Bồn cầu Trung Quốc kém chất lượng bị cảnh báo gây "cháy mông"

Theo một báo cáo kiểm định gần đây cho thấy, những bồn cầu do Trung Quốc sản xuất có rất nhiều sản phẩm không đạt chuẩn và nếu sử dụng không cẩn trọng, người sử dụng rất dễ bị “đốt cháy mông”.

Hình ảnh du khách Trung Quốc đến Nhật Bản, tranh nhau mua bồn cầu có nắp đậy đã trở nên quá quen thuộc đối với người dân hai nước này. Tại sao lại có hiện tượng đó?

Trong bài viết ngày 3/1/2015, Bloomberg dẫn ra các thông số cho thấy việc người Trung Quốc chi tiêu ở nước ngoài rõ ràng tăng theo một tỷ lệ cao hơn. Sự thay đổi trong cách thức chi tiêu này khiến Trung Quốc xem như đã “mất điểm” trong mắt những khách hàng nội địa vốn đang có nhu cầu chất lượng ngày càng cao.

Báo cáo của ngân hàng HSBC cho thấy có 80% chi tiêu ở Paris được người Trung Quốc đổ vào hàng hóa. Tuy nhiên truyền thông Trung Quốc đặc biệt chú ý đến người láng giềng Nhật Bản hơn: Ước tính có khoảng 450.000 người Trung Quốc đã bay đến Nhật Bản, và họ chi từ 941 triệu đến 959 triệu USD.

Trong các cửa hàng Nhật Bản, người tiêu dùng Trung Quốc mua nồi cơm điện tử, máy lọc không khí, máy ảnh kỹ thuật số, và đáng chú ý nhất: bồn cầu điện tử.

Trong các cửa hàng Nhật Bản, người tiêu dùng Trung Quốc mua nồi cơm điện tử, máy lọc không khí, máy ảnh kỹ thuật số, và đáng chú ý nhất: bồn cầu điện tử.

Gần như ngay lập tức báo chí Trung Quốc có động thái phản ứng với hiện tượng này, với chiếc bồn cầu điện tử được chọn làm hình ảnh tiêu biểu đầy châm biếm.

Hãng thông tấn Tân Hoa xã giật tít: “Bồn cầu Nhật bản nhấn nước xả chìm đồ Trung Quốc”. Trong khi đó tờ báo quốc gia Thời báo Hoàn cầu (Global Times) viết: “Sự nổi tiếng của những chiếc bồn cầu Nhật Bản đang được phóng đại”.

Xét về đồ điện tử, dĩ nhiên có thể hiểu được người dùng trên toàn thế giới – không riêng gì Trung Quốc, có thể đánh giá cao các kỹ sư Nhật. Tuy vậy vấn đề là người Trung Quốc còn “ngấu nghiến” cả các sản phẩm gia dụng khác như dao, kéo, bàn ghế..., Bloomberg cho biết.

Với số lượng sản phẩm gia dụng đầy ắp hàng năm, tại sao người Trung Quốc lại tìm cách đến Nhật để mua món đồ mà họ có thể sở hữu ngay tại quê hương? Có lẽ có hai lý do, theo Bloomberg.

Đầu tiên, thực tế hàng Trung Quốc ở Nhật Bản rẻ hơn chính mặt hàng ấy bày bán ở... Trung Quốc. Thứ hai, người Trung Quốc dường như tin rằng các nhà bán lẻ Nhật Bản, không giống như các đối tác Trung Quốc, sẽ mang theo các vật dụng tiêu chuẩn cao, cây bút Gordon Chang chuyên viết về Trung Quốc và châu Á lập luận.

Tờ Beijing Youth Daily cho biết “các doanh nghiệp Trung Quốc đang tập trung nhiều hơn vào việc sản xuất các sản phẩm có giá thấp, nhưng họ quên rằng người tiêu dùng Trung Quốc đa phần đang bắt đầu quan tâm nhiều hơn về chất lượng, chứ không phải là giá cả”.

Báo Vietnamnet dẫn tin,

Theo báo cáo trên, kết quả điều tra ngẫu nhiên của các ban nghành liên quan đối với 45 lô hàng bồn cầu thông minh của 45 công ty ở 15 tỉnh, thành của Trung Quốc hiện nay thì có 18 lô không đạt tiêu chuẩn.

Những bồn cầu do Trung Quốc sản xuất có rất nhiều sản phẩm không đạt chuẩn và nếu sử dụng không cẩn trọng, người sử dụng rất dễ bị “đốt cháy mông”.

Việc không đạt tiêu chuẩn này thể hiện ở những điểm như tính chịu nhiệt, độ bắt lửa kém...

Những người có thâm niên trong nghề sản xuất bồn cầu cho hay, nếu tính chịu nhiệt và độ bắt lửa của vật liệu phi kim không đáp ứng được tiêu chuẩn, khả năng xảy ra những hiện tượng như bốc khói, bắt lửa… là rất lớn.

Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người sử dụng. Nói cách khác, nếu người tiêu dùng vô tình mua phải những sản phẩm không đạt chuẩn này, họ sẽ có nguy cơ bị “đốt cháy mông” bất cứ lúc nào.

Đây không phải là lời cảnh báo xuông. Hồi tháng 12/2015, một phụ nữ họ Lý ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã bị thương nặng sau khi chiếc bồn cầu của một quán Karaoke phát nổ khi cô vừa ngồi xuống bệ.

Vụ việc xảy ra vào đầu tháng 12 này đã được giới truyền thông đưa tin hôm 15/12, theo nguồn từ Báo đô thị Sở Thiên.

Người phụ nữ tên Lí cho biết cô chưa hề chạm vào bồn cầu thì nó đã phát nổ. Cô bị một vết cắt sâu 7cm dưới da khiến máu chảy lênh láng.

Cô Lí ngay lập tức đã được đưa vào bệnh viện trung ương Vũ Hán để điều trị vì vết thương sâu và mất nhiều máu. Ở đây, cô trải qua một ca phẫu thuật kéo dài 3 giờ đồng hồ và đã được chăm sóc tích cực trong 48 giờ tiếp theo.

Cô Lí đã yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía chủ hộp đêm. Tuy nhiên, người chủ câu lạc bộ KTV từ chối chi trả vì cho rằng cô đã đứng lên bồn cầu khi đi giầy cao gót khiến nó phát nổ .

Người chủ cho biết ông đã chi 20.000 nhân dân tệ (khoảng 70 triệu đồng) tiền điều trị cho cô Lí. Tờ báo cũng cho biết cô Lí sẽ không theo đuổi vụ việc này nhưng vẫn khẳng định bồn cầu đột nhiên phát nổ.

PV (Tổng hợp)

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/thi-truong/bon-cau-trung-quoc-bi-canh-bao-gay-chay-mong-a132299.html