“Bài ca vua” của sân khấu cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ

(VH)- Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1919-2009), ngày 29.7, tại TP.HCM, Sở VH,TT&DL tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hội Sân khấu TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học “90 năm – bản Dạ cổ hoài lang”.

“Bài ca vua” Ngược dòng thời gian, cách nay 90 năm, tại vùng quê nghèo làng Vĩnh Hương, tổng Thanh Hòa, tỉnh Bạc Liêu (nay là thị xã Bạc Liêu), cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã chính thức công bố bản nhạc lòng bất hủ Dạ cổ hoài lang (Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng) - được viết ra trong hoàn cảnh đêm khuya, vẳng tiếng trống điểm canh với nỗi đau, nỗi nhớ người vợ từng “nâng khăn sửa túi” đã bỏ nhà ra đi vì định kiến phong kiến “lấy chồng mà không có con”. Trải qua 90 năm, bản Dạ cổ hoài lang đã được các nghệ nhân trong giới tài tử Nam Bộ góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng thành bản vọng cổ từ nhịp đôi do cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác vào năm 1919, đến năm 1925, ông Huỳnh Thủ Trung, tự Tư Chơi sáng tác lời ca cho bài Vọng cổ nhịp tư mang tên Tiếng nhạn kêu sương. Đến năm 1935, nghệ sĩ Năm Nghĩa ca bài vọng cổ Văng vẳng tiếng chuông chùa chính thức cho ra đời bản vọng cổ nhịp 8. Sau đó trong hai thập niên 30 – 40 sau đó đã phát triển thành nhịp 16 gắn liền với sự rạng danh của nhiều nghệ sĩ cải lương tên tuổi Tư Sạng, cô Nam Cần Thơ, cô Ba Bến Tre, Năm Phổi, Út Trà Ôn... Đến năm 1955, bản vọng cổ nhịp 32 ra đời. Kể từ khi ra đời, cho đến nay, bản Dạ cổ hoài lang đã trở thành một tác phẩm âm nhạc độc đáo, nhanh chóng chiếm vị trí chủ chốt trong đờn ca tài tử và trở thành “bài ca vua” trong sân khấu cải lương Nam Bộ và vẫn được yêu thích cho đến hôm nay. Theo Giám đốc Sở VH,TT&DL Bạc Liêu Lê Thị Ái Nam, mục đích của cuộc hội thảo nhằm tiếp tục khẳng định giá trị, sự đóng góp to lớn và sự phát triển của bản vọng cổ góp phần hình thành một dòng nhạc độc đáo của dân tộc. Hội thảo cũng nhằm tri ân những công lao đóng góp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các nghệ nhân, nhạc sĩ, tác giả, góp phần làm thăng hoa bản Dạ cổ hoài lang trở thành bản vọng cổ và nghệ thuật cải lương. Lễ hội “Dạ cổ hoài lang” 2009 Nhân dịp kỷ niệm 90 năm bản Dạ cổ hoài lang, từ ngày 29.9 -3.10.2009, UBNB tỉnh Bạc Liêu sẽ tổ chức lễ hội Dạ cổ hoài lang 2009 với nhiều hoạt động như: Lễ giỗ tổ cổ nhạc do Đoàn cải lương Cao Văn Lầu tổ chức theo nghi thức giỗ truyền thống; Khánh thành di tích khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu; Thả hoa đăng trên sông Bạc Liêu; Ra mắt và trao giải thưởng văn học, nghệ thuật Cao Văn Lầu đợt đầu tiên; hội chợ thương mại du lịch... Tại buổi hội thảo, đã có nhiều tham luận đánh giá cao về giá trị nghệ thuật và lịch sử của bản Dạ cổ hoài lang đối với sự hình thành và phát triển của bộ môn nghệ thuật cải lương, vọng cổ và đờn ca tài tử Nam Bộ. Cách đây 20 năm, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang, GS.TS Trần Văn Khê đã khẳng định: “Trong cổ nhạc Việt Nam chưa từng có bài bản nào được như bản Dạ cổ hoài lang biến thành vọng cổ, từ một