6 điều cần biết về hệ thống miễn dịch của cơ thể

Hệ thống miễn dịch con người dễ dàng bị tấn công trong mùa thu, mùa của khô hanh và bệnh cúm. Hiểu được sức đề kháng của bản thân sẽ giúp con người chủ động hơn trong việc phòng chống bệnh tật.

Con người sẽ không nghĩ nhiều về hệ thống miễn dịch của mình cho đến khi đổ bệnh. Neil Schachter, chuyên gia về bệnh phổi tại Trường Y học Icahn tại Mount Sinai, thuộc thành phố New York khẳng định: “Khi bị vi khuẩn xấu tấn công là lúc cơ thể cần thiết được hỗ trợ nhiều nhất. Tuy nhiên, ngay cả khi khỏe con người vẫn phải thực hiện nhiều biện pháp như ăn táo, sex…để củng cố hơn nữa sức đề kháng của cơ thể”.

Phụ nữ có khả năng mắc các bệnh tự miễn dịch nhiều hơn đàn ông

Trong số 23,5 triệu người Mỹ đang phải sống với các bệnh tự miễn dịch như: lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến), có hơn ¾ là phụ nữ. Tại sao? Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên các yếu tố thuộc về hormone có thể đóng vai trò nào đó.

“Chúng tôi dựa trên nghiên cứu từ động vật thấy rằng, hormone sinh dục như estrogen là nguyên nhân gây ra vấn đề này” Abby Abelson, bác sỹ chuyên thấp khớp tại bệnh viện Cleveland cho biết.

Đường ruột liên kết với hệ thống miễn dịch

Trên thực tế, khoảng 70% các tế bào tạo nên hệ thống miễn dịch của cơ thể đều nằm trong niêm mạc đường tiêu hóa. Anish Sheth, Giám đốc khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Đại học Princeton khẳng định: “Mọi người thường không nhận ra, nhưng nâng cao sức khỏe đường ruột là một trong những cách loại bỏ độc tố khỏi cơ thể”. Vì vậy, con người cần phải giữ cho cả 2 hệ thống miễn dịch và tiêu hóa khỏe mạnh, sạch sẽ, ăn ít loại thực phẩm chế biến và ăn nhiều loại giàu chất xơ. Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp nuôi dưỡng microbiome khỏe mạnh, thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có ích.

Sex, căng thẳng và giấc ngủ đều tác động đến hệ thống miễn dịch

Sex: Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người hoạt động chuyện phòng the đều đặn 1-2 lần/tuần có nhiều hơn 30% Globulin miễn dịch A, một loại protein giúp chống lại bệnh cảm lạnh, so với những người không sex hoặc có tần suất nhiều hơn.

Căng thẳng: Stress không chỉ gây hại cho tâm trí mà có thể làm suy yếu cơ thể. Theo Time, cuộc nghiên cứu năm 2012 cho thấy, căng thẳng khiến các bệnh nhân lâu khỏi. Thậm chí, khi cơ thể bị căng thẳng kinh niên sẽ kích thích sản xuất cortisol – 1 tác nhân gây hại tới hệ thống miễn dịch.

Giấc ngủ: Ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm có thể khiến cơ thể tăng nguy cơ dễ bị cảm lạnh nhiều hơn gấp 4 lần so với những người ngủ 7 tiếng/đêm. Ngoài ra, ngủ đủ có thể làm tăng tế bào T chống virus xấu ở trong máu.

Miễn dịch có thể là một biện pháp chống ung thư

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, biện pháp điều trị các dạng khối u ác tính như: ung thư hạch, ung thư phổi…chủ yếu bằng biện pháp hóa trị. Đây được cho là bước đột phá lớn có thể cứu sống nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, không giống như hóa trị - phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, hệ thống miễn dịch của cơ thể khai thác các tế bào để tiêu diệt tế bào ung thư.

Padmanee Sharma bác sĩ ung thư tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, Houston giải thích: “Hệ thống miễn dịch của bạn có thể “bật” hoặc “tắt”. Khi “bật”, nó huy động các tế bào nhất định, như tế bào T nhằm tấn công tế bào ung thư xâm nhập gây hại cơ thể. Nhưng khi “tắt”, bản thân cơ thể mất đi khả năng tự tiêu diệt tế bào ung thư”.

Điều này hứa hẹn cho 1,6 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư mỗi năm. Ngoài hóa trị, con người có thể điều trị các bệnh ung thư bằng cách ngăn chặn cơ thể cho phép hệ thống miễn dịch ở chế độ “tắt”, nhằm có nhiều thời gian sản xuất các tế bào chống ung thư.

Buổi sáng tiêm chủng ngừa cúm là tốt nhất

Tiêm chủng ngừa cúm là một trong những cách bảo vệ cơ thể khỏi các virus gây hại. Nhưng thực tế, thời gian lý tưởng để con người tiêm chủng ngừa cúm là vào buổi sáng. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy những người tiêm phòng vào khoảng 09 - 11giờ sáng có nồng độ kháng thể chống lại bệnh cúm cao hơn đáng kể so với những người tiêm chủng vào khoảng thời gian 13-17 giờ chiều.

Xem thêm:

Cẩm nang "bỏ túi" tránh nhiễm cảm cúm khi giao mùa

Mẹo lạ chữa cảm cúm ngày đông

Bia trị bệnh…cảm cúm

Hương Nguyên

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/doi-song-suc-khoe/6-dieu-can-biet-ve-he-thong-mien-dich-cua-co-the