Cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm nhanh cho ngày tết

Sử dụng nguyên liệu, thực phẩm đã qua chế biến không đúng cách rất dễ khiến người sử dụng gặp phải tình trạng bị ngộ độc thực phẩm nhất là trong những ngày tết. Một số cách sơ cứu tại chỗ khi bị ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm nặng thì có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Vì vậy, tự bảo vệ mình là biện pháp thiết thực đầu tiên cần nghĩ tới, trong đó việc trang bị một số kiến thức về các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là việc làm cần thiết.

Khi bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng sau: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi có kèm theo các triệu chứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở... tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

Các bước sơ cứu đối với người bị ngộ độc

Kích thích gây nôn, kết hợp bù nước bằng Orezol

Có thể pha một cốc nước muối loãng cho người bệnh uống. Và tiến hành kích thích để người bị ngộ độc nôn ra những thức ăn trong dạ dày nhằm hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể. Bạn có thể kích thích vào cổ họng bằng cách dùng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn ra được.

Khi người bệnh đã nôn được, để cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại.

Tỷ lệ pha như sau: nếu là orezol pha một gói với một lít nước, nếu là nước muối đường pha 1/2 thìa cà phê muối, bốn thìa cà phê đường với một lít nước.

Có thể pha một cốc nước muối loãng cho người bệnh uống. Và tiến hành kích thích để người bị ngộ độc nôn ra những thức ăn trong dạ dày nhằm hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể. Bạn có thể kích thích vào cổ họng bằng cách dùng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn ra được.

Ảnh minh họa.

Nước chanh

Có thể cho người bị ngộ độc thực phẩm uống nước chanh, nước chanh sẽ có tác dụng chống lại những tác động xấu của vi khuẩn gây ngộ độc. Với thuộc tính axit nước chanh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm.

Sử dụng Giấm táo hoặc Táo

Giấm táo có tính kiềm là loại giấm tốt nhất làm dịu niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, giấm táo giúp hồi phục nhanh từ tình trạng ngộ độc thực phẩm, tạo ra một lớp màng bên trong dạ dày nơi mà vi khuẩn không thể dễ dàng sản sinh.

Trong khi đó, nếu cho người bị ngộ độc thực phẩm ăn táo sẽ giúp giảm bớt chứng ợ nóng và chứng trào ngược dạ dày. Táo có khả năng sản sinh ra các enzyme giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong dạ dày, nhanh chóng giảm nhẹ các cơn đau dạ dày và tiêu chảy.

Cấp cứu tại cơ sở y tế

Theo dõi chặt chẽ biểu hiện, nhịp tim của bệnh nhân: Nếu có biểu hiện nghẹt thở nên kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để tránh lưỡi bị thụt vào gây ngạt. Thường xuyên theo dõi nhịp đập của tim bệnh nhân, để có thể hô hấp kịp thời khi cần thiết. Sau khi tiến hành sơ cứu, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ tiến hành rửa ruột hoặc các biện pháp điều trị cần thiết cho bệnh nhân.

B. Sỹ

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/cach-so-cuu-ngo-doc-thuc-pham-nhanh-cho-ngay-tet-d63557.html