Chưa áp niên hạn cho xe dưới 10 chỗ ngồi, xe chuyên dùng...

Sau 8 năm thực hiện, đến nay đã có 59.594 xe quá tuổi sử dụng bị loại bỏ...

Trả lời phỏng vấn Báo GTVT, ông Nguyễn Hữu Trí, Trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm VN cho biết: Theo quy định mới, các loại xe chở hàng, chở người và xe chuyển đổi công năng đều phải thực hiện quy định thời gian được phép sử dụng, trừ xe dưới 10 chỗ ngồi, xe chuyên dùng... PV: Niên hạn sử dụng của các loại xe hiện nay được quy định cụ thể như thế nào thưa ông? Ông Nguyễn Hữu Trí Ông Nguyễn Hữu Trí: Theo Nghị định 95/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì xe chở hàng không được phép sử dụng quá 25 năm, xe chở người không quá 20 năm, xe chuyển đổi công năng thành xe chở người trước ngày 1/1/2002 không được sử dụng quá 17 năm. Tuy nhiên, Nghị định này cũng nêu rõ xe của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh không phải thực hiện quy định niên hạn. Riêng các loại xe chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái), xe chuyên dùng ... do điều kiện thực tế của Việt Nam cũng chưa bị khống chế thời gian sử dụng. Ngoài ra, đối với xe khách, áp dụng Nghị định 91, xe từ 10 chỗ ngồi trở lên, chạy cự ly trên 300km thì thời gian sử dụng không quá 15 năm. PV: Có người cho rằng quy định niên hạn ôtô là không cần thiết vì hiện nay để được lưu hành, ôtô buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn khi đi đăng kiểm định kỳ, ông nghĩ sao? Ông Nguyễn Hữu Trí: Ở Việt Nam, quy định thời gian sử dụng của xe ôtô là rất cần thiết vì mục tiêu đảm bảo ATGT. Xác định tuổi xe bằng cách nào? Ông Ngô Hồng Hệ, Phó Trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm VN cho biết, niên hạn sử dụng của ôtô được tính theo năm kể từ năm sản xuất của ôtô và được xác định căn cứ theo các thứ tự ưu tiên: số nhận dạng của xe (số VIN), số khung của xe, các tài liệu kỹ thuật (catalog, thông số kỹ thuật, phần mềm nhận dạng), thông tin trên nhãn mác của nhà sản xuất được gắn hoặc đóng trên xe, hồ sơ lưu trữ (giấy chứng nhận chất lượng, phiếu kiểm tra xuất xưởng với ôtô sản xuất trong nước, biên bản kiểm tra hoặc nghiệm thu, giấy chứng nhận chất lượng phương tiện cải tạo, hồ sơ gốc, chứng từ nhập khẩu). Ôtô không có tài liệu, không xác định được năm sản xuất sẽ được coi là hết niên hạn sử dụng. Theo ông Hệ, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải xác định năm sản xuất, lập danh sách ô tô hết niên hạn sử dụng báo cáo Cục Đăng kiểm VN và công bố công khai tại đơn vị để chính quyền cơ sở và nhân dân giám sát. Hàng năm, Cục Đăng kiểm VN thông báo cho Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt biết danh sách này để phối hợp kiểm tra, theo dõi, quản lý. P.V Thứ nhất, các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng xe cũ gây mất an toàn, tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn cao, gây ô nhiễm cho người tham gia giao thông và dân sông hai bên đường. Thứ hai, xe ở Việt Nam có nhiều chủng loại, chất lượng khác nhau, do nguồn gốc từ các nước sản xuất có trình độ công nghệ khác nhau, mặt khác người sử dụng thường là khai thác phương tiện triệt để với thời gian ngắn (chạy nhiều, không bảo dưỡng định kỳ, chở quá tải, thay thế phụ tùng trôi nổi...). Thực tế một số xe sau thời gian sử dụng ngắn, chất lượng giảm rõ rệt. PV: Qua 8 năm thực hiện quy định về tuổi xe, đã có bao nhiêu xe cũ bị loại bỏ, thưa ông? Ông Nguyễn Hữu Trí: Sau 8 năm thực hiện, đến nay đã có 59.594 xe quá tuổi sử dụng bị loại bỏ. Niên hạn sử dụng của ôtô từng bước được siết chặt và đến nay là 25 năm như tôi đã nêu. Kết quả thực tế cho thấy, sau khi áp dụng quy định niên hạn, tỷ lệ tai nạn do lỗi kỹ thuật của phương tiện đã giảm, chủ phương tiện đã đầu tư phương tiện mới thay thế khiến chất lượng vận tải được nâng cao. Trước khi chúng ta quy định niên hạn và lần đầu tiên loại bỏ xe cũ vào năm 2002, đội ngũ phương tiện vận tải rất lạc hậu, cũ nát. Đặc biệt là xe chở khách, có những xe đã sử dụng 30, 40 năm vẫn được đưa vào khai thác. