Chiêm ngưỡng làng cổ nghìn năm tuổi ẩn mình giữa xứ Thanh

Làng Đông Sơn (Thanh Hóa) là một trong 10 làng cổ đẹp nhất nước, đại diện cho cả một giai đoạn lịch sử văn minh Đông Sơn.

Từ đầu thế kỷ XX, Đông Sơn đã trở thành tên gọi cho một nền văn hóa khảo cổ học nổi tiếng thế giới - Văn hóa Đông Sơn.

Làng cổ này hội đủ 5 di tích về Khảo cổ, danh thắng, lịch sử văn hóa, cách mạng kháng chiến và kiến trúc.

 Làng nằm bên bờ nam sông Mã, nơi tiếp giáp giữa hai dòng sông Chu – sông Mã, trong địa phận phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làng nằm bên bờ nam sông Mã, nơi tiếp giáp giữa hai dòng sông Chu – sông Mã, trong địa phận phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làng Đông Sơn là một địa danh rất nổi tiếng khi những di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Đông Sơn lần đầu tiên được phát hiện tại đây vào giữa thập niên 1920 .

Làng Đông Sơn quần tụ dựa vào lưng núi Rồng (núi Đông Sơn). Phía trước làng là cánh đồng rộng, màu mỡ, xung quanh ba phía của làng là những núi đá nhỏ đồi đất thấp nằm xen kẽ lẫn nhau có hình dáng kì dị, dân gian cứ theo đó mà đặt tên cho từng quả đồi, ngọn núi.

Dân gian cho rằng, làng Đông Sơn là ở vào thế đất có 99 ngọn núi hình con Phượng Hoàng. Ca dao cổ vùng Đông Sơn có câu: Chín mươi chín ngọn bên đông/ Còn ngọn núi Nít bên sông chưa về/ Chín mươi chín ngọn núi đề huề/ Còn ngọn núi Nít chưa về bên đông.

Làng Đông Sơn có cấu trúc theo kiểu làng thuần nông. Vị thế của làng cho phép phát huy triệt để lợi thế của kinh tế ruộng nước và đất đồi.

Hệ thống cổng ngõ cổ kính với tên đầy ý nghĩa. Những di tích đình, chùa, miếu được tạo dựng và phân bố hợp lý.

Làng cổ Đông Sơn được xem như một niên biểu về sự phát triển liên tục từ buổi các vua Hùng dựng nước cho đến thời hiện đại. Theo dòng lịch sử có thể thấy lịch sử của làng gắn liền với những bước thăng trầm của lịch sử vùng đất xứ Thanh.

Tài liệu khảo cổ học cho biết, từ thời các vua Hùng dựng nước, trên đất Đông Sơn đã hình thành một làng nông nghiệp.

Những chứng cứ văn hóa vật chất được phát triển từ lòng đất làng cổ Đông Sơn từ những bộ nông cụ đa dạng, các loại vũ khí, các loại đồ gốm, đồ trang sức đặc sắc đến những chiếc trống đồng hoa văn tinh xảo... đã cho thấy từ thời kỳ dựng nước Văn Lang, Đông Sơn đã là một làng nông nghiệp hình thành, và phát triển lâu dài và có vị thế trong khu vực.

Phát hiện về di tích làng cổ Đông Sơn với niên đại hơn 2.500 năm đã mở ra chương mới cho việc nghiên cứu văn minh Việt cổ thời dựng nước đầu tiên. Từ đầu thế kỷ XX, Đông Sơn đã trở thành tên gọi cho một nền văn hóa khảo cổ học nổi tiếng thế giới: Văn hóa Đông Sơn. Văn minh Đông Sơn đã trở thành một nền văn minh tiêu biểu của tổ tiên ta thời kỳ dựng nước, trống đồng Đông Sơn trở thành biểu tượng tài năng, trí sáng tạo của người Việt cổ buổi đầu tạo dựng văn minh.

Trong làng có ngôi nhà của ông Lương Trọng Duệ là còn tương đối nguyên vẹn. Ngôi nhà 5 gian có tuổi đời khoảng 200 năm, nó được gia đình ông Duệ gìn giữ qua nhiều đời con cháu.

Ngoài ngôi nhà cổ của gia đình ông Duệ, trong làng còn 1 ngôi nhà nữa hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Những hộ gia đình này đều có hoàn cảnh khó khăn nên vẫn chưa có kinh phí trùng tu lại.

Quỳnh Châu

Nguồn Pháp Luật Plus: http://www.phapluatplus.vn/chiem-nguong-lang-co-nghin-nam-tuoi-an-minh-giua-xu-thanh-d5863.html