Bệnh cầu trùng gà

Cầu trùng là bệnh phổ biến trên gà, do lớp nguyên sinh động vật (protozoa) gây ra. Ở gà có 7 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria là: E. acervulina, E.brunetti, E. maxima, E. mitis, E. necatrix, E. praecox và E. tenella.

Triệu chứng chung là tiêu chảy hay tiêu chảy có máu, tỷ lệ nhiễm có thể 100%, tỷ lệ chết có thể lên đến 50% và sản lượng trứng có thể giảm 30%. Biểu hiện chính, gà ủ rũ, xù lông, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu, tăng trọng kém, tiêu tốn nhiều thức ăn cho 1kg tăng trọng. Gà các lứa tuổi có thể bị nhiễm, nhưng thường xảy ra trên gà từ 15-40 ngày tuổi. Chu trình phát triển Cầu trùng có chu trình phát triển trực tiếp gồm 2 giai đoạn bên trong và bên ngoài cơ thể gà. Giai đoạn bên trong cơ thể noãn nang phát triển qua 2 giai đoạn vô tính và hữu tính để tạo thành noãn nang thải qua phân ra ngoài môi trường. Trong điều kiện môi trường nhiệt độ, ẩm độ thích hợp noãn nang sẽ phát triển thành noãn nang gây nhiễm từ 1-2 ngày; gà nuốt phải noãn nang này vào cơ thể sẽ gây bệnh và phát triển thành noãn nang thải qua phân. Gà nhiễm cầu trùng có thể thải qua phân hàng ngàn noãn nang trong 1 ngày, do đó gà nuôi mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém là nguồn bệnh đe dọa cho đàn gà. Vị trí ký sinh và bệnh tích của cầu trùng Nhìn từ bên ngoài ruột có thể thấy bệnh tích trên ruột. - Ký sinh phần trên của ruột non chủ yếu là E. cervulina với bệnh tích gây xuất huyết điểm bằng đầu đinh ghim. - Ở đoạn giữa ruột non là E.maxima và bệnh tích tạo ra là các mảng trắng. - E.tenella ký sinh ở manh tràng gây xuất huyết và mổ khám phát hiện trong manh tràng chứa đầy máu. - E.necatrix: ký sinh ở ruột non gây xuất huyết điểm. Mổ khám, cạo lớp niêm mạc ruột có bệnh tích xét nghiệm dưới kính hiển vi cho kết quả chẩn đoán tốt nhất. Triệu chứng Có 4 loài gây bệnh lý trên gà là E. tenella, E. maxima, E. necatrix và E. acervulina. - E. tenella và E. necatrix: gây bệnh trầm trọng trên gà, bệnh cấp tính chủ yếu xảy ra ở gà con và có tỷ lệ chết cao. Gà có biểu hiện giảm ăn hay bỏ ăn, ngày thứ 4 gà bắt đầu tiêu chảy phân có máu, ngày thứ 9 gà có thể chết đột ngột do thiếu máu. - E. acervulina và E. maxima: thường gà bị nhiễm nhưng ít có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là viêm ruột mãn gây tiêu chảy, còi cọc, giảm tăng trọng. Phòng, trị bệnh - Sulfaquinoxaline: Trộn thức ăn, liều 0,1%. - Sulfamethazine: pha trong nước, liều 0,1% cho uống liên tục trong 2 ngày. - Amprolium: pha trong nước, liều 0,012%-0,024% cho uống liên tục trong 3-5 ngày. - Navet-cox 2,5% là sản phẩm của Công ty Navetco có hàm lượng 2,5% Toltrazuril. Thuốc có hiệu quả cao trong phòng, trị bệnh cầu trùng ở gà. Ưu điểm của Navet-Cox: - Thuốc tác động lên tất cả các giai đoạn phát triển và trên tất cả các loài loài cầu trùng của cầu gà. - Thuốc tác động nhanh. - Thời gian điều trị ngắn: 2 ngày. - An toàn: thuốc an toàn gấp 4 lần liều điều trị. - Thuốc pha vào nước có thể ổn định trong 24 giờ. - Thuốc có thể dùng để phòng và trị bệnh. Điều trị: Lần 1: cho uống 7mg/kg thể trọng/ngày, liên tục trong 2 ngày và lần 2 sau 5 ngày. Có thể tính liều thuốc theo công thức: Số lượng Navet-Cox (ml/ngày) = Tổng trọng lượng gà X 0,28. Phòng bệnh Vệ sinh: - Tránh thức ăn, nước uống tiếp xúc với phân gà. - Tránh nuôi gà mật độ quá cao. - Nên nuôi gà trên sàn tránh gà tiếp xúc với phân. - Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. Thuốc phòng bệnh: Navet-Cox như liều điều trị. Cho gà uống thuốc Navet-Cox 3 lần vào các ngày tuổi 12-14, 19-20 và 26-27.

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/61/158/45/45/45/80108/default.aspx