7 con tàu chiến huyền thoại từng hùng bá mọi vùng biển trong lịch sử Hải quân thế giới

Chiến tranh khốc liệt đi kèm với cuộc chạy đua vũ trang cũng khốc liệt không kém.

Cuộc chạy đua vũ trang trên biển cũng không hề kém khốc liệt với đầy những con tàu được trang bị những vũ khí hạng nặng để có thể đối đầu với những thế lực đối lập. Dưới đây là 7 con tàu đã từng hùng bá mọi vùng biển của các đơn vị Hải quân trên toàn thế giới.

Chiếm hạm Yamato

Danh hiệu: con tàu chiến có hỏa lực mạnh nhất từng được xây dựng.

Được chính thức hạ thủy vào năm 1940, con tàu Yamato đã dẫn đầu Hải quan Hoàng gia Nhật trong Thế chiến thứ Hai. Lúc ấy, bị lép vế về số lượng bởi hạm đội của Mỹ, người Nhật đã đáp trả bằng chiếc chiến hạm Yamato và tàu con Musashi, những chiếc tàu nặng nhất được trang bị hỏa lực mạnh nhất để cân bằng thế trận.

Tới ngày nay, chúng vẫn giữ được danh hiệu ấy của mình, dù rằng nhiều thập kỷ rồi không còn chiếc tàu chiến hạng nặng nào được người Nhật sản xuất.

Trong hoạt động quân sự hải quân cuối cùng của nước Nhật trong Thế chiến thứ Hai, chiếc Yamato cùng 9 tàu chiến khác đã ra khơi lần cuối trong đợt tấn công cảm tử vào quân Đồng Minh tại Okinawa. Không kịp triển khai tới được mục tiêu, Yamato cùng 5 tàu chiến khác đã bị đánh chìm bởi phi đội thả bom của Mỹ.

Con tàu Yamato và Musashi vẫn là biểu tưởng của người Nhật, rằng một khi họ còn sức chiến đầu thì Nhật Bản sẽ không bao giờ quỵ ngã. Tầm quan trọng trong văn hóa của con tàu này vẫn luôn luôn được tưởng nhớ.

Chiến hạm HMS Dreadnought

Danh hiệu: Cách mạng hóa sức mạnh của hải quân thế giới, đưa thủy chiến lên một tầng cao mới.

Trước khi đi tiếp, ta cần phải biết tới Hải quân Hoàng gia Anh đã thay đổi toàn bộ cục diện hải chiến mãi về sau. Họ cho ra mắt chiến hạm Dreadnought, một bước nhảy vọt về công nghệ vượt trội hơn hẳn bất kì một lớp tàu chiến nào trước đó. Dreadnought mang tính cách mạng đến mức tất cả những tàu đã có trước khi nó ra mắt đều được xếp chung vào một loại, đó là tàu “trước-dreadnought” (pre-dreadnought).

Chính thức được tiếp xúc với nước biển 1906, Dreadnought là con tàu chiến đầu tiên được sử dụng turbine hơi nước và điều đó biến nó thành chiếc tàu chiến nhanh nhất thế giới. Chính sự xuất hiện của nó đã làm dấy lên cuộc chạy đua vũ trang trước thềm Thế chiến thứ Nhất, dù rằng HMS Dreadnought không tham gia chiến đấu. Năm 1915, HSM Dreadnought đâm chìm một tàu U-boat của Đức đang nổi trên mặt biển, từ đó giữ danh hiệu tàu chiến đầu tiên và duy nhất đánh chìm một tàu ngầm.

Đáng buồn là nó bị bán phế liệu hồi năm 1919.

Chiến hạm USS Missouri (BB-63)

Danh hiệu: Con tàu chiến cuối cùng của nước Mỹ, góp mặt trong sự kiện đầu hàng của Nhật cuối Thế chiến thứ Hai.

Hạ thủy năm 1944, con tàu chiến biệt danh Mighty Mo là con tàu cuối cùng được giao nhiệm vụ bởi chính phủ Mỹ và đã đạt được 11 ngôi sau chiến đấu trong suốt sự nghiệp phục vụ của mình trong Thế chiến thứ Hai, Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh vùng Vịnh.

Sau khi được bãi nhiệm năm 1955, Mighty Mo một lần nữa được tái hoạt động năm 1984, khi Mỹ đưa ra kế hoạch xây dựng lại hạm đội Hải quân.

Con tàu Missouri đã sống sót qua đợt đánh bom cảm tử chỉ với những hư hại bên ngoài, và sau đó trở thành một trong những công cụ chiếm đóng những vùng nước ngoài khơi nước Nhật khi bảo vệ máy bay ném bom tiến vào bờ biển Nhật. Thêm nữa, Might Mo đã tham gia và chứng kiến sự kiện đầu hàng vô điều kiện của Đế quốc Nhật, chính thức kết thúc cuộc chiến đẫm máu.

Hiện Missouri đang “dưỡng hưu” tại bảo tàng tàu chiến đặt ở Trân Châu Cảng, từ năm 1998 đến nay.

Chiến hạm USS Arizona (BB-39)

Danh hiệu (để tưởng nhớ): Bị đánh chìm trong trận chiến Trân Châu Cảng.

Nếu như chiến hạm Yamato là biểu tượng để người Nhật nhớ tới thiệt hại hải chiến lớn của Thế chiến thứ Hai, thì với người Mỹ, chiếc USS Arizona cũng vậy.

