Ám ảnh kẹt xe khu vực cầu Chà Và

TT - Mặc dù được xây mới, lớn hơn cầu cũ, nhưng cầu Chà Và (nối Q.8 và Q.5, TP.HCM) đang quá tải và kẹt xe ở khu vực này là nỗi ám ảnh của người dân khi qua khu vực này. Phương án điều chỉnh phân luồng giao thông khu vực đầu cầu Chà Và và phía quận 8 - Đồ họa: VĨ CƯỜNG

Từ khi đại lộ Đông - Tây cơ bản hoàn thành, cầu Chữ U bị dỡ bỏ, ùn tắc giao thông ở khu vực cầu Chà Và (nhất là phía Q.8) xảy ra liên tục. Ông Đặng Văn Sung (ở P.14, Q.8) cho biết trước đây từ Q.8 qua Chợ Lớn, đến các trường học khu vực Q.6 chỉ mất 15 phút và khoảng 2km để qua cầu Chữ U (nối Q.8 và Q.6) là đến nơi. Giờ đây do cầu Chữ U đã bị dỡ bỏ, khu vực này chỉ còn duy nhất cầu Chà Và. Để đi qua cầu Chà Và phải đánh vòng thêm gần 3km và tốn thời gian gấp đôi trước kia. Đáng nói hơn, do tất cả lượng xe đều dồn về khu vực này nên đường Tùng Thiện Vương dẫn đến đầu cầu Chà Và phía Q.8 phải gồng gánh quá đông người đi đường dẫn đến kẹt xe kéo dài trong giờ cao điểm, nhiều khi xe ùn ứ hàng cây số đến tận cầu Nhị Thiên Đường. Chiều 24-3, thiếu úy Nguyễn Thanh Hải, Đội cảnh sát giao thông (CSGT) Chợ Lớn, chỉ dòng xe cộ từ cầu Chà Và xuống rẽ trái vào con đường nhỏ giữa hai tiểu đảo để về đường Tùng Thiện Vương và đường Xóm Củi cho biết đoạn đường nhỏ này có biển cấm xe rẽ vào nhưng giờ cao điểm chiều, lượng người từ Q.5 đổ vào Q.8 rất đông nên CSGT phải cho xe chạy hướng này rẽ vào đường cấm, nếu không thì đường Tùng Thiện Vương không gánh xuể thêm lượng xe này. Giờ cao điểm sáng, CSGT phải bố trí cấm lưu thông vào đường Đinh Hòa để xe cộ trên đường Tùng Thiện Vương từ Q.8 lưu thông vào Q.5 không bị giao cắt với dòng xe cộ trên đường này... Đường chật hẹp nhưng hai tiểu đảo dưới chân cầu Chà Và phía Q.8 được xây quá lớn, thu hẹp diện tích mặt đường. Được biết phía CSGT đã nhiều lần đề nghị ngành giao thông vận tải gọt nhỏ hai tiểu đảo nhưng đến nay vẫn còn nguyên. Xe cộ ùn ứ dưới chân cầu Chà Và phía Q.8 vào giờ cao điểm chiều - Ảnh: NGỌC HẬU Thừa nhận cầu Chà Và đang quá tải, thường xuyên ùn tắc giao thông phía Q.8, ông Lê Quyết Thắng - giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 - cho biết cuối tháng 2-2010 đã đề nghị điều chỉnh việc phân luồng giao thông ở khu vực cầu Chà Và và mới đây Sở Giao thông vận tải TP đã chấp nhận việc điều chỉnh này. Theo đó, sẽ cho lưu thông một chiều một số tuyến đường ở Q.8 và mở làn rẽ phải ở góc giao lộ Tùng Thiện Vương hướng lên cầu Chà Và. Có ý kiến cho rằng biện pháp điều chỉnh giao thông trên cũng chỉ là tạm thời, vì nhiều tuyến đường ở Q.8 như Tùng Thiện Vương, Cao Xuân Dục... quá hẹp. Ông Thắng cho biết ngành giao thông cũng mong muốn mở rộng các tuyến đường phía Q.8 để giải quyết giao thông cho cầu Chà Và, nhưng đây là vấn đề khó khăn vì khối lượng đền bù giải tỏa quá lớn. Vấn đề này sẽ được tính toán trong thời gian tới. Theo quy hoạch, tại khu vực này sẽ xây thêm