Các ngành học của Học viện Quản lý giáo dục

Học viện Quản lý giáo dục TTO - Học viện Quản lý giáo dục là trường đầu ngành về khoa học quản lý giáo dục trong hệ thống các trường đại học Việt Nam. Năm 2008, Học viện tuyển sinh khóa thứ hai dành cho học sinh tốt nghiệp THPT vào học ba ngành thuộc khối A, C, D1.

Mã trường: HVQ Địa chỉ: 31 Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: (04) 6648719 - 8643352 Học viện tuyển sinh trong cả nước. Điểm xét tuyển theo ngành. Sinh viên các ngành quản lý giáo dục, tâm lý - giáo dục học sẽ được hưởng chế độ như sinh viên các ngành sư phạm. Sinh viên ra trường có thể tiếp tục học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước. Mục tiêu, chương trình đào tạo từng ngành cụ thể như sau: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quản lý, giáo dục và kiến thức chuyên sâu về quản lý giáo dục; có kỹ năng giám sát, đánh giá kết quả hoạt động và thực hiện các chức năng quản lý ở các cơ quan, tổ chức giáo dục; có khả năng nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của khoa học quản lý nảy sinh trong quá trình quản lý giáo dục; có năng lực tự học, nghiên cứu khoa học, tiếp tục học ở trình độ cao hơn về quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. Sau khi tốt nghiệp làm chuyên viên các phòng/ban đào tạo, tổ chức hành chính, kế hoạch tài chính, đánh giá chất lượng, quản lý dự án... trong các cơ quan quản lý GD-ĐT (vụ, viện, sở, phòng); các trường, cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập; các tổ chức chính trị, xã hội; hoặc làm cán bộ giảng dạy. Trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng; có khả năng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý chuyên môn, nhân sự, hành chính, tài chính... Sau khi tốt nghiệp làm chuyên viên công nghệ thông tin tại các cơ quan quản lý GD-ĐT và các trường, cơ sở giáo dục; các tổ chức, cơ quan nhà nước, tư nhân; các doanh nghiệp hoặc làm cán bộ giảng dạy. Trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản các kiến thức tâm lý học, giáo dục học; có khả năng ứng dụng các thành tựu của khoa học tâm lý, giáo dục trong hoạt động giáo dục, tư vấn, dịch vụ và phát triển cộng đồng; có khả năng nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tổ chức các hoạt động dạy học về tâm lý học và giáo dục học. Sau khi tốt nghiệp làm giáo viên, giảng viên tại các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; cán bộ, chuyên viên, nghiên cứu viên tại các cơ quan quản lý giáo dục (vụ, viện, sở, phòng) và các cơ quan nghiên cứu; chuyên gia tư vấn tâm lý trong các trung tâm tư vấn tâm lý, các tổ chức chính trị xã hội.

Nguồn Tuổi Trẻ: http://www3.tuoitre.com.vn/tuyensinh/index.aspx?articleid=254804&channelid=230