Hạ thủy năm 1915, chiếc Arizona được coi là một “super-dreadnought”, nặng cân hơn và được trang bị vũ khí tối tân hơn những lớp dreadnought trước đây. Năm 1913, khi mà chiếc chiến hãm này còn đang được lắp ráp, báo chí Mỹ đã khẳng định rằng “đây sẽ là con tàu lớn nhất và mạnh nhất thế giới, hoàn hảo cả về cả phòng thủ và tấn công”.

Một con tàu ấn tượng nhưng thời gian phục vụ của Arizona chỉ vỏn vẹn 15 phút. Năm 1940, được đưa tới Trân Châu Cảng, tụ họp cùng với phần còn lại của Hạm đội Thái Bình Dương, Arizona dự kiến sẽ tham gia trong chiến dịch tiến đánh Nhật. Nhưng lịch sử về trận tấn công chớp nhoáng của người Nhật hẳn ai cũng biết, một quả bom may mắn đã đánh trúng vào khoang đạn đặt trên tàu và trong vụ nổ kinh hoàng ấy, 1.512 lính hải quân trên tàu thiệt mạng, Arizona bị đánh chìm.

Một vài khẩu đại pháo chìm cùng Arizona đã được trục vớt và lắp đặt lên tàu chiến Nevada, và cũng với chính những khẩu pháo ấy đã nã những phát đạn lên Okinawa và Iwo Jima ở thời điểm cuối Thế chiến thứ Hai.

Tới ngày nay, vẫn còn một khu tưởng niệm nằm bên trên xác tàu Arizona để người ta có thể nhớ tới một thất bại xương máu của nước Mỹ.

Chiến hạm USS Enterprise (CVN-65)

Danh hiệu: Con tàu hải quân dài nhất từng được sản xuất.

Chính thức được đưa vào sử dụng năm 1960, con tàu mang tên Big E là mẫu hạm đầu tiên trên thế giới sử dụng năng lượng nguyên tử để vận hành, và cho tới thời điểm này, nó vẫn là hàng không mẫu hạm dài nhất thế giới. Với 51 năm phục vụ trong hải quân, đây là chiếc mẫu hạm già cỗi nhất từng phục vụ trong lịch sử quân sự Mỹ.

Hiện tại Enterprise đã nghỉ hưu, nó dừng nhận nhiệm vụ từ năm 2012.

Chiến hạm HMS Hood (51)

Tàu tuần dương cũng là một tàu lớn như tàu chiến thông thường nhưng có tốc độ nhanh hơn và ít được bọc giáp hơn.

Danh hiệu: Niềm tự hào của Hải quân Hoàng gia Anh, có khả năng đương đầu được với con quái vật Bismarck.

Chính thức đi vào phục vụ cho Hải quân Hoàng gia Anh năm 1918, chiếc tàu Hood là chiếc tàu chiến tuần dương lớn nhất từng được lắp ráp và cũng là chiếc cuối cùng mà Hải quân Hoàng gia sản xuất.

Vào tháng 5 năm 1941, Hood cùng chiếc tàu chiến Hoàng tử xứ Wales được lệnh tấn công con quái vật Bismarck, đang hộ tống tàu chuyên chở hạng nặng Prinz Eugen. Dù Hải quân Hoàng gia biết rõ rằng lớp giáp của Hood không thể bì được với tàu chiến thuộc thế hệ Thế chiến thứ Hai, nhưng chỉ Hood mới có một dàn hỏa lực cực mạnh, có thể đương đầu được với Bismarck.

Trong cuộc thủy chiến, Bismarck đã nã một phát đạn chí mạng trúng vào buồng đạn phía đuôi tàu của Hood, khiến nó chìm trong vỏn vẹn 3 phút sau khi trúng đạn. Trên tàu lúc ấy có 1.418 thủy thủ nhưng chỉ có duy nhất 3 người sống sót.

Bismarck

Danh hiệu: Mục tiêu bị săn đuổi của chiến dịch tìm và diệt lớn nhất trong lịch sử Hải quân Hoàng gia Anh.

Hạ thủy năm 1939, con tàu Bismarck cùng với tàu chị em Tirpitz là những chiếc tàu chiến Đức lớn nhất từng được xây dựng, và là một trong 2 chiếc lớn nhất Châu Âu của mọi thời đại. Dù chỉ phục vụ nước Đức trong khoảng thời gian 8 tháng và chỉ góp mặt trong một cuộc tấn công, Bismarck đã bắn hạ được niềm tự hào của Hải quân Hoàng gia Anh cũng như sống sót trong một cuộc truy đuổi trên biển kéo dài hai ngày bởi hơn một chục tàu chiến Anh.

Trên đường từ Đức cho tới nước Pháp, Bismarck đã bị tấn công bởi một quả ngư lôi và mất lái trước khi tới được điểm tập kết. Trong buổi sáng cầm cự cuối cùng, Bismarck đã đương đầu với cả hạm đội truy đuổi của Anh cho tới khi nó bắn hết viên đạn cuối cùng. Mệnh lệnh chỉ huy là phá dời tàu và tiến hành cho tự phá hủy Bismarck, để tránh việc con quái vật này rơi vào tay quân Đồng Minh.

Nguồn GenK: http://genk.vn/7-con-tau-chien-huyen-thoai-tung-hung-ba-moi-vung-bien-trong-lich-su-hai-quan-the-gioi-20160827151415956.chn