cầu Bình Tiên để chia sẻ áp lực giao thông với cầu Chà Và. Ông Lê Quyết Thắng cho biết dự kiến đầu năm 2011 sẽ khởi công xây cầu Bình Tiên và hoàn thành sau hai năm. Nếu chờ thêm ít nhất ba năm nữa để có cầu Bình Tiên thì tình trạng quá tải ở cầu Chà Và sẽ căng thẳng hơn rất nhiều do lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng, nhất là phía Q.8 đang tăng tốc độ đô thị hóa. Theo ông Lê Quyết Thắng, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 sẽ xem xét vị trí và đề nghị các cơ quan thẩm quyền chấp thuận phương án xây dựng 1-2 cầu tạm ở khu vực này để nối vào đại lộ Đông - Tây. Sẽ còn xây thêm nhiều cầu bộ hành Nhiều người thắc mắc trong khi cần thêm cầu cho xe lưu thông thì cơ quan chức năng lại cho xây một số cầu vượt bộ hành (nối từ Q.8 qua Q.5, Q.6...) trong khi nhu cầu của người đi bộ không nhiều. Theo ông Vương Hoàng Thanh - phó giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP, hiện nay từ Q.5, Q.6 đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) có sáu cầu bộ hành dành cho người đi bộ. Các cầu này được xây dựng không chỉ phục vụ cư dân ven kênh mà còn cho nhiều người băng qua đại lộ Đông - Tây. Đại lộ Đông - Tây được thiết kế cho xe lưu thông với tốc độ cao và mặt đường rộng nên người băng qua đường dưới mặt đất sẽ không bảo đảm an toàn so với đi trên cầu bộ hành. Ông Thanh khẳng định việc xây dựng các cầu bộ hành nói trên là không lãng phí. Sắp tới, trên đại lộ Đông - Tây sẽ triển khai dự án xây dựng tuyến xe điện mặt đất monorail và các trạm dừng của tuyến xe điện này sẽ kết nối với cầu bộ hành. Do đó, khi xây dựng tuyến xe điện mặt đất trên đại lộ Đông - Tây, nhà đầu tư sẽ xây dựng thêm nhiều cầu bộ hành nữa trên tuyến đường này. N.ẨN Nhiều người thắc mắc trong khi cần thêm cầu cho xe lưu thông thì cơ quan chức năng lại cho xây một số cầu vượt bộ hành (nối từ Q.8 qua Q.5, Q.6...) trong khi nhu cầu của người đi bộ không nhiều. Theo ông Vương Hoàng Thanh - phó giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP, hiện nay từ Q.5, Q.6 đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) có sáu cầu bộ hành dành cho người đi bộ. Các cầu này được xây dựng không chỉ phục vụ cư dân ven kênh mà còn cho nhiều người băng qua đại lộ Đông - Tây. Đại lộ Đông - Tây được thiết kế cho xe lưu thông với tốc độ cao và mặt đường rộng nên người băng qua đường dưới mặt đất sẽ không bảo đảm an toàn so với đi trên cầu bộ hành. Ông Thanh khẳng định việc xây dựng các cầu bộ hành nói trên là không lãng phí. Sắp tới, trên đại lộ Đông - Tây sẽ triển khai dự án xây dựng tuyến xe điện mặt đất monorail và các trạm dừng của tuyến xe điện này sẽ kết nối với cầu bộ hành. Do đó, khi xây dựng tuyến xe điện mặt đất trên đại lộ Đông - Tây, nhà đầu tư sẽ xây dựng thêm nhiều cầu bộ hành nữa trên tuyến đường này.

Nguồn Tuổi Trẻ: http://diaoc.tuoitre.com.vn/tianyon/index.aspx?articleid=370450&channelid=450