6 bức ảnh nổi tiếng là giả mà ai cũng tưởng thật

Rất nhiều bức ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng Internet và tưởng chừng như rất thật nhưng lại là giả mạo. Trang tin công nghệ Gizmodo vừa công bố thêm 6 bức ảnh như vậy:

1. Bãi biển thời Liên Xô?

Ảnh thật bên phải là ở bãi biễn Copacabana ở Brazil.

Bức ảnh trên được lan truyền cùng với dòng chú thích: “Nhiều hình ảnh thời Liên Xô trông giống như những tấm áp phích của phim khoa học viễn tưởng. Thật không may, nó đúng là phù hợp với phim viễn tưởng vì nó là một bức ảnh giả mạo.

Thực chất đây là hình ảnh của bãi biển Copacabana ở Brazil. Còn tòa nhà xuất hiện bên cạnh bãi biển thực ra là Thư viện Quốc gia Belarus, mở cửa từ năm 2006 và nó chẳng nằm gần bãi biển nào cả. Dưới đây là ảnh thật của thư viện này:

Thư viện Quốc gia Belarus.

2. Những bức ảnh “tự sướng” đầu tiên?

Đây không phải là những bức chụp "tự sướng" đầu tiên.

Đây là những bức ảnh có thực được chụp vào năm 1920 nhưng không phải là những bức chụp “tự sướng” đầu tiên.

Hình bên phải là bức "tự sướng" đầu tiên được chụp từ năm 1839.

Thực tế, chụp “tự sướng” xuất hiện cùng lúc với ngành nhiếp ảnh. Bức “tự sướng” lâu đời nhất là của Robert Cornelius, cũng là người tiên phong trong nhiếp ảnh, tự chụp năm 1839.

3. Sao Hỏa sẽ xuất hiện trên bầu trời với kích thước gần bằng Mặt trăng vào ngày 27/8

Không thể có hiện tượng này.

Vào đêm nay 27/8, sao Hỏa sẽ xuất hiện trên bầu trời với kích cỡ gần bằng Mặt trăng? Không thể có điều đó xảy ra. Trò lừa bịp này lan tràn trong thời gian gần đây với thông tin rằng không ai còn sống đến ngày hôm nay từng được chứng kiến hiện tượng này và phải vài trăm nữa nó mới tái xuất hiện. Đây là một trò nhảm nhí, hãy bỏ qua nếu đọc được thông tin như vậy trên Facebook.

4. Cảnh ách tắc giao thông tại New York năm 1909?

Thực chất đây là cảnh ở Chicago chứ không phải ở New York. Hình bên phải là một tấm bưu thiếp ghi rõ ở Chicago.

Hình ảnh này được lan truyền trên các phương tiện xã hội với chú thích là hình ảnh ách tắc giao thông ở New York năm 1909. Nhưng thực chất đây là ở Chicago. Cụ thể là ở giao lộ Dearborn và Randolph.

5. Một thành viên của KKK đang được đội ngũ y tế toàn người da đen điều trị?

KKK (Ku Klux Klan) là tên của một hội có chủ trương đề cao thuyết Người da trắng thượng đẳng ở Mỹ.

Đây chỉ là cảnh dàn dựng.

Đây chỉ là hình ảnh được dàn dựng cho một chiến dịch quảng bá trên tạp chí nhằm khôi phục lòng tin nhân loại.

Dù hình ảnh trên không có thực nhưng lịch sử cho thấy có nhiều trường hợp được cứu và bảo vệ bởi những người mà họ ghét. Bức ảnh dưới đây mới là thực. Trong đó chụp cảnh diễn ra vào năm 1996, Keshia Thomas, một người phụ nữ da đen đã cố bảo vệ một người da trắng bị đánh đập. Cô đã dùng cơ thể của mình làm lá chắn để bảo vệ một người bị nghi ngờ là cảm tình viên KKK tại một cuộc biểu tình tại Ann Arbor, Michigan.

Đây là một bức ảnh thực tế cho thấy một người da đen đang cố bảo vệ một thành viên KKK, hội phân biệt đối xử với người da đen.

6. Bức ảnh chụp siêu Mặt trăng?

Không thể có siêu Mặt trăng như thế này.

Hình ảnh trên không có thật, nó là sản phẩm của photoshop rất nặng. Siêu Mặt trăng thực cũng không thế ấn tượng được như vậy. Hiện tượng siêu Mặt trăng xảy ra khi Mặt trăng gần Trái đất hơn 6% so với khoảng cách trung bình. Hiện tượng này đã xảy ra 3 lần trong năm nay và không thể được như trong bức ảnh trên.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/6-buc-anh-noi-tieng-la-gia-ma-ai-cung-tuong-that-post142355.info