7 hiểu lầm cần gỡ bỏ về trầm cảm sau sinh

Liệu có phải trầm cảm sau sinh khiến người mẹ không yêu đứa con? gây hại cho con?

Trầm cảm sau sinh cũng giống như trầm cảm “thông thường”

Trầm cảm sau khi sinh khá là khác với trầm cảm “thông thường” ở chỗ các triệu chứng có thể biểu hiện thành những cơn thịnh nộ và giận dữ. Trầm cảm sau sinh thường đi cùng với sự kích động và tức giận đáng kể.

Điều này có thể biểu hiện thành sự thiếu kiên nhẫn và những cơn nóng nảy ngắn, khiến người mẹ rất khó để đối phó với những căng thẳng đi cùng với việc chăm sóc đứa con mới đẻ. Người mẹ có thể cảm thấy sự cáu giận dữ dội mà trước đó chưa từng trải qua. Trầm cảm điển hình không bao gồm những đặc điểm này.

Trầm cảm sau sinh là một tình trạng dễ nhận thấy hoặc cảm thấy

Mọi người thường cho rằng phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không thể ra khỏi giường, đầu bù tóc rồi, và có vẻ cực kỳ trầm uất - điều đó không đúng.

Nhiều người bề ngoài trông giống như bất kỳ phụ nữ nào khác đang phải trải qua thời kỳ hậu sản, mặc dù họ đang phải vật lộn với căn bệnh bên trong. Họ có thể vẫn tắm rửa, chải chuốt và giữ gìn nhà cửa gọn gang sạch sẽ mặc dù bên trong họ đang phải chiến đấu với những suy nghĩ và cảm xúc rất khó chịu.

Trầm cảm sau sinh khiến người mẹ làm hại đứa con

Mong muốn làm hại đứa con không phải là dấu hiệu hoặc triệu chứng trầm cảm sau sinh. Ý tưởng làm hại đứa con là triệu chứng của một tình trạng khác được gọi là loạn thần sau sinh.

Theo Tổ chức Hỗ trợ sau sinh quốc tế, loạn thần sau sinh là bệnh hiếm gặp, so với tỷ lệ trầm cảm hoặc lo âu sau sinh. Nó xảy ra ở khoảng 1-2/1.000 ca sinh; trong khi trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến từ 15 đến 205 phụ nữ mới sinh.

Khởi phát thường đột ngột, hay gặp nhất là trong vòng hai tuần đầu sau sinh. Hai bệnh này rất khác nhau và không nên nhầm lẫn. Người mẹ bị trầm cảm nặng sau sinh ít có nguy cơ cao làm mình bị thương hoặc tự tử - chứ không phải gây hại cho đứa con.

Trầm cảm sau sinh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn sau khi sinh

Nhiều phụ nữ mới sinh trải qua cảm giác buồn bã, hay “baby blues”, thường bao gồm những thay đổi về tâm trạng, khóc lóc, lo lắng và khó ngủ.

Baby blues thường bắt đầu trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi sinh và có thể kéo dài tới hai tuần, nhưng trầm cảm sau sinh là dạng bệnh trầm cảm nghiêm trọng và kéo dài hơn nhiều, có thể xuất hiện đến cả năm sau khi sinh con.

Người mẹ có thể bị nhầm lẫn khi bắt đầu nhận thấy các triệu chứng trầm cảm sau sinh nhiều tháng sau khi sinh và do đó không nhận thức được sự nghiêm trọng của các triệu chứng. Biết được rằng các triệu chứng có thể xuất hiện và trầm trọng hơn nhiều tháng sau khi chuyển dạ là rất quan trọng.

Trầm cảm sau sinh là tình trạng sức khỏe tâm thần duy nhất cần lo ngại sau khi sinh

Lo âu sau sinh là một tình trạng cực kỳ phổ biến hiện được xem là nổi bật hơn trầm cảm sau sinh. Nhiều phụ nữ tin rằng mình sẽ phải cảm thấy rất lo lắng khi chăm sóc em bé.

Mặc dù lo lắng ở mức độ nhất định trong khoảng thời gian này là bình thường và thậm chí cần thiết, những khi những suy nghĩ và hành vi lo lắng ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc cho chính mình, thì đó là một triệu chứng của chứng lo âu sau sinh.

Lo âu sau sinh bao gồm luôn lo lắng, suy nghĩ vội vàng, khó ngồi yên, mất ngủ, hoặc không muốn ăn, cùng với những vấn đề khác.

Trầm cảm sau sinh có nghĩa là người mẹ không yêu đứa con

Đây là một trong những hiểu lầm lớn nhất và xa sự thật nhất.

Trầm cảm sau sinh không liên quan với việc người mẹ yêu đứa con nhiều hay ít. Đó là một tình trạng gây ra bởi nhiều yếu tố, bao gồm tâm lý, sinh học và nội tiết, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong biểu hiện của bệnh. T

rầm cảm trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến khả năng người mẹ gắn bó với đứa con, mặc dù không phải là do người mẹ thiếu tình yêu đối với đứa trẻ của mình.

Trầm cảm sau sinh sẽ tự hết theo thời gian

Trầm cảm sau sinh là tình trạng bệnh có thể điều trị được và cần được giải quyết với sự hỗ trợ của chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Phụ nữ không nên để mặc những cảm xúc và triệu chứng này với hy vọng rằng chúng sẽ tự hết theo thời gian.

Bệnh viện Mayo khuyên nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm sau khi sinh trở nên tồi tệ hơn, khiến người mẹ khó chăm sóc em bé, làm cho việc thực hiện các công việc hàng ngày trở nên khó khăn, và nhất là nếu chúng bao gồm những ý tưởng gây hại cho bản thân hoặc đứa trẻ.

Sắp có thuốc điều trị trầm cảm nặng sau sinh

Một thuốc điều trị trầm cảm sau sinh làm giảm mạnh các triệu chứng suy nhược đang tiến gần hơn đến việc sẵn sàng cho người bị bệnh.

Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai cho Brexanolone, một thuốc tiêm tĩnh mạch, đã thành công, do đó, thuốc đang được đánh giá cho thử nghiệm giai đoạn ba tại Đại học North Carolina. Nếu nghiên cứu từ các thử nghiệm cho thấy việc điều trị có hiệu quả, các bác sĩ nộp đơn yêu cầu FDA phê duyệt.

Thuốc được thiết kế để điều trị những thụ thể nhất định trong hệ thần kinh trung ương đã được xác định trong thay đổi lượng hoóc-môn mà các nhà khoa học tin rằng "đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt trầm cảm sau sinh".

Theo Cẩm Tú/dantri.com.vn

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/7-hieu-lam-can-go-bo-ve-tram-cam-sau-sinh-55059.html