Cảnh báo: Nhập viện cấp cứu vì 1 món nhà nào cũng ăn vào dịp Tết

Theo thạc sĩ Nguyễn Đình Liên, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội những ngày Tết bệnh nhân nhập viện vì tắc ruột tăng lên do thói quen ăn nhiều canh măng và ăn nhiều chất đạm, ít rau xanh.

Mùng 2 Tết đã mổ cấp cứu

Gia đình bác Nguyễn Văn Hải, 62 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội vẫn không thể nào quên ngày mùng 2 Tết năm ngoái, bỗng dưng bác đau bụng quằn quại, trứng bụng, đau ngày càng tăng lên.

Trong khi đó, cả gia đình bác đều ăn các món ăn giống nhau. Bác Hải còn không ăn nhiều thịt hay đồ ăn lạnh mà chỉ nhấm nháp tý canh măng cũng như một vài loại hoa quả khác.

Thấy tình trạng đau bụng quằn quại, muốn đi vệ sinh không đi được nên đưa bác vào cấp cứu tại Bệnh viện.

Lúc này, bác sĩ nghi ngờ đau ruột thừa nhưng khi siêu âm thì bác sĩ phát hiện lòng ruột bị bít tắc lại khiến bệnh nhân bị đau bụng dữ dội.

Các bác sĩ đã cho làm phẫu thuật và lấy ra được rất nhiều miếng măng đã được gia đình dùng hầm măng xương.

Cả cái Tết năm ngoái, gia đình ông Hải chẳng đi đâu, chúc tết ai được vì phải vào viện chăm sóc ông sau phẫu thuật. Còn ông, cứ nghĩ đến những cơn đau bụng quặn thắt như “đau đẻ” là ông sợ xanh mặt vào.

Trường hợp của bà Nguyễn Thị Liễn cũng tương tự. Bà Liễn ở Tây Hồ, Hà Nội. Năm nào cũng vào dịp Tết gia đình bà con cháu đều mua 2- 3 kg măng khô ăn dần. Canh măng vừa ngon, vừa mang nét văn hóa ngày Tết.

Nhưng bà Liễn đã phải nhập viện mổ vì tắc ruột do ăn canh măng. Ban đầu, bà tưởng đau bụng do thức ăn nên đã uống thuốc rối loạn tiêu hóa nào ngờ càng ngày chứng đau càng nặng hơn, bụng cứng đơ lại.

Khi nhập viện, bác sĩ chẩn đoán tắc ruột do thức ăn tắc lại, bà Liễn cảm thấy xấu hổ già rồi mà còn ăn tham phải nhập viện.

Nhưng khi bác sĩ giải thích nguyên nhân gây tắc ruột thì bà thở phào. Bà Liễn cho biết lần sau ăn uống sẽ cẩn thận hơn để con cháu không còn lo mất cái Tết nữa.

Ăn như nào cho ngon, bổ

Món măng là món ăn quen thuộc trong ngày Tết và ai cũng nghĩ là món giàu chất xơ, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ Liên cho biết nhiều năm công tác tại các khoa ngoại anh gặp rất nhiều người bị tắc ruột do măng bít lại ở ruột không tiêu hóa được.

Măng là loại thực vật có nhiều chất xơ Cellulose, hầu như không tiêu trong đường tiêu hóa. Do đó, khi ăn nhiều sẽ theo tạo khuân phân để tống ra ngoài. Đặc biệt là với những người cao tuổi khi ăn uống có nhiều bất lợi nhất là những món khó tiêu như măng.

Nguyên nhân, theo thạc sĩ Liên là do:

- Hệ tiêu hóa suy yếu do: Hệ thống men tiêu hóa suy giảm chất lượng và số lượng nên lâu tiêu hóa được các chất khó tiêu hơn người trẻ.

- Sự di chuyển khuân phân trong ống tiêu hóa cũng chậm hơn do sự giảm nhu động của ruột non và đại – trực tràng.

- Nhiều cụ cao tuổi, răng yếu hoặc răng rụng đi, không sử dụng răng giả cho nên hạn chế sự nhai, nghiền thức ăn khiến thức ăn khó tiêu không được nghiền thành các viên nhỏ…

Thức ăn không được hấp thu hết, thức ăn còn ở dạng thô, di chuyển trong ống tiêu hóa càng chậm và khó khăn.

- Đặc biệt, những người ha mắc chứng táo bón, nứt kẽ hậu môn khiến họ thường ngại đi ngoài gây tích trữ phân trong lòng đại trạng kéo dài làm cho phân càng thêm khô táo.

Kết hợp với thể trạng yếu, mỗi lần đi ngoài rất mệt mỏi khi rặn để đẩy phân ra khỏi hậu môn – trực tràng. Phân táo lâu chặn lại gây tắc ruột.

Khi ăn nhiều chất đạm, ít chất xơ và ăn chất khó tiêu, thông thường những chất này sẽ gây bí trệ cho đường tiêu hóa, nhiều trường hợp phải nhập viện với chẩn đoán: Tắc ruột do bã thức ăn, phải mổ cấp cứu.

Không chỉ có món măng là thủ phạm gây bệnh cho các cụ cao tuổi trong ngày tết mà còn có các món ăn, hoa quả khác có thể gây bệnh tắc ruột do bã thức ăn như: Rau bí, hồng xiêm, hồng, ổi, cóc,…

Theo bác sĩ Liên để ngày Tết vui khỏe, không lo nhập viện bất thình lình, chế độ ăn cần được quan tâm nhiều hơn. Hạn chế ăn các chất khó tiêu như măng tăng cường rau xanh nhất là cho người cao tuổi.

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn Soha: http://soha.vn/song-khoe/canh-bao-nhap-vien-cap-cuu-vi-1-mon-nha-nao-cung-an-vao-dip-tet-2016021109374509.htm