Artur Fischer - nhà phát minh có hơn 1.100 bằng sáng chế vừa qua đời ở tuổi 96

Artur Fischer - nhà phát minh người Đức đã đăng ký hơn 1.100 bằng sáng chế, bao gồm cả đèn flash đồng bộ máy ảnh đầu tiên và những con tắc-kê ( vít nở) đảm bảo cho ốc vít bám chặt vào tường,... đã qua đời vào ngày 27/1 vừa qua tại nhà riêng ở Waldachtal (tây nam nước Đức), thọ 96 tuổi. Tập đoàn Fischer do ông sáng lập đã chính thức loan báo tin buồn này. Fischer qua đời bỏ lại con trai Klaus và cô con gái Margot Fischer-Weber.

Artur Fischer - nhà phát minh người Đức đã đăng ký hơn 1.100 bằng sáng chế , bao gồm cả đèn flash đồng bộ máy ảnh đầu tiên và những con tắc-kê ( vít nở ) đảm bảo cho ốc vít bám chặt vào tường,... đã qua đời vào ngày 27/1 vừa qua tại nhà riêng ở Waldachtal (tây nam nước Đức), thọ 96 tuổi. Tập đoàn Fischer do ông sáng lập đã chính thức loan báo tin buồn này. Fischer qua đời bỏ lại con trai Klaus và cô con gái Margot Fischer-Weber.

Fischer - người đàn ông của những giải pháp

Phát minh đầu tiên của Fischer ra đời vào năm 1947, khi ông muốn chụp ảnh cô con gái mới sinh của mình. “Thời điểm đó, bạn chỉ có thể sử dụng đèn flash bột nổ để chụp nội thất, công việc đòi hỏi phải đốt cháy với một sợi dây”, ông nói với tạp chí Der Spiegel vào năm 2015. “Điều đó thật sự nguy hiểm và chất lượng hình ảnh thì lại rất kém”. Trước tình hình trên, ông đã nghĩ ra một cơ chế đồng bộ giúp kích hoạt đèn flash khi chụp. Sản phẩm này sau đó được mua lại bởi Agfa, một công ty máy ảnh lớn lúc bấy giờ, trong khi Fischer vẫn tiếp tục bước trên con đường của mình, với sự hình thành của hàng trăm giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật suốt 7 thập kỷ tiếp theo.

Năm 1958, ông đã giải quyết một vấn đề trong xây dựng: làm thế nào để chèn một con ốc vít cho nó bám chặt vào các bức tường. Fischer đã phát minh ra một cái nút cao su với phần đầu được thiết kế tách ra thành nhiều mấu, sau đó nhét vào lỗ khoan. Khi đưa vít vào, nút nhựa nói trên có khả năng ngăn không cho nó khỏi tuột ra khỏi tường. Vít càng tiến sâu vào trong, mấu càng nở rộng ra, ép chặt với lỗ khoan. Hai ‘vây’ lớn trên nút có tác dụng chống xoay, cố định nút nằm yên trong lỗ. Đây rõ ràng là một bước tiến lớn ở thời điểm đó. Ngày nay, khoảng 14 triệu con vít nở của ông được sản xuất mỗi ngày trên khắp thế giới. “Nếu Bill Gates tạo ra máy tính cá nhân thì Artur Fischer tạo ra những thứ để bạn có thể tự sửa chữa ngôi nhà của mình”, tờ Der Spiegel cho biết.

Video mô phỏng cách làm việc của những con tắc-kê

Một phát minh khác của Fischer cũng không kém phần nổi tiếng là bộ lắp ráp Fischertechnik - đồ chơi trí tuệ hàng đầu tại Đức. “Tôi quan tâm đến bất kỳ vấn đề gì mà tôi có thể cung cấp cho nó một giải pháp”, ông Fischer nói với tạp chí Technology Review của Đức năm 2007. Cho đến thời điểm qua đời, lượng bằng sáng chế của ông đã hơn 1.100, vượt qua Thomas Edison, người đã có 1.093 bằng sáng chế. Để ghi nhận các công trình của Fischer, Văn phòng Sáng chế châu u quyết định trao cho ông giải thưởng Thành tựu trọn đời vào năm 2014.