sáng tác cá nhân đã biến thành một sáng tác tập thể, sinh ra từ đầu thế kỷ, lớn lên sống mạnh và biến hóa thiên hình vạn trạng, mà sẽ còn sống mãi trong lòng người Việt khắp năm châu”. Trong lần kỷ niệm lần thứ 90 này, ông tiếp tục kết luận: “Nhờ nét nhạc phù hợp với cách ru em và đờn ca miền Nam, nhờ lời ca hợp với hoàn cảnh của nhiều người chinh phụ có chồng đi lính sang Pháp, và nhất là nhờ ngoại cảnh thuận tiện như: khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời sau đó không lâu thì xuất hiện việc thành lập nhiều đoàn cải lương, nhờ kỹ nghệ đĩa hát và đài phát thanh phổ biến nên bài này đã được phổ biến và phát triển mau chóng...”. Vụ trưởng – Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ VH,TT&DL tại TP.HCM Nguyễn Văn Tấn cho rằng: Bản Dạ cổ hoài lang đã để lại nhiều bài học về sáng tạo nghệ thuật. Đầu tiên, tác phẩm là một sự tích hợp nghệ thuật kỳ diệu với một cấu trúc nghệ thuật mở có nét nhạc dễ nghe, cấu trúc thanh âm, điệu thức gần với những điệu dân ca Nam Bộ, không ngừng năng động hoàn thiện. Đồng thời đây còn là một bản lấy cảm hứng nghệ thuật của người nghệ sĩ hòa chung với cảm thức của thời đại...”. Với tư cách là một nghệ sĩ trong nghề, nghệ sĩ trẻ Quế Trân cho rằng: “Trong kho tàng các bản ca nhạc tài tử từ 3 Nam – 6 Bắc -4 Oán – 7 bài và một số bản khác với các chữ đờn Hò, Xự, Xang, Xê, Cống đều ghi khuyết danh, không biết tên tác giả thì chúng ta thấy hạnh phúc biết bao khi có bản nhạc Dạ cổ hoài lang do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác – và được các nghệ nhân bồi đắp thành bản vọng cổ. Vọng cổ đã ăn sâu vào lòng người mộ điệu. Trong chiến tranh, vọng cổ đã đi khắp chiến trường do các cô chú văn công tay đàn tay súng mang tiếng hát át tiếng bom”. Cần bảo tồn và phát huy giá trị Nhìn nhận cao giá trị nghệ thuật, tính phổ cập và sức sống trường tồn của bản Dạ cổ hoài lang trong nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, Hội thảo cũng đã có những đóng góp thẳng thắn trong việc làm thế nào để bảo tồn, gìn giữ và phát triển bản nhạc này và nghệ thuật vọng cổ cải lương. Thạc sĩ Huỳnh Văn Khải trong bài phát biểu nhận định giá trị nghệ thuật của bản Dạ cổ hoài lang và các bản vọng cổ nhịp tư, nhịp 8 nhịp 16... cho rằng nên xếp vào bộ thứ 11 gọi là “Bộ Thập nhất: Vọng cổ” trong hệ thống bộ bài bản nhạc tài tử thay vì xếp chung vào 10 bộ bản nhạc tài tử. Lý giải cho việc sắp đặt này theo ông đó là vì bản Dạ cổ hoài lang có một giá trị nghệ thuật đặc trưng không thể so sánh được với các bản khác. Vấn đề thứ hai là trong quá trình phát triển, bản Dạ cổ hoài lang đã có nhiều dị bản so với nguyên tác ban đầu do cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác. GS.TS Trần Văn Khê tại hội thảo này đã đưa ra phân tích một số dị bản đứng về mặt ngôn ngữ cần phải được xem xét cụ thể và đề nghị cần có một Ủy ban để quyết định dị bản nào là phù hợp với bản Dạ cổ hoài lang và đúng với ngôn ngữ người Việt thời đó... Bên cạnh những góp ý trên, một số đại biểu cho rằng với những giá trị về mặt nghệ thuật góp phần khai sáng một loại hình vọng cổ, nghệ thuật sân khấu cải lương, Dạ cổ hoài lang nói riêng, nghệ thuật vọng cổ, cải lương, đờn ca tài tử cần có một vị