà. Tôi cũng là một GV, khi chúng tôi ra một đề văn hay bài toán khó cho HS thì chúng tôi đều đã có thông tin, cách giải cho bài toán, đề văn đó rồi. Nên theo tôi, không thể nói là trình độ của cô giáo Thủy còn yếu kém được. Xin nhiều người hãy cân nhắc lại, đừng vội lên tiếng phê phán, chỉ trích mà vô tình có thể hủy hoại cả thanh danh và sự nghiệp của người khác. Tôi nghĩ đôi khi phê vào bài tập của HS cũng không phải là cách hay để giáo dục, nhất là với lứa tuổi chưa hẳn là người lớn mà cũng không hẳn còn trẻ con như với các học sinh của cô Thủy” - Hoa Phượng: Sun28011971@gmail.com

“Cô giáo Thủy ơi, hãy cố gắng lên em! Năm ngoái con tôi cũng học văn do cô Thủy dạy, về nhà cháu kể: cô dạy rất dễ hiểu và học sinh có nhiều tiến bộ. Hôm qua khi đi học về con có nói: cô bị như vậy chúng con thấy buồn. Tôi cũng nghĩ chúng ta không ai hoàn hảo cả, nếu có chuyện gìkhông vừa ý thì nên chăng phụ huynh học sinh trước hết hãy gọi điện trực tiếp đến cô mà góp ý thẳng thắn, bởi cái lỗi này không quá lớn đến mức phải gây áp lực cho cô ấy như vậy” – Tran Tuyet Nhung: nhungtrantuyet1978@yahoo.com

“Tôi cũng từng là giáo viên dạy văn, tôi rất hiểu tâm trạng của cô Thủy lúc này. Đây chỉ là mộttai nạn nghề nghiệp thôi, mong báo chí, dư luận đừng đồn thổi lên quá như thế. Chúng ta đừng nên có cái nhìn một chiều. Hãy cố lên cô giáo, nên xem đây như một bài học kinh nghiệm trong nghề giáo viên. Tôi tin tưởng ở cô, chúc cô mau chóng bình phục sức khỏe, tiếp tục đứng trên bục giảng. Thân ái!” – Nghe An: Thanhvinh@gmail.com

“Tôi là phụ huynh của lớp 8A9, tôi nghe các con rất khen ngợi khi cô Thủy dạy thêm các con, vì vậy lớp đang rất mong muốn cô hãy quay về và vượt qua cú sốc này. Xin mọi người hãy thông cảm cho cô vì ai ở trên đời cũng có những lúc mắc phải sai lầm” - Đặng Thái Bình: thaibinh0312@yahoo.com.vn ...

Và rất nhiều bạn đọc cũng có chung lời nhắn gửi tới cô giáo Thủy tương tự như Truong Kim Chi truongkimchi@gmail.com bày tỏ:

“Tôi nghĩ vụ việc này bị đưa lên báo mổ xẻ thì nó mới rùm beng. Lỗi cũng có phần là của một số báo chưa tìm hiểu thật kỹ đã đưa thông tin lên. Nếu mà ngọn ngành câu chuyện rõ như bài báo ngày hôm nay 12/10/2012, thì cô giáo Thủy đâu phải nhập viện và viết đơn xin thôi việc. Qua việc này tôi lại thấy cô giáo Thủy thật đáng trân trọng vì nhiệt huyết, sự tự trọng và tình yêu nghề. Giáo viên như cô Thủy bây giờ không còn nhiều. Mong cô Thủy đọc đuợc những dòng tâm sự của các HS, PHHS và rất nhiều bạn đọc mà sớm rút lại đơn xin nghỉ việc”.

Cô giáo Thủy hãy vững vàng lên nhé, đừng vội mới thấy sóng cả mà đã ngã tay chèo!

Kiều Anh

Nguồn Dân Trí: http://dantri.com.vn/c673/s673-650579/co-chung-toi-ben-co-giao-thuy.htm