Cuộc đời gắn liền với sáng chế

Artur Fischer sinh ngày 31 tháng 12 năm 1919 tại Tumlingen (nay là một phần của Waldachtal, Đức). Ông là con trai của một thợ may. Mẹ anh, người đã gắn bó với công việc ủi cổ áo cho đến cuối đời, công nhận năng lực về cơ khí của con trai mình và luôn luôn khuyến khích ông, giúp ông có một cái bàn làm việc tươm tất ngay tại nhà và mua cho ông một bộ đồ chơi rèn luyện trí tuệ Erector Set.

Artur từng tham gia một lớp dạy nghề nhưng bỏ dở năm 13 tuổi, để phục vụ như một người học việc cho một thợ khóa ở thành phố Stuttgart, Đức. Ông gia nhập Đoàn Thanh niên Hitler (Hitler Youth) và tham gia quân đội với hy vọng trở thành một phi công, nhưng vì tật cận thị, chiều cao khiêm tốn và thiếu bằng tốt nghiệp trung học nên đã không được toại nguyện. Sau đó, Fischer được đào tạo để trở thành một thợ cơ khí cho quân Đức và được giao cho một cơ sở ở vùng Palatinate, nơi Adolf Hitler đã có chuyến thăm bất ngờ vào Giáng sinh năm 1939.

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Artur Fischer cũng đã không ngừng phát minh và sáng chế.

“Tôi đã làm một chiếc máy bay mô hình để tặng mẹ tôi như một món quà Giáng sinh”, Fischer nói với Der Spiegel. “Sau đó, sĩ quan chỉ huy của tôi nói rằng tôi là người thợ cơ khí tốt nhất và tôi nên đưa chiếc máy bay cho Hitler. Đó là khoảng thời gian khủng khiếp”. Fischer sống sót sau trận Stalingrad (trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức), tuy nhiên sau đó lại bị bắt tại Ý và gửi đến một trại tù binh ở Anh. Sau khi trở về quê hương của mình vào năm 1946, ông tìm được công việc trợ lý tại một công ty kỹ thuật rồi bắt đầu chế tạo bật lửa điện từ phế liệu quân sự.

Năm 1948, ông thành lập công ty của riêng mình - Tập đoàn Fischer, nay đã có 42 công ty con, với số lượng nhân viên lên đến 4.000 người trên toàn thế giới và kinh doanh 14.000 mặt hàng tại hơn 100 quốc gia. Tại Đức, Fischer nổi tiếng với bộ dụng cụ Fischertechnik - bao gồm các khối nhựa với động cơ điện và tế bào cảm quang, được học sinh và những người yêu thích dùng để chế tạo máy móc hay robot. Bên cạnh đó, Fischertechnik còn được sử dụng bởi giới kỹ sư để tạo ra các mô hình. Bộ dụng cụ đầu tiên đã được giao đến tay khách hàng vào năm 1964 như một món quà Giáng sinh và trở nên cực kỳ phổ biến ở những năm sau đó.

Có không ít các phát minh của Fischer đưa đến sự ra đời của các sản phẩm phụ hữu ích khác. Chẳng hạn, ông đã áp dụng nguyên tắc đối với những con tắc-kê bắt vào tường để tạo ra một loạt các đinh vít dùng để cố định xương gãy. Một trong những phát minh gần đây nhất của Fischer là vật dụng có thể giữ và cắt phần đầu một quả trứng với kích thước bất kỳ. Ông đã cố đi tìm cách giải quyết cho vấn đề khi người chủ một khách sạn phàn nàn với ông, rằng khách hàng của mình trong quá trình dùng trứng luộc luôn rơi vào tình trạng hỗn độn. Lúc ấy là năm 1946.

Theo: Nytimes

Nguồn Tinh Tế: http://tinhte.vn/threads/artur-fischer-nha-phat-minh-co-hon-1-100-bang-sang-che-vua-qua-doi-o-tuoi-96.2550076/