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao và người dân phải đi lại trên những chiếc xe cũ nát, không đảm bảo các điều kiện tối thiểu về tiện nghi. Tôi còn nhớ, năm 2002, khi chúng ta quy định điều kiện kinh doanh xe khách (trong đó có quy định về niên hạn), một số người lái và chủ phương tiện đã phản ứng rất gay gắt. Tuy nhiên, Bộ GTVT đã đề xuất Chính phủ quy định lộ trình thích hợp để thực hiện quyết tâm loại bỏ xe cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn vận hành an toàn trên đường. 8 năm qua, kết quả đã cho thấy sự đúng đắn của chủ trương này. PV: Nhưng theo tôi được biết, nhiều nước trên thế giới không quy định niên hạn xe? Ông Nguyễn Hữu Trí: Như tôi đã nói ở trên, việc quy định thời gian được phép sử dụng của xe cơ giới là phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Cũng có một số nước tiên tiến bỏ quy định về niên hạn sử dụng xe cơ giới nhưng đồng thời hệ thống pháp luật của họ quy định rất chặt chẽ các nghĩa vụ của người sử dụng phương tiện. Ví dụ ở Nhật, mức sống của người dân rất cao nên họ chuộng các xe đời mới, ngoài ra, do xe cũ phải chịu thuế môi trường, phí bảo hiểm... gấp nhiều lần xe mới nên người dân có ý thức tự loại bỏ các xe đã sử dụng nhiều năm. Kiểm định chất lượng ATKT và bảo vệ môi trường của xe cơ giới. Để kiềm chế TNGT đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người có phương tiện, quy định niên hạn tuổi xe cũng có sự phân loại. Theo Nghị định 95, xe kinh doanh vận tải, xe chở số lượng lớn người và hàng thì buộc phải áp dụng niên hạn. Các xe dưới 10 chỗ ngồi (chủ yếu là xe tư nhân), xe chuyên dùng... chưa bị khống chế thời gian sử dụng. PV: Xin cảm ơn ông. Nam Anh (Thực hiện) Quy định niên hạn của ôtô cải tạo Theo Thông tư số 21 do Bộ GTVT ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định 95 của Chính phủ, niên hạn sử dụng đối với ôtô cải tạo, ôtô chuyển đổi công năng sử dụng được tính từ năm sản xuất ôtô trước khi chuyển đổi. Cụ thể: - Ô tô chở người quá niên hạn sử dụng được chuyển đổi thành ôtô chở hàng và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ôtô chở hàng là không quá 25 năm (theo khoản 1 Điều 4 của Nghị định 95/2009/NĐ-CP). - Ôtô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả chỗ người lái), ôtô chở người chuyên dùng chuyển đổi thành ôtô chở người dưới 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái) và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ôtô chở người là không quá 20 năm (theo khoản 2 Điều 4 của Nghị định 95/2009/NĐ-CP). - Ôtô chở hàng chuyển đổi thành ôtô chuyên dùng và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ôtô chở hàng là không quá 25 năm (theo khoản 1 Điều 4 của Nghị định 95/2009/NĐ-CP). - Ôtô chuyên dùng, ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái) chuyển đổi thành ôtô chở hàng phải áp dụng niên hạn sử dụng của ôtô chở hàng là không quá 25 năm (theo khoản 1 Điều 4 của Nghị định 95/2009/NĐ-CP). - Ôtô chở hàng đã chuyển đổi thành ôtô chở người trước ngày 1/1/2002 và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ôtô chở người chuyển đổi công năng là không quá 17 năm (theo điểm c khoản 1 Điều 4 của Nghị định 95/2009/NĐ-CP). N.A Tuần qua, các lực lượng chức năng đã xử phạt, tạm dừng hoạt động hàng chục xe buýt, xe khách đang hàng ngày “hun khói” người đi đường.

Nguồn Giao Thông: http://giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/Quan-ly/Dang-kiem/Chua_ap_nien_han_cho_xe_duoi_10_cho_ngoi_xe_chuyen_dung/