Ăn hành muối trong những ngày Tết và những điều bạn phải biết

Hành muối là món ăn không thể thiếu trong trong những ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Tuy nhiên, loại thực phẩm này không hoàn toàn có lợi cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của hành muối

Theo đông y, hành có vị cay, tính ôn, không độc, vào hai kinh phế và vị. Hành có tác dụng hòa trung, hoạt huyết, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa cảm cúm, ho sốt, nhức đầu, sổ mũi. Hành tăng tiết dịch tiêu hóa, chữa chứng ăn không ngon, không tiêu, trướng khí, nôn mửa...

Theo tây y, hành đều chứa allicin - một kháng sinh rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Hành vừa tăng cường miễn dịch vừa diệt vi khuẩn gây bệnh.

(Ảnh minh họa từ Internet)

Tác dụng của hành muối trong chữa bệnh

Hỗ trợ tiêu hóa

Trong quá trình lên men khi muối hành, lượng vi khuẩn có lợi và những nấm men probiotics có ích cũng tăng lên. Nhóm vi khuẩn và probiotics này sẽ giúp cải thiện đường ruột và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra trong hành muối có nhiều các enzyme sống. Hệ tiêu hóa nhiều enzym giúp hoạt động khỏe mạnh hơn, giảm cảm giác khó chịu sau khi ăn.

Với những người mắc hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa hoặc muốn cải thiện khả năng hoạt động cho đường ruột hay bị táo bón có thể ăn hành muối .

Ngăn ngừa bệnh tim

Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể giảm đáng kể lượng cholesterol cho cơ thể. Điều này cũng có tác dụng giúp bạn tránh được những cơn đau tim do thừa cholesterol gây ra.

Tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Thường Tết do ăn nhiều đồ ngọt và các chất béo nên thường hệ tiêu hóa sẽ rất bị ảnh hưởng. Nhưng nếu ăn hành muối, bạn sẽ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống chọi với bệnh tật.

Phòng ngừa xuất hiện khối u

Trong món hành muối có rất nhiều vi khuẩn có ích trong quá trình lên men. Fructo-oligosaccharides trong hành có thể kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có ích trong đường ruột và giảm nguy cơ sự phát triển các khối u ở ruột kết. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều lại có thể dẫn đến những tác dụng ngược lại.

Chống cảm cúm

Thời tiết mùa đông-xuân ẩm thấp nhiều vi khuẩn rất dễ gây cho chúng ta bị cảm cúm. Vì trong hành muối có vi khuẩn có lợi nên giúp lưu thông máu tốt hơn đến các chi, tăng cường tiết mồ hôi, tránh cảm sốt, cảm cúm hiệu quả. Ngoài ra, hành muối có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gout.

Tuyệt đối không nên ăn hành muối chưa muối chín (Ảnh minh họa từ internet)

Những người không nên ăn hành muối

Viêm loét dạ dày

Những người có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày hay đại tràng không nên ăn. Bởi bản chất của hành muối là chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn

Bệnh suy thận

Do hành muối chứa nhiều muối nên nếu vào cơ thể mà không được tiêu hóa hết sẽ đọng lại và dẫn đến sỏi thận. Vì vậy, những người bị bệnh thận tuyệt đối không nên ăn món này. Nếu ăn nhiều có thể gây nên phù, cao huyết áp, suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Với trẻ nhỏ

Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện nên có thể không tiêu hóa được hết lượng muối trong hành. Do vậy, trẻ nhỏ không nên ăn món này để tránh hại sức khỏe, tổn thương dạ dày, đường tiêu hóa.

Phụ nữ mang thai

Đối với những bà bầu có tiền sử bị các bệnh viêm loét đại tràng hay dạ dày, hệ tiêu hóa không tốt, khi mang thai tốt nhất không ăn hành muối. Dưa hành khi muối lên men chứa nhiều chất chua, khi ăn khiến dạ dày tiết dịch vị sẽ làm đau dạ dày. Đồng thời các mẹ khuyến khích ăn nhạt tốt cho thai nhi và hạn chế ăn mặn.

Nguồn aFamily: http://afamily.vn/suc-khoe/an-hanh-muoi-trong-nhung-ngay-tet-va-nhung-dieu-ban-phai-biet-20160203064246873.chn