trí xứng đáng hơn, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc trong nền âm nhạc dân tộc truyền thống của dân tộc. Hoài An “Bài ca vua” Ngược dòng thời gian, cách nay 90 năm, tại vùng quê nghèo làng Vĩnh Hương, tổng Thanh Hòa, tỉnh Bạc Liêu (nay là thị xã Bạc Liêu), cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã chính thức công bố bản nhạc lòng bất hủ Dạ cổ hoài lang (Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng) - được viết ra trong hoàn cảnh đêm khuya, vẳng tiếng trống điểm canh với nỗi đau, nỗi nhớ người vợ từng “nâng khăn sửa túi” đã bỏ nhà ra đi vì định kiến phong kiến “lấy chồng mà không có con”. Trải qua 90 năm, bản Dạ cổ hoài lang đã được các nghệ nhân trong giới tài tử Nam Bộ góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng thành bản vọng cổ từ nhịp đôi do cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác vào năm 1919, đến năm 1925, ông Huỳnh Thủ Trung, tự Tư Chơi sáng tác lời ca cho bài Vọng cổ nhịp tư mang tên Tiếng nhạn kêu sương. Đến năm 1935, nghệ sĩ Năm Nghĩa ca bài vọng cổ Văng vẳng tiếng chuông chùa chính thức cho ra đời bản vọng cổ nhịp 8. Sau đó trong hai thập niên 30 – 40 sau đó đã phát triển thành nhịp 16 gắn liền với sự rạng danh của nhiều nghệ sĩ cải lương tên tuổi Tư Sạng, cô Nam Cần Thơ, cô Ba Bến Tre, Năm Phổi, Út Trà Ôn... Đến năm 1955, bản vọng cổ nhịp 32 ra đời. Kể từ khi ra đời, cho đến nay, bản Dạ cổ hoài lang đã trở thành một tác phẩm âm nhạc độc đáo, nhanh chóng chiếm vị trí chủ chốt trong đờn ca tài tử và trở thành “bài ca vua” trong sân khấu cải lương Nam Bộ và vẫn được yêu thích cho đến hôm nay. Theo Giám đốc Sở VH,TT&DL Bạc Liêu Lê Thị Ái Nam, mục đích của cuộc hội thảo nhằm tiếp tục khẳng định giá trị, sự đóng góp to lớn và sự phát triển của bản vọng cổ góp phần hình thành một dòng nhạc độc đáo của dân tộc. Hội thảo cũng nhằm tri ân những công lao đóng góp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các nghệ nhân, nhạc sĩ, tác giả, góp phần làm thăng hoa bản Dạ cổ hoài lang trở thành bản vọng cổ và nghệ thuật cải lương. Lễ hội “Dạ cổ hoài lang” 2009 Nhân dịp kỷ niệm 90 năm bản Dạ cổ hoài lang, từ ngày 29.9 -3.10.2009, UBNB tỉnh Bạc Liêu sẽ tổ chức lễ hội Dạ cổ hoài lang 2009 với nhiều hoạt động như: Lễ giỗ tổ cổ nhạc do Đoàn cải lương Cao Văn Lầu tổ chức theo nghi thức giỗ truyền thống; Khánh thành di tích khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu; Thả hoa đăng trên sông Bạc Liêu; Ra mắt và trao giải thưởng văn học, nghệ thuật Cao Văn Lầu đợt đầu tiên; hội chợ thương mại du lịch... Tại buổi hội thảo, đã có nhiều tham luận đánh giá cao về giá trị nghệ thuật và lịch sử của bản Dạ cổ hoài lang đối với sự hình thành và phát triển của bộ môn nghệ thuật cải lương, vọng cổ và đờn ca tài tử Nam Bộ. Cách đây 20 năm, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang, GS.TS Trần Văn Khê đã khẳng định: “Trong cổ nhạc Việt Nam chưa từng có bài bản nào được như bản Dạ cổ hoài lang biến thành vọng cổ, từ một sáng tác cá nhân đã biến thành một sáng tác tập thể, sinh ra từ đầu thế kỷ, lớn lên sống mạnh và biến hóa thiên hình vạn trạng, mà sẽ còn sống mãi trong lòng người Việt khắp năm châu”. Trong lần kỷ niệm lần thứ 90 này, ông tiếp tục kết luận: “Nhờ nét nhạc phù hợp với cách ru em và đờn ca miền Nam, nhờ lời ca hợp với hoàn cảnh của nhiều người chinh phụ có chồng đi lính sang Pháp, và nhất là nhờ ngoại cảnh thuận tiện như: khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời sau đó không lâu thì xuất hiện việc thành lập nhiều đoàn cải lương, nhờ kỹ nghệ đĩa hát và đài phát thanh phổ biến nên bài này đã được phổ biến và phát triển mau chóng...”