Chọn mua kính cận nào cho sĩ tử?

(VTC News) – Ngay trước khi đợt 2 của kỳ thi Tuyển sinh Đại học năm 2010, bên cạnh gánh nặng thi cử, những băn khoăn về việc lựa chọn kính cận, những điểm cần lưu ý trong quá trình chăm sóc và bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”… để kỳ thi được diễn ra suôn sẻ xem ra là mối bận tâm chung của nhiều sĩ tử “bốn mắt”.

Kính cận là vật bất ly thân đối với những người có thị lực yếu. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xu hướng thời trang, những chiếc kính cận không đơn thuần chỉ để tăng thị lực mà người tiêu dùng đã cầu kỳ lựa chọn những chiếc kính nhằm tôn lên vẻ đẹp của khuôn mặt. Nhưng lựa chọn thế nào? ăn uống ra sao để vừa đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt vừa khiến thí sinh có thể xuất hiện đầy tự tin trong kỳ thi sát hạch lớn nhất đời học sinh? Thông tin từ nhiều nguồn cho thấy, không như những kiểu kính thời trang, mắt kính cận hay mắt kính trắng thường không quá to. Xu hướng năm nay, những mẫu kính cận có mắt kính góc cạnh lạ mắt, cá tính vẫn đang được ưa chuộng. Gọng kính thường làm bằng nhựa với các dạng vân màu hoặc phản chiếu những ánh màu khác nhau theo cường độ ánh sáng. Loại gọng memo plastic có độ đàn hồi tốt và độ trong suốt được ưa chuộng với nhiều tông màu ánh cam, ánh bạc, tím biếc... lạ mắt được ưa thích hơn cả. Đối với các loại kính cận các chuyên gia khuyên NTD nên chọn những hãng kính tên tuổi để đảm bảo về chất lượng và độ an toàn. Các loại kính hàng hiệu có giá khá cao, khoảng từ 1.200.000đ đến 3.000.000 đồng/chiếc. Với những hãng ít tên tuổi hơn nhưng chất lượng vẫn đảm bảo có giá từ 400.000đ đến 800.000 đồng/chiếc. Chọn kính cận ra sao? Mua kính cận tưởng chừng rất đơn giản nhưng thật ra lại đòi hỏi sự cẩn thận cao. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cận thị đều cần đeo kính. Cận thị dưới 0.75 độ thực ra không cần đeo, còn từ 1 đến 2 độ có thể chỉ đeo khi nhìn xa. Các sĩ tử nên lưu ý: Đeo kính hay không, trước hết là do chỉ định của bác sỹ chuyên khoa về số độ, khoảng cách đồng tử để lắp kính chính xác. Ngoài yếu tố chính xác về số độ và tâm kính, độ to nhỏ gọng, độ dài tay kính, cự ly giữa 2 mắt kính, độ cao miếng tỳ mũi… cũng cần phù hợp với người đeo. Yếu tố thẩm mỹ lại càng không thể thiếu, bởi nó sẽ đem lại sự tự tin cho người sử dụng. Nên chọn mắt kính màu trắng và có lớp tráng cứng để chống xước. Kính có lớp chống tia tử ngoại về cơ bản là tốt, xong tại Việt Nam, phần lớn chúng được nhập từ Trung Quốc nên không có độ bền cao, dễ xước. Cũng không nên đeo kính râm khi cận thị nặng mà hãy dùng kính đổi màu. Và nếu không thực sự cần thiết thì với môi trường nóng ẩm, nhiều mồ hôi, khói bụi như nước ta thì kính áp tròng là một lựa chọn sai lầm. Trước khi lắp kính thật, phải đeo kính thử của cửa hàng thật cẩn thận để tránh việc lắp kính rồi về lại phải bỏ đi. Thời gian đeo thử tối thiểu là 15 phút, khi đó, cần đi lại, nhìn mọi vật xa gần, đọc thử, lên xuống cầu thang vài vòng xem có chóng mặt, nhức mắt, khó chịu hay không… Điều này sẽ giúp người đeo lắp được một chiếc kính thật chuẩn xác mà không lo lãng phí. Trong mùa thi, để phòng ngừa và ngăn ngừa cận thị, giảm cận thị tiến triển, tăng cường thị lực cho mắt, cải thiện các dấu hiệu mỏi mắt, đỏ mắt, nhức mắt và làm chậm tiến trình lão hóa ở mắt, các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyên các sĩ tử nên bổ sung: - Lutein vàZeaxanthin có tác dụng giữ vững cấu trúc điểm vàng, bảo vệ mắt giúp phòng và ngăn ngừa cận thị, giảm cận thị tiến triển, hỗ trợ điều trị cận thị ở lứa tuổi cấp 1 và 2. - Vaccinium myrtillus tăng cường dinh dưỡng cho mắt, giúp mắt không bị mệt mỏi, cải thiện các dấu hiệu đau, nhức, mỏi mắt… khi đọc sách, xem ti vi và sử dụng máy vi tính nhiều. - Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E vàSelen - Bộ hợp chất chống oxy hóa tốt nhất - giúp ngăn chặn các tác động có hại từ bên ngoài, làm chậm tiến trình lão hóa mắt, bảo vệ giác mạc và duy trì độ trong suốt của thủy tinh thể. - Kẽm, Selen, Vitamin A, Vitamin B2 những chất rất cần thiết cho hoạt động của mắt. Ngoài ra, các vitamin, khoáng chất không những giúp đôi mắt khỏe mà còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể cũng như hạn chế các dấu hiệu mệt mỏi khi học hành căng thẳng. » Top 3 máy tính bỏ túi “dễ kiếm” cho sĩ tử » 22 loại máy tính được dùng khi làm bài thi đại học T.H (tổng hợp)

Nguồn VTC: http://vtc.vn/bvntd/156-253494/the-gioi-tieu-dung/chon-mua-kinh-can-nao-cho-si-tu.htm