6 lý do suy giảm thị lực không do tuổi tác

Thông thường, khi tuổi cao, sức khỏe và thị lực cũng giảm theo, nhưng thực tế có người còn trẻ thị lực đã giảm, trong đó có một số lý do dưới đây do Tạp chí Phòng bệnh của Mỹ cập nhật.

1. Nhìn chằm chằm vào máy tính, điện thoại di động

Jeffrey Anshel, chuyên gia nhãn khoa ở Trung tâm điều trị mắt Carlsbad, Mỹ, tác giả nghiên cứu Visual Ergonomics cảnh báo, công nghệ tin học phát triển, con người ngày càng lệ thuộc, thậm chí còn nghiện các thiết bị giải trí như Internet, laptop, điện thoại động..., mỗi ngày một người dành tới 400 phút nhìn vào màn hình các thiết bị nói trên.

Thời gian nhìn vào màn hình vô tình làm tạo ra hội chứng "căng mắt kỹ thuật số" hay DES (Digital Eye Strain). Đây là tập hợp các vấn đề gây suy giảm thị lực như mệt mỏi, và nhìn mờ. Tuy nhìn liên tục nhưng lại ít chớp mắt thường xuyên, nên dẫn đến khô và kích ứng mắt.

- Giải pháp: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhấp nháy giảm gần 70% hiện tượng khô và kích ứng mắt khi sử dụng các thiết bị kỹ thuật số. May mắn, các triệu chứng DES thường giải trừ sau khi tắt điện, nhưng như vậy chưa đủ, nên áp dụng quy tắc 20:20:20. Có nghĩa, 20 phút nhắm mắt lại một lần, nhìn xa 20 feet (trên 6m) trong vòng 20 giây. Điều này giúp giảm mỏi mắt, khô mắt và lâu dài không bị suy giảm thị lực.

2. Đeo kính áp tròng quá lâu

Thời gian đeo kính áp tròng quá lâu, bất lợi càng lớn, bụi bẩn, chất nhầy, protein và khoáng tích tụ bên trong làm mờ tầm nhìn. Chưa hết, nó còn phát sinh tình trạng đau, mỏi và khô mắt, chưa kể việc vệ sinh hoặc chất lượng kính áp tròng không đảm bảo.

- Giải pháp: Một cách dễ dàng nhất để khắc phục tình trạng trên là bỏ kính ra, nếu tầm nhìn được cải thiện hơn thì rất có thể kính quá bẩn. Ngay cả khi kính áp tròng tốt cũng cần duy trì chế độ vệ sinh đầu đặn, làm sạch mỗi ngày và thay mới khi hết hạn sử dụng...

3. Trầy xước giác mạc

Mòn xước giác mạc hay giác mô- minh bạch, bức tường phía trước của mắt, nằm trực tiếp ở phía trước của tròng đen. Giác mạc có một số lớp, giúp bảo vệ mắt khỏi bị hư hại nhưng khi tổn thương có thể gây sẹo và vĩnh viễn làm giảm tầm nhìn. Nguyên nhân xước giác mạc là do bụi bẩn dính vào, do cọ mạnh, đặc biệt là khi có vật ngoại lai đâm vào, dùng kính áp tròng quá lâu, phẫu thuật sai, do một số bệnh về mắt... hậu quả gây mờ mắt, đỏ, và làm giảm thị lực.

- Giải pháp: Nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ mình bị xước giác mạc cho dù có hay không có vật chọc vào...

4. Đang mang thai

Phụ nữ khi mang thai dễ bị thay đổi thị giác, giống như vết mờ hoặc nhìn một thành hai. Lý do, khi mang thai cơ thể xuất hiện hàng loạt các thay đổi về nội tiết tố, gây biến đổi cơ chế dịch lỏng nằm sau giác mạc, làm thay đổi hình dạng và độ dày giác mạc. Điều này làm cho một số mẹ bầu trở nên nhìn thấy gần hơn hoặc xa hơn (cận hay viễn thị), khi sinh đẻ xong hiện tượng trên sẽ hết. Ngoài ra, các bà mẹ tương lai còn dễ bị khô mắt, mờ mắt, làm cho việc sử dụng kính áp tròng trở nên không thuận lợi.

5. Dùng thuốc kháng histamin, huyết áp và thuốc chống trầm cảm

Tất cả các loại thuốc này đều có thể gây khô mắt, làm giảm quá trình sản xuất và thành phần nước mắt, làm cho nước mắt bay hơi nhanh, gây khô và tạo cảm thấy như có sạn, đỏ mắt, thậm chí còn gây hiện tượng dư thừa nước mắt. Phụ nữ dễ bị khô mắt do thay đổi nội tiết tố khi mang thai, uống thuốc tránh thai và liệu pháp hormone. Ngoài ra, nhóm mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh tiểu đường cũng dễ làm áp lực và làm tăng rủi ro suy giảm thị lực.

- Giải pháp: Hãy tư vấn bác sĩ về cách phòng tránh khô mắt, sử dụng nước mắt nhân tạo không giải quyết dứt điểm tình trạng khô mắt. Nếu khô mắt không chữa trị dễ dẫn đến nhiễm trùng và mất thị lực vĩnh viễn.

6. Mắc bệnh tăng nhãn áp

Đây là hiện tượng rất phổ biến, nhất là nhóm người cao niên, tuy nhiên căn bệnh này đang có chiều hướng trẻ hóa bởi do lạm dụng các thiết bị điện tử, ăn uống thiếu khoa học, ít vệ sinh và lười vận động. Bệnh tăng nhãn áp xảy ra khi có sự tích tụ các chất lỏng dư thừa trong mắt, tạo áp lực cho thần kinh thị giác, nơi đảm nhận chức năng mang hình ảnh từ võng mạc đến não. Dây thần kinh này giống như dây cáp điện có chứa rất nhiều dây dẫn nhỏ nhưng khi bị hư hỏng, dễ gây ra những điểm mù ảnh hưởng đến thị lực chung của con người.

- Giải pháp: Một trong những mối nguy lớn nhất của bệnh tăng nhãn áp là có không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, và do thời gian trôi đi, tầm nhìn suy giảm nên người trong cuộc mới nhận ra, đôi khí lại quá muộn. Vì lý do này, mọi người nên đi kiểm tra mắt thường xuyên, trong độ tuổi từ 18 đến 60 nên đi kiểm tra mắt ít nhất hai năm một lần. Sau 60 tuổi nên kiểm tra hàng năm. Glaucoma là căn bệnh hiện tại không thể chữa được, nhưng nếu biết sớm và điều trị, thường là dùng thuốc nhỏ y tế để giảm áp lực sẽ có tác dụng tức thì.

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/6-ly-do-suy-giam-thi-luc-khong-do-tuoi-tac-post176916.html