827 nhà báo bị sát hại trong 10 năm qua

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa phát đi thông báo, trong 10 năm qua, 827 nhà báo đã bị sát hại khi đang tác nghiệp.

Những khu vực nguy hiểm nhất đối với hoạt động báo chí bao gồm Syria, Iraq, Yemen và Libya. Châu Mỹ La-tinh xếp thứ 2, báo cáo An toàn cho Nhà báo và Tội ác Không bị trừng phạt của UNESCO nêu rõ.Hầu hết trường hợp tử vong 59% trong 2 năm cuối cùng của bản báo cáo từ 2006-2015 xảy ra ở những vùng xung đột.

Để có những thông tin cập nhật về tình hình chiến sự ở một số quốc gia, đem đến cái nhìn chân thực về cuộc chiến tới độc giả, nhiều nhà báo đã không quản ngại vất vả, lao vào vùng nguy hiểm đe dọa tính mạng

Trong thời gian đó, 78/213 nhà báo hoạt động ở các quốc gia Arab bị giết (chiếm 36,5%). Đáng báo động nhất là số lượng nhà báo tử vong khi tác nghiệp ở Tây Âu và chỉ khu vực Bắc Mỹ không tăng trong năm 2014 so với 11 năm qua.

Các nhà báo bản xứ gặp nguy hiểm nhiều hơn so với đồng nghiệp nước ngoài, chiếm 90% nạn nhân. Nhưng số lượng nhà báo nước ngoài hy sinh khi làm nhiệm vụ tăng cao trong năm 2014 vì có đến 17 phóng viên bị ám sát so với mức trung bình những năm trước.

Năm ngoái, 21 nhà báo xuất bản dạng điện tử bị giết, đây là số lượng lớn so với 2 trường hợp tương tự năm 2014. Gần một nửa nạn nhân là những blogger ở Syria. Báo cáo cho biết nhà báo nam bị sát hại nhiều gấp 10 lần so với đồng nghiệp nữ, cụ thể 195 phóng viên nam bị sát hại so với 18 phóng viên nữ trong giai đoạn từ năm 2014- 2015.

Báo cáo nhấn mạnh nguy cơ tử vong không chỉ là mối nguy hiểm mà các nhà báo phải đối mặt. Theo UNESCO, nhà báo phải đối mặt với những mối nguy hiểm sau: bắt cóc, giam giữ tùy tiện, tra tấn, đe dọa, quấy rối trực tiếp hoặc gián tiếp, tịch thu hoặc hủy tư liệu v.v…

Báo cáo được thực hiện theo yêu cầu của 39 quốc gia thành viên Hội đồng Điều tra Liên chính phủ của UNESCO.

Hoa Quỳnh

(Theo UNESCO)

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/827-nha-bao-bi-sat-hai-trong-10-nam-qua-n124467.html