. Vụ trưởng – Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ VH,TT&DL tại TP.HCM Nguyễn Văn Tấn cho rằng: Bản Dạ cổ hoài lang đã để lại nhiều bài học về sáng tạo nghệ thuật. Đầu tiên, tác phẩm là một sự tích hợp nghệ thuật kỳ diệu với một cấu trúc nghệ thuật mở có nét nhạc dễ nghe, cấu trúc thanh âm, điệu thức gần với những điệu dân ca Nam Bộ, không ngừng năng động hoàn thiện. Đồng thời đây còn là một bản lấy cảm hứng nghệ thuật của người nghệ sĩ hòa chung với cảm thức của thời đại...”. Với tư cách là một nghệ sĩ trong nghề, nghệ sĩ trẻ Quế Trân cho rằng: “Trong kho tàng các bản ca nhạc tài tử từ 3 Nam – 6 Bắc -4 Oán – 7 bài và một số bản khác với các chữ đờn Hò, Xự, Xang, Xê, Cống đều ghi khuyết danh, không biết tên tác giả thì chúng ta thấy hạnh phúc biết bao khi có bản nhạc Dạ cổ hoài lang do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác – và được các nghệ nhân bồi đắp thành bản vọng cổ. Vọng cổ đã ăn sâu vào lòng người mộ điệu. Trong chiến tranh, vọng cổ đã đi khắp chiến trường do các cô chú văn công tay đàn tay súng mang tiếng hát át tiếng bom”. Cần bảo tồn và phát huy giá trị Nhìn nhận cao giá trị nghệ thuật, tính phổ cập và sức sống trường tồn của bản Dạ cổ hoài lang trong nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, Hội thảo cũng đã có những đóng góp thẳng thắn trong việc làm thế nào để bảo tồn, gìn giữ và phát triển bản nhạc này và nghệ thuật vọng cổ cải lương. Thạc sĩ Huỳnh Văn Khải trong bài phát biểu nhận định giá trị nghệ thuật của bản Dạ cổ hoài lang và các bản vọng cổ nhịp tư, nhịp 8 nhịp 16... cho rằng nên xếp vào bộ thứ 11 gọi là “Bộ Thập nhất: Vọng cổ” trong hệ thống bộ bài bản nhạc tài tử thay vì xếp chung vào 10 bộ bản nhạc tài tử. Lý giải cho việc sắp đặt này theo ông đó là vì bản Dạ cổ hoài lang có một giá trị nghệ thuật đặc trưng không thể so sánh được với các bản khác. Vấn đề thứ hai là trong quá trình phát triển, bản Dạ cổ hoài lang đã có nhiều dị bản so với nguyên tác ban đầu do cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác. GS.TS Trần Văn Khê tại hội thảo này đã đưa ra phân tích một số dị bản đứng về mặt ngôn ngữ cần phải được xem xét cụ thể và đề nghị cần có một Ủy ban để quyết định dị bản nào là phù hợp với bản Dạ cổ hoài lang và đúng với ngôn ngữ người Việt thời đó... Bên cạnh những góp ý trên, một số đại biểu cho rằng với những giá trị về mặt nghệ thuật góp phần khai sáng một loại hình vọng cổ, nghệ thuật sân khấu cải lương, Dạ cổ hoài lang nói riêng, nghệ thuật vọng cổ, cải lương, đờn ca tài tử cần có một vị trí xứng đáng hơn, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc trong nền âm nhạc dân tộc truyền thống của dân tộc.

Nguồn Báo Văn hóa: http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/19069.vho