Australia phát triển 'cột sống bionic' giúp người bị liệt có thể đi lại

Các nhà nghiên cứu ở Australia vừa phát triển thành công một thiết bị cấy ghép não ( BMI) có thể giúp những người bị tổn thương tủy sống phục hồi khả năng đi lại, bằng cách sử dụng năng lực trí não. Về cơ bản, sản phẩm hoạt động dựa trên một stent điện cực, còn gọi là “stentrode”, được cấy vào mạch máu nằm trong não của bệnh nhân, kèm theo một nguồn điện và máy phát chèn vào dưới vùng da phía trước vai. Hệ thống mới sẽ tạo ra một chỉ số BMI xâm lấn tối thiểu, giúp dịch suy nghĩ thành hành động.

Các nhà nghiên cứu ở Australia vừa phát triển thành công một thiết bị cấy ghép não ( BMI ) có thể giúp những người bị tổn thương tủy sống phục hồi khả năng đi lại, bằng cách sử dụng năng lực trí não. Về cơ bản, sản phẩm hoạt động dựa trên một stent điện cực, còn gọi là “stentrode”, được cấy vào mạch máu nằm trong não của bệnh nhân, kèm theo một nguồn điện và máy phát chèn vào dưới vùng da phía trước vai. Hệ thống mới sẽ tạo ra một chỉ số BMI xâm lấn tối thiểu, giúp dịch suy nghĩ thành hành động.

Thiết bị nói trên thực hiện điều đó qua quá trình cảm nhận một số loại hoạt động thần kinh và truyền chúng cho bộ xử lý, sau đó cung cấp tín hiệu để di chuyển chân tay bionic của người bệnh. Với chiều dài không quá 3 cm, stentrode có thể được cấy vào não mà không cần phải trải qua ca phẫu thuật lớn nào. Thay vào đó, nó được đưa vào đầu nhờ sử dụng một ống thông ngoằn ngoèo, xuất phát từ động mạch ở chân. “Công nghệ này thực sự thú vị”, giáo sư Terry O'Brien, người đứng đầu khoa Y của Đại học Melbourne , thuộc Bệnh viện Hoàng gia Melbourne (Australia) cho biết. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi đã có thể chứng minh và phát triển một thiết bị cấy ghép mà không cần phẫu thuật lớn, để giám sát hoạt động não. Lợi ích rõ ràng nhất là đối với người bị liệt sau một cơn đột quỵ hoặc chấn thương cột sống. Nó khá đơn giản và an toàn cho bệnh nhân”.

Cấu tạo từ nitinol - hợp kim của niken và titan, thiết bị dự kiến sẽ được thử nghiệm đầu tiên trên người tại Bệnh viện Hoàng gia Melbourne vào năm 2017. Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng thực hiện trên cừu, thiết bị chứng minh được hiệu quả của mình. “Sau 9 hoặc nhiều ngày cấy ghép, thiết bị gần như hấp thụ vào thành tĩnh mạch, các tín hiệu điện tiếp tục trở nên rõ ràng và mạnh hơn, lên đến 190 hertz, mạnh mẽ như tín hiệu trước đây ghi lại bằng phẫu thuật não xâm lấn phức tạp”, giáo sư Clive May từ Viện Khoa học thần kinh và sức khỏe tâm thần Florey, người tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trên con cừu, cho biết.

“Trước khi cấy ghép, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tưởng tượng di chuyển cánh tay trái - phải của họ lên và xuống, cũng như di chuyển bàn tay đi theo các đối tượng xuất hiện trên màn hình máy tính. Quá trình này sẽ tạo ra một bản đồ ảo của vỏ não vận động, giúp các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép thiết bị chính xác vị trí thích hợp”. Theo kế hoạch, BMI sẽ được thương mại hóa vào giữa năm 2020.

Tham khảo: Đại học Melbourne , Bệnh viện Hoàng gia Melbourne

Nguồn Tinh Tế: http://tinhte.vn/threads/australia-phat-trien-cot-song-bionic-giup-nguoi-bi-liet-co-the-di-lai.2550101/