5 vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 1- 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn dưới 3 tháng tuổi, bất kỳ biểu hiện bất thường nào của trẻ cũng có thể khiến bố mẹ đứng ngồi không yên. Tuy nhiên chỉ cần hiểu được nguyên nhân, bố mẹ sẽ thở phào nhẹ nhõm vì cách xử lý các biểu hiện này lại hết sức đơn giản.

Trẻ hay vặn, gồng người

Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi thường có biểu hiện vặn vẹo, gồng mình và đỏ mặt. Nếu trẻ có những biểu hiện này nhưng không quấy khóc, khó chịu, vẫn bú sữa mẹ và lên cân thì bố mẹ không cần lo lắng.

Ảnh minh họa

Trường hợp trẻ thường xuyên vặn mình và đi lèm với các dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ nên để tâm:

- Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, cả ngày trẻ chỉ ngủ được vài tiếng.

- Trẻ hay thức giấc vào ban đêm, hay giật mình, người đổ nhiều mồ hôi, hay trớ, rụng tóc, chậm lên cân trong 3 tháng đầu (tăng dưới 800gram/tháng).

Những dấu hiệu này cho biết, có thể trẻ đang bị thiếu vitamin D, do đó bố mẹ cần bổ sung vitamin D cho trẻ.

Trẻ khó ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ thường có giấc ngủ ngắn và không sâu. Thông thường, trẻ có thể ngủ ít, song vẫn bú sữa mẹ và lên cân bình thường.

Trong 3 tháng đầu, thời gian ngủ cần thiết của trẻ sẽ là từ 14 - 15 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, sẽ có đến 50% số trẻ không ngủ đủ giấc, khó ngủ kèm theo hay quấy khóc, giật mình tỉnh giấc vào ban đêm. Tình trạng này sẽ trở nên đáng lo nếu trẻ có thêm biểu hiện lăn lộn, trăn trở khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc.

Nguyên nhân: Trẻ thiếu vitamin D.

Trẻ hay quấy khóc

Trẻ sơ sinh có hệ thần kinh chưa ổn định nên rất dễ giật mình, hoảng sợ. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ thể hiện các nhu cầu như đói, khát… Dù con khóc lóc dữ dội, cáu gắt, đỏ mặt khiến mẹ cuống quýt nhưng thực ra khóc không gây ảnh hưởng gì đến bé cả.

Ảnh minh họa

Ở những giai đoạn đầu của cuộc đời, khóc còn là một vận động giúp trẻ rèn luyện hô hấp nữa. Khóc giúp trẻ tăng cường các cơ giúp hỗ trợ hô hấp, đồng thời còn giúp cho phổi được mở rộng.

Xem thêm: Cách chăm trẻ sơ sinh để con đẹp dáng, sáng da, hài hòa đường nét

Bên cạnh đó, việc giẫy đạp tay chân khi khóc cũng là một cách vận động giúp trẻ tăng nhiệt độ cơ thể, và tự bản thân điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình.

Một hành động thường thấy ở các mẹ là bế ẵm trẻ khi trẻ khóc. Điều này vô tình cản trở những hoạt động nói trên ở trẻ. Việc này cũng gây nên thói quen trẻ cần bế, ôm ấp mới ngủ được, gây cực nhọc hơn cho mẹ.

Ngoài ra, trẻ hay quấy khóc là do bỉm ướt gây khó chịu, quần áo bị dầy, thô ráp gây đau, ngứa.

Nấc cụt liên tục

Ảnh minh họa

Biểu hiện nấc cụt ở trẻ là vô hại, sẽ mất khi trẻ lớn lên nên các mẹ không cần quá lo lắng. Các bác sĩ chuyên khoa chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của việc trẻ nấc cụt liên tục. Một số người cho rằng do việc truyền xung thần kinh chưa ổn định giữa não và cơ hoành - cơ bụng giúp việc hô hấp.

Nếu trẻ nấc cục liên tục kèm theo nôn trớ, hay giật mình, trằn trọc khó ngủ, đổ nhiều mồ hôi, chậm lên cân... thì đến hơn 90% là do trẻ thiếu vitamin D.

Da bị rôm sảy - lác sữa

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy là chuyện rất bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các hormone của mẹ vẫn còn trong cơ thể trẻ sơ sinh nên một số bé nổi mụn trong khoảng 2 tuần đến 3 tháng tuổi đầu đời.

Khi bé bị rôm sảy, bạn chỉ cần nhẹ nhàng da mặt sạch cho trẻ bằng nước ấm có pha vài giọt lactacid (dùng khăn mềm nhúng nước và lau nhẹ nhàng cho con ngày 2-3 lần)

Trẻ trong năm đầu rất hay bị lác sữa, khi lớn dần sẽ tự động hết hẳn. Vì làn da trẻ sơ sinh rất mỏng và yếu nên bạn cần hạn chế da tiếp xúc với các loại thuốc.

Trẻ bị lác sữa chỉ nên mua kem, sữa, hay dầu dưỡng ẩm để thoa cho con ngay 2 lần để giúp giữ ẩm và làm mềm da cho con.

TH

Nguồn SKCĐ: http://suckhoe.com.vn/me-va-be/5-van-de-thuong-gap-o-tre-so-sinh-tu-1-3-thang-tuoi-71286