Cách hay trị ho hiệu nghiệm cho bé

Việc điều trị ho cho trẻ cũng không đơn giản như điều trị với người lớn. Cha mẹ có thể tham khảo những cách trị ho tự nhiên như sau đây để áp dụng cho con mình trong trường hợp con bị ho nhé.

Bé Bon được 8 tháng tuổi rồi nhưng rất hay bị ho. Nhiều lần bé ho mà bố mẹ không biết vì sao bé bị ho, ho không nhiều nhưng mỗi lần ho lại bị nôn ói ra hết thức ăn. Thương bé, bố mẹ mua thuốc về cho bé uống nhưng uống thuốc vào bé lại nôn ra hết, mấy ngày rồi không đỡ.

Bé Cún bị ho và sổ mũi mấy ngày liền. Mẹ đưa Cún đi khám thì được kết luận là viêm họng, cho uống thuốc suốt cả tuần mà không đỡ. Việc uống thuốc của Cún thì vô cùng khổ sở. mẹ cho uống tới 4, 5 lần mà lần nào Cún cũng ói ra hết, chẳng được tí tẹo thuốc nào vào người. Mẹ dùng cả xi lanh để bơm thuốc vào miệng Cún mà Cún vẫn ói. Mẹ đành bẻ thuốc bỏ vào thìa cháo cho Cún ăn thì Cún vẫn nuốt, nhưng nếu không may gặp cơn ho là Cún lại "phun" ra hết, những lúc đó mẹ chỉ muốn khóc theo Cún vì lo lắng Cún không uống thuốc sẽ không khỏi ho.

Trường hợp như của bé Bo và bé Cún không phải là đặc biệt. Có thể nói, tình trạng ho rồi không ăn không uống được thuốc như Bo và Cún là rất phổ biến hiện nay.

Ho là một chức năng tự nhiên và bảo vệ cơ thể bằng cách đánh bật các chất kích thích gây khó chịu trong phổi, cổ họng. Mặc dù một ho là một cơ chế cần thiết của cơ thể nhưng nó có thể khiến cho người ho cảm thấy mệt mỏi và rất khó chịu, đặc biệt là trẻ em.

Việc điều trị ho cho trẻ cũng không đơn giản như điều trị với người lớn, vì có thể trẻ sẽ không thích uống thuốc hoặc các loại thuốc có thể không có tác dụng ngay lập tức và làm trẻ mệt hơn. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều cha mẹ muốn dùng các biện pháp tự nhiên để chữa ho cho con, vừa đơn giản, dễ làm lại hiệu quả.

Cha mẹ có thể tham khảo những cách trị ho tự nhiên như sau đây để áp dụng cho con mình trong trường hợp con bị ho nhé.

1. Sữa

Một số bà mẹ cho con bú nhận thấy rằng sữa mẹ có thể làm dịu họng và chữa ho cho con. Vậy nên, khi bé bị ho, mẹ có thể tăng cường cho trẻ bú mẹ (với những trẻ còn bú mẹ) để trẻ tăng cường chất lỏng vào cơ thể và đẩy ra các vi khuẩn nằm trong phổi của bé.

2. Trà cam thảo

Trà cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và đường hô hấp. Bởi vì trà cam thảo cũng có vị ngọt, nên có thể thuận tiện khi dùng cho trẻ, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp trẻ ấm hơn và dịu họng hơn. Cha mẹ nên cho con uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần tùy thuộc vào tuổi của trẻ.

3. Thảo dược

Trộn 4 muỗng canh dầu ô liu và 2 giọt dầu khuynh diệp, cây xô thơm, hương thảo và dầu bạc hà vào một cái bát. Xoa hỗn hợp đó lên ngực của bé khi bé đang ngủ. Điều này sẽ giảm bớt ho và làm dịu đường hô hấp của bé.

4. Tắm

Tắm nước ấm có thể giúp nới lỏng bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong lồng ngực của bé và giúp bé bình tĩnh hơn. Thêm một vài giọt dầu hoa oải hương hoặc hoa cúc vào nước tắm cũng có thể làm thồn đường hô hấp của bé để giảm bớt ho.

5. Giữ ẩm

Dùng máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm bụi trong không khí và làm cho bé thoải mái hơn. Lấy tinh dầu thảo dược, như bạch đàn và cây hương thảo, xoa lên trên ngực của bé và bật máy tạo độ ẩm qua đêm cho kết quả tối ưu.

6. Húng chanh và quất

Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

7. Lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

8. Hoa hồng bạch

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

Nguồn aFamily: http://afamily.vn/me-va-be/20120322030734617/cach-hay-tri-ho-hieu-nghiem-cho-be.chn