Bạc Liêu: Những câu chuyện làm theo lời Bác

Có nhiều cách để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như sống giản dị, tiết kiệm; thi đua lao động, sản xuất, học tập. So với những nơi khác, việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Hội viên CCB tỉnh Bạc Liêu có những sáng tạo riêng, không chỉ là học tập thường xuyên ở từng cán bộ, đảng viên, mà đã trở thành một phong trào sâu rộng trong hội viên CCB và quần chúng nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc.

Có nhiều cách để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như sống giản dị, tiết kiệm; thi đua lao động, sản xuất, học tập. So với những nơi khác, việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Hội viên CCB tỉnh Bạc Liêu có những sáng tạo riêng, không chỉ là học tập thường xuyên ở từng cán bộ, đảng viên, mà đã trở thành một phong trào sâu rộng trong hội viên CCB và quần chúng nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc.

Cầu bê tông do hội viên CCB xã Định Thành (Đông Hải)

xây dựng bắc qua ấp Cây Thẻ

Cán bộ - đảng viên đi trước

Qua thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Ban chỉ đạo Hội CCB Bạc Liêu đã tổ chức triển khai, quán triệt sâu sắc về tư tưởng và đạo đức của Người đến các cấp Hội cơ sở và hội viên CCB. Trong đó, cán bộ, đảng viên là CCB được xác định là nền tảng trong việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu.

Ông Trần Anh Đức, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Đông Hải cho biết: "Trong các buổi học tập, sinh hoạt hàng tháng, trách nhiệm của từng hội viên được thể hiện ở từng công trình, phần việc cụ thể. Từ cách làm này, đã xuất hiện nhiều đơn vị và cá nhân điển hình trong các lĩnh vực. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đã trở thành mục tiêu phấn đấu, rèn luyện ở từng cán bộ, đảng viên, hội viên CCB Đông Hải”. Điển hình ở Đông Hải, sau hơn bốn năm thực hiện Cuộc vận động, Hội CCB đảm nhận 2 công trình lớn. Trong phong trào vận động hội viên và nhân dân tham gia thực hiện công trình "Xây dựng cầu giao thông nông thôn”, Đông Hải huy động các cấp Hội vào cuộc để tập trung huy động mọi nguồn lực của xã hội, đã có 191 cây cầu cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí xây dựng là hơn 4,6 tỷ đồng; trong đó ngân sách địa phương hỗ trợ 1,150 tỷ đồng, CCB đóng góp gần 1 tỷ đồng, còn lại vận động nhân dân và hàng ngàn ngày công lao động của CCB. Hội phối hợp với Phòng Nông nghiệp triển khai "Công trình phủ xanh trên đất nhiễm mặn” để hội viên cải tạo vườn tạp, phủ xanh đất bỏ hoang, góp phần tăng thêm thu nhập cho CCB. Đã có 15.000 cây xanh do CCB trồng quanh nhà và vận động nhân dân trồng hơn 40.000 cây xanh trên các đường giao thông nông thôn, góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

Không riêng Đông Hải, các cấp Hội cơ sở, hội viên huyện Phước Long cũng đã trở thành nòng cốt vận động hội viên và nhân dân tham gia xây dựng cầu bê tông thay cầu khỉ, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đã xây dựng được 163 cây cầu bê tông, với tổng kinh phí hơn 2,225 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều hộ dân và hội viên CCB xã Vĩnh Thành, Vĩnh Phú Tây đóng góp từ 5 – 30 triệu đồng. Tiếp xúc với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch Hội CCB huyện Phước Long cho biết thêm: "Từ nay đến cuối năm 2011, Hội CCB cơ sở triển khai vận động hội viên và nhân dân xây dựng mô hình điện thắp sáng công cộng cho các con đường có đông dân cư ở các xã, thị trấn toàn huyện để góp phần xây dựng nông thôn mới”.

Người người học tập, nhà nhà làm theo

Có thể nói, việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở các cấp Hội CCB Bạc Liêu đã trở thành một hoạt động chính trị rộng khắp. Những câu chuyện về Bác đã được biên soạn thành những mẩu chuyện nhỏ, gắn với tình hình thực tế của địa phương. Thấy các cháu nhỏ trong khu dân cư không lo học tập, thì lấy những câu chuyện về vượt khó, hiếu học của Bác để kể. Thấy xóm làng bất hòa, thì kể nhau nghe về chuyện tình làng, nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết, nghĩa đồng bào, và nhiều câu chuyện khác nữa về thi đua ái quốc, tăng gia sản xuất...

Với CCB Lê Thị Đầm ở ấp Bà Chăng, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, từ ngày giải phóng đất nước đến nay gia đình cô thờ Bác Hồ nơi trang trọng nhất và thắp hương hàng ngày. Năm nào tới sinh nhật hay giỗ Bác, cô cũng làm một mâm cơm giản dị cúng Bác vì biết rằng "nếu làm sang trọng, lãng phí quá Bác sẽ không vui”. Đó là ngày gia đình quây quần bên nhau, mỗi lần như thế là một câu chuyện về Bác Hồ sẽ được cô Đầm kể cho các con cháu nghe. Mỗi lần một ít để các cháu thấm dần, cô vui sướng rơi nước mắt khi đứa cháu nội đang học tiểu học trầm ngâm như người lớn nhận định về Bác: "Trên đời này chỉ có một mà không có hai phải không bà nội”? CCB Nguyễn Thành Phước, ấp 15, xã Phong Tân, huyện Giá Rai bộc bạch: "Ở ấp này bây giờ nhiều người kể chuyện về Bác Hồ lắm. Mình kể cho mấy đứa nhỏ nghe, rồi nó kể lại cho những người bạn của nó. Tấm gương sáng ngời, tận tụy suốt đời của Bác lại được mọi người học tập và làm theo”. Các câu chuyện được truyền cho nhau trong những giờ lao động, và đồng bào dân tộc Khmer thì kể với nhau bằng tiếng Khmer. Chính vì thế, tại Bạc Liêu, người người học tập, nhà nhà làm theo gương Bác.

BẠCH TUYẾT

Gửi cho bạn bè

Bản in

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=40462&menu=1371&style=1