8 trường hợp mẹ nhất định không được tắm cho trẻ vì có thể hại đến con

Tắm rửa hằng ngày là việc làm cần thiết để giúp trẻ vệ sinh thân thể và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Mặc dù vậy, có những thời điểm bố mẹ lại không nên tắm cho trẻ vì điều đó có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Sau khi trẻ vừa tiêm chủng

Sau khi tiêm phòng, bố mẹ không nên tắm ngay cho trẻ vì nếu đểvết tiêm nếu tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Đặc biệt, khi xuất hiện phản ứng sưng tấy, bố mẹ và thậm chí các bác sỹ cũng sẽ rất khó phân biệt ra nguyên do để điều trị cho trẻ.

Trẻ nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy

Tình trạng nôn mửa, tiêu chảy sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bố mẹ quyết định tắm rửa thường xuyên cho trẻ. Tốt nhất hãy để trẻ nằm nghỉ ngơi ở yên một chỗ, chú ý lau người thường xuyên và đợi khi trẻ nết nôn trớ, tiêu chảy thì bố mẹ mới nên đưa trẻ đi tắm.

Ảnh minh họa

Khi trẻ sốt cao (trên 38 độ C)

Trẻ bị sốt cao mà tắm rửa có thể khiến trẻ ớn lạnh, co giật và thậm chí đôi khi lỗ chân lông của trẻ co lại, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Có lúc lại làm huyết quản, mao mạch da toàn thân nở to, xung huyết, làm cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể trẻ cung cấp máu không đủ. Ngoài ra, sau khi sốt, sức đề kháng rất kém, nếu tắm nước lạnh ngay dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát hoặc sốt nặng hơn. Chính vì vậy, bố mẹ nên đợi trẻ đỡ sốt sau 48 tiếng mới nên cho con tắm bằng nước ấm.

Xem thêm: Những điều mẹ cần biết khi lần đầu cắt móng tay cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ vừa ăn xong

Tắm ngay sau khi ăn no là thói quen rất có hại đối với trẻ. Việc tắm lúc này sẽ làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn, đồng thời máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, sau khi ăn dạ dày của trẻ đã được mở rộng nên đi tắm ngay lập tức có thể dễ dàng dẫn đến nôn mửa. Vì vậy, việc tắm rửa cho trẻ chỉ nên được thực hiện sau bữa ăn 1 - 2 tiếng là thích hợp nhất.

Tắm khi trẻ đang đói bụng

Không chỉ là khi vừa ăn no, mà ngay cả lúc trẻ đang đói bụng bố mẹ cũng cần tránh tắm rửa cho con. Bởi khi đó, nhiệt độ trong phòng tắm nhiệt độ tương đối cao. Nếu mẹ cho trẻ tắm nước nóng, mạch máu ở da căng lên, cộng với mồ hôi ra nhiều làm lượng tản nhiệt lớn, năng lượng tiêu hao nhiều dễ làm lượng đường trong máu thấp xuống gây chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, tay run, thậm chí có hạ huyết áp và gây đột quỵ.

Trẻ nhẹ cân, sinh non

Trẻ nhẹ cân, sinh non dưới 2,5kg đều có cơ thể rất yếu đuối, mong manh, chất béo dưới da mỏng, chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể yếu. Trẻ sinh non rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ môi trường. Vì vậy, đối với những đứa trẻ này, cần đặc biệt cẩn thận để quyết định việc tắm.

Cũng lưu ý rằng, nhiệt độ môi trường xung quanh thích hợp để cho con tắm là 26-28 độ C, nhiệt độ nước ở 37-40 độ C.

Ảnh minh họa

Khi trẻ đang bị tổn thương da

Khi da trẻ bị tổn thương, chẳng hạn như trẻ mắc bệnh chốc lở, mụn nhọt, sưng, bỏng, chấn thương hở da…, mẹ nên hạn chế cho con đi tắm. Vết tổn thương trên da có thể lan rộng khi gặp nước hoặc bị nhiễm trùng nếu nguồn nước không sạch.

Tắm cho trẻ vào ban đêm

Tắm đêm, dù bằng nước nóng cũng khiến các tĩnh mạch giãn ra, hạ huyết áp khiến trẻ đối mặt với nguy cơ cảm lạnh, nguy hiểm hơn là hiện tượng thiếu máu não, hôn mê, đột quy.

TH

Nguồn SKCĐ: http://suckhoe.com.vn/me-va-be/8-truong-hop-me-nhat-dinh-khong-duoc-tam-cho-tre-vi-co-the-hai-